Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Đắk Nông: Xót xa bữa cơm trưa với muối ớt của nhiều học trò Đắk R’Măng Đắk Nông: Xót xa bữa cơm trưa với muối ớt của nhiều học trò Đắk R’Măng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Những bữa trưa đạm bạc chỉ có cơm trắng, rau rừng với túi muối ớt được giã nát. Nhưng đối với những học sinh này, bữa trưa ăn chỉ để no vì chúng đã quá quen với sự thiếu thốn đó.

 Đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ để tới trường

Hơn 4 năm nay, cứ tầm 5g sáng, Vàng Thị Phường Lam (học sinh lớp 5, trú cụm 4, thôn 6) lại thức dậy để bắt đầu hành trình hơn 10 km đi bộ tới Trường Tiểu học La Văn Cầu (xã Đắk R’Măng, huyện Đắk G’Long, Đắk Nông). Năm học này, em gái Lam là Vàng Thị Huống đã vào lớp 1, Lam có thêm nhiệm vụ dẫn em đi học và chăm sóc em buổi trưa.

Sau khi vệ sinh cá nhân, chuẩn bị sách vở, túi cơm, 2 chị em Lam hòa cùng những đứa trẻ khác đi bộ đến trường. Lam học buổi sáng, còn Huống ngồi trong sân trường chờ đến chiều mới vào học. Đến trưa, Lam học xong, ăn cơm cùng em rồi ngồi ở ngoài đợi em tan trường để cùng về nhà.

Hai chị em Lam là trong số những đứa trẻ phải ăn cơm trưa tại trường vì nhà quá xa
Hai chị em Lam là trong số những đứa trẻ phải ăn cơm trưa tại trường vì nhà quá xa

Không chỉ chị em Lam, rất nhiều đứa trẻ ở các cụm 16, 17 (thôn 7) và cụm 4, 5 (thôn 6) ngày ngày cũng phải đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ để đến trường. Có những hôm học cả ngày, hầu hết các em ở lại trường buổi trưa cho kịp giờ học buổi chiều. Các em phải mang theo cơm đùm cơm gói để ăn trưa. Những bữa cơm ăn bạc chỉ có cơm, một ít muối trắng giã cùng ớt, vài cọng rau và mấy quả cà pháo đã ngả màu đen hoặc một viên đường mía.

Số em có rau rừng, muối ớt để ăn cơm rất ít, phần lớn các em ăn cơm trắng không
Số em có rau rừng, muối ớt để ăn cơm rất ít, phần lớn các em ăn cơm trắng không

11 giờ kém, tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi học, Vàng A Lùng (học sinh lớp 5, trú thôn 7) cất hết sách vở vào ngăn bàn rồi chạy vội sang lớp em gái Vàng Thị Sung. Sung mới vào học lớp 2 nên được ra sớm, em cầm sẵn hộp cơm và chai nước chờ anh trai dẫn đi ăn. Hôm nay có thêm một bạn cùng lớp Sung đi cùng nên Lùng đưa hai em ra một chỗ vắng ngồi ăn.

Phải nhờ một giáo viên trong trường thuyết phục, anh em Lùng mới mở lời nói chuyện với chúng tôi. Lùng cho biết, nhà xa nên sáng đi học phải mang theo cơm để ăn. Hộp cơm này được chị gái của Lùng dậy sớm chuẩn bị cho hai anh em ăn trưa.

Bữa cơm của hai đứa trẻ chỉ có rau, còn cơm được trộn sẵn với muối ớt. Mỗi miếng cơm, hai anh em chỉ dám bốc một miếng rau nhỏ bỏ vào miệng. Do buổi sáng nhịn đói đi học, lại phải đi một quãng đường dài nên cả hai anh em Lùng ăn bữa cơm trưa đạm bạc một cách ngon lành.

Bữa cơm trưa được đựng trong túi ni lông, vỏ mì tôm
Bữa cơm trưa được đựng trong túi ni lông, vỏ mì tôm

Cạnh đó, Cự A Thành (học sinh lớp 3, trú cụm 2, thôn 5) ngồi thu mình vào một góc tường, ăn vội ăn vàng nắm cơm để ra sân chơi với các bạn. Không có cặp lồng đựng cơm như nhiều bạn khác, mỗi sáng Phương gói cơm vào một túi ni lông rồi cất vào cặp, đến trưa thì mang ra ăn.

Do cơm nóng được gói trong túi từ sáng, đến trưa thì đã nhuộm màu đỏ
Do cơm nóng được gói trong túi từ sáng, đến trưa thì đã nhuộm màu đỏ

Cốt là no bụng

Cô Vũ Thị Hồng Thơm tâm sự: “Phần đa các học sinh ăn trưa tại trường là do nhà xa, bố mẹ đi vắng . Những phần cơm được trộn với muối ớt, bởi muối và ớt có sẵn trong nhà. Nhiều khi các em ăn một miếng, lại phải uống một ngụm nước vì quá cay. Tuy gọi là rau xào nhưng đó chỉ là rau rừng, được xào với muối chứ không có dầu mỡ gì. Phần lớn các em ăn hết cơm là do vị cay của ớt, cốt là no bụng”.

Ngồi cùng nhóm bạn, Giàng Seo Chua ( học sinh lớp 5, trú thôn 7) cũng đang cố gắng ăn hết bữa trưa của mình. Phần cơm nguội ngắt ăn kèm với món rau đắng khiến cậu bé nhiều lần nghẹn chảy nước mắt. Do cơm nóng được gói trong túi ni lông từ sáng, đến trưa thì đã nhuộm màu đỏ và đóng cục, thế nên ăn được vài miếng cơm, cậu bé đành bỏ giở vì không thể nuốt nổi.

Bữa cơm với muối ớt…
Bữa cơm với muối ớt…

 

… và món rau xào mặn đắng không phải là bữa ăn ngon mà chỉ để no bụng
… và món rau xào mặn đắng không phải là bữa ăn ngon mà chỉ để no bụng

Không chỉ có Chua, nhiều đứa trẻ khác đã quá quen với những bữa ăn thiếu thốn như vậy. Số em ăn cơm với muối, rau rừng chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại chỉ có cơm trắng. Bữa cơm hoặc là cay, hoặc là mặn đắng nên nhiều em bỏ bữa để đi chơi với bạn bè, số ít em còn lại thì chờ bạn ăn xong, xin thức ăn từ các bạn.

Số còn lại ăn cơm với một viên đường mía
Số còn lại ăn cơm với một viên đường mía

5 năm nhà trường vẫn chưa có điện

Thầy Hà Hữu Phong, hiệu trưởng Trường Tiểu học La Văn Cầu trăn trở: “Phần lớn các em “bán trú” ở đây đều do nhà xa và hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em học buổi chiều nhưng phải đi học từ 10g sáng, nên cũng phải mang cơm theo. Toàn thể ban giám hiệu và các thầy cô giáo cũng rất xót xa trước cuộc sống cơ cực của các em nên đang tính đến phương án xin địa phương xây bếp ăn bán trú.

Tuy nhiên, dù đã đi vào hoạt động từ 5 năm nay nhưng nhà trường vẫn chưa có điện, chưa có nước sạch và cũng chưa biết đến bao giờ mới triển khai mô hình bán trú cho các em”.

Do buổi sáng nhịn đói đi học, lại phải đi một quãng đường dài nên nhiều em ăn cơm rất ngon lành.
Do buổi sáng nhịn đói đi học, lại phải đi một quãng đường dài nên nhiều em ăn cơm rất ngon lành.

Được biết, Đắk R’Măng là một xã nghèo của tỉnh Đắk Nông, phần lớn dân cư ở đây là đồng bào Mông di cư vào, sống rải rác thành nhiều cụm. Trường Tiểu học La Văn Cầu năm học này có hơn 700 học sinh, trong đó khoảng 97% là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số.

Dương Phong


  Các Tin khác
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
  + Bắt Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Kạn vì liên quan đến ma túy (07/10/2024)
  + Nghệ sĩ Nhân dân có nhan sắc "vạn người mê", 17 tuổi đã giành giải Nhất tại liên hoan âm nhạc quốc tế (07/10/2024)
  + Đề nghị truy tố 17 người trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu" (02/10/2024)
  + Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu Bí thư Tỉnh ủy (02/10/2024)
  + Kẹt xe nghiêm trọng gần Khu du lịch Đại Nam của CEO Nguyễn Phương Hằng khi khu du lịch này mở cửa miễn phí (29/09/2024)
  + Thông tin mới nhất vụ sạt lở ở Hà Giang, đã có 4 người chết, mất tích, 7 nhà sập đổ hoàn toàn (29/09/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65137607

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July