Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Sông Kiến Giang và những đòi hỏi chính đáng Sông Kiến Giang và những đòi hỏi chính đáng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Chiếc rớ quay nhô dần lên từ mặt nước và những con cá hốt hoảng nhảy loi choi, từng giọt nước long tong rơi xuống tạo nên những vòng tròn trên mặt sông... là hình ảnh thanh bình mà sống động và gợi nhớ trên dòng Kiến Giang trong mỗi ban mai khi sương sớm còn đọng trên cành cây ven bờ. Nhưng để nó còn mãi với thời gian cần phải có cách ứng xử phù hợp từ hôm nay trên dòng sông này...

Bờ kè trở thành “khán đài” vô tận trong các dịp lễ hội trên sông. 
Bờ kè trở thành “khán đài” vô tận trong các dịp lễ hội trên sông.
 

Những âm thanh, hình ảnh sống động ấy lại như níu kéo mọi người ngược dòng thời gian. Tiếng lòng coòng rộn rã, tiếng kẽo kẹt của rớ bà trên dòng sông mờ sương mai là bóng dáng của một thời đã xa nhưng hãy còn in đậm trong ký ức tuổi thơ bao thế hệ sinh ra và lớn lên bên dòng sông này.

Những ngày xưa yêu dấu

Những năm sáu mươi của thế kỷ trước, trên sông Kiến Giang của huyện Lệ Thủy có nhiều cách đánh bắt cá rất... lạ. Trong đó có những chiếc thuyền nhỏ được giăng lưới vươn ra ngoài mạn thuyền. Có hai vợ chồng, ông chèo thuyền nhún nhẩy tạo sóng nước, bà dùng hai cái thanh gỗ hoặc tre gõ đều vào mạn thuyền tạo ra âm thanh lúc dặt lúc thưa, lúc dồn dập. Âm thanh đó sẽ làm cho đàn cá hoảng loạn và nhảy đại lên khỏi mặt nước, một số không ít trong chúng sẽ nằm gọn trong những mảnh lưới đã giăng sẵn. Bởi vậy, người ta gọi những chiếc thuyền này là thuyền... lòng coòng. Có lẽ đây là loại hình đánh bắt cá trên dòng Kiến Giang vào loại thô sơ nhất mà tôi biết. Hiển nhiên, đến nay nó đã không tồn tại vì nhiều lý do, nhưng có lẽ cá ngày càng ít, không còn dày đặc như trước để có thể xô đẩy nhau nhảy nhầm vào lưới?

Một hình ảnh xa cũ nữa là những chiếc rớ bà. Có lẽ ít người biết đến, nhất là thế hệ trẻ vì nó “tuyệt diệt” cách đây nhiều thập kỷ. Đối diện với làng tôi qua dòng Kiến Giang là làng chài Phú Bình, xã Phong Thủy. Làng ở ngay mép sông và hầu như không có ruộng đất để canh tác. Người dân trong làng sở hữu những chiếc thuyền lớn lắm. Nói lớn lắm vì làng tôi thuần nông chỉ có thuyền nhỏ, chở dăm bảy tạ lúa. Còn những chiếc thuyền ấy chở cả gia đình với mọi thứ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày, xuôi ngược trên sông. Trên thuyền có những đứa trẻ trạc tuổi tôi, tóc vàng hoe, da đen nhẻm. Phía trước mũi thuyền là một chiếc rớ rất lớn với bộ gọng “khủng”. Mỗi khi cất rớ, có hai người chạy từ phía trước mũi ra phía sau dùng lực đòn bẩy để cất rớ lên. Người ta dùng cái gầu dài để hắt cá trong lưới vào gầu. Chúng tôi gọi đấy là rớ bà. Cách gọi này có lẽ là sự so sánh với những chiếc rớ cất lên hạ xuống bằng tay, nhỏ bé hơn nhiều lần. Một gia đình hầu như chỉ sống dựa vào chiếc rớ bà này, từ việc đánh bắt cá trên sông. Dòng Kiến Giang với hiện diện của những chiếc rớ bà có lẽ là một phần của dòng sông những năm trước chiến tranh.

Khi chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ lan rộng trên miền Bắc, Quảng Bình thành chiến trường khói lửa, thì những chiếc thuyền gắn rớ bà cũng biến mất. Tàu, thuyền là mục tiêu của máy bay Mỹ vì chúng được coi là phương tiện vận tải phục vụ cuộc chiến tranh chống Mỹ... Chính xác là các rớ bà trên các con thuyền ấy biến mất, còn những chiếc thuyền đã được biên chế vào đoàn thuyền vận tải phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mà cụ thể là họ vận tải gạo từ các bến cảng ở Đồng Hới về kho gạo ở Lòi Đẻ ( xã Mai Thủy) và từ đây chuyên chở đi các địa điểm khác. Làng tôi có mấy người tham gia trong đoàn quân ấy, có một chị đã anh dũng hy sinh, được công nhận là liệt sỹ. Sau chiến tranh, làng Phú Bình cũng không còn ở chỗ cũ nữa.

Sống động hôm nay

Bây giờ trên dòng Kiến Giang có những chiếc rớ quay. Rớ quay có gốc tích từ miệt dưới, được đưa lên đây vào những năm đầu thế kỷ mới. Lúc đầu, rớ quay còn “thô sơ”, bộ gọng còn mỏng mảnh và quay bằng tay. Nay nó được “hiện đại hóa”, người ta dùng mô tơ để quay rớ và bộ gọng rớ cũng hoành tráng hơn. Anh Lê Văn Khương, một chủ rớ quay ở thôn Phan Xá, xã Xuân Thủy cho biết, phải chi ra gần 30 triệu đồng để sắm bộ rớ quay. Riêng bộ gọng phải vào tận Sen Thủy mới chọn được những cây phi lau dài mà cân, tức là gốc và ngọn thon nhỏ. Anh Khương giải thích thêm, trong đó họ trồng cây dày mới có được cây thẳng mà vót (cây cao mà gốc không quá to). Lưới được mua từ Bảo Ninh, mô tơ thì mua ở các xưởng cơ khí trong khu vực... Phải chi một khoản lớn như vậy  khi nào thì thu hồi lại vốn? Theo anh Khương, mỗi đêm quay rớ bán được hai trăm đến ba trăm nghìn đồng tiền cá. Ban ngày tùy thuộc công việc, rảnh thì “quay”, bận thì thôi. Xem ra rớ quay là phương tiện làm thêm và có vẻ khá “văn nghệ” trong cuộc sống của người dân ven dòng Kiến Giang mà thu nhập cũng khấm khá. Cá rớ quay sạch sẽ, tươi ngon nên khách mua rất ưa chuộng, mà phần lớn là bà con trong xóm... Nhưng khi lũ về? Anh Khương cho biết, rớ không chịu được sức chảy của nước lũ nên khi có lũ, lúc nhiều cá nhất cũng đành kéo rớ lên.

Ngược dòng Kiến Giang, tôi nhẩm đếm có chừng hơn chục cái rớ quay đoạn qua trung tâm thị trấn đang ngày đêm khuấy động mặt sông. Sự hiện diện ngày càng nhiều lên của những chiếc rớ quay như minh chứng cho sự dồi dào cá tôm và  môi trường an lành của dòng sông. 

 

Và những đòi hỏi chính đáng

Nhưng vẫn còn đó bao hiểm họa đối với dòng sông ở phía trước. Lưu vực dòng Kiến Giang ẩn chứa bao sự tiềm tàng về tài nguyên thiên nhiên, đó là diện tích rừng trồng rất lớn đang cần có những cơ sở chế biến gỗ; là khoáng sản, là thủy điện, địa nhiệt điện... cũng cần được đầu tư. Đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội đầu tư ở vùng đất nhiều tiềm năng này. Đó là những dấu hiệu đáng mừng của phát triển.  Nhưng cũng phải biết rằng, sông Kiến Giang bắt nguồn từ núi rừng Trường Sơn và cũng chỉ hơn chục cây số là dòng chảy đến được vùng giữa của thị trấn Kiến Giang. Nếu phía thượng nguồn bị ô nhiễm thì ngay lập tức vùng giữa, nơi đẹp nhất của dòng Kiến Giang sẽ lãnh đủ. Nếu đầu tư phát triển công nghiệp ở thượng nguồn một cách cẩu thả thì ô nhiễm môi trường cho hạ du là điều khó tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là hãy chọn giải pháp nào cho phát triển mà dòng Kiến Giang vẫn trong, vẫn mát. Đó là trách nhiệm của chính quyền các cấp cho hôm nay và cả mai sau. 

Bên cạnh đó, những áp lực “gần gũi” về môi trường đối với dòng sông cũng đang hiện hữu và nếu không có giải pháp căn cơ thì dễ trở thành nguy cơ. Đó là nạn vứt rác bừa bãi xuống sông, là nước thải từ các vùng dân cư, là nạn kích điện...

Dòng Kiến Giang không chỉ cần được trong lành mà nó đang đòi hỏi được đẹp hơn. Nó xứng đáng được như thế khi trọng trách của dòng sông đang ngày càng  “nặng lên”. Dòng sông là niềm tự hào của hàng vạn cư dân đôi bờ, dòng sông của lễ hội đua bơi truyền thống hiếm có ở miền Trung, là nét vẽ điểm tô cho thị xã trong tương lai mềm mại hơn... Hiện tại bờ sông Kiến Giang đã có nhiều đoạn được xây kè khá vững chãi. Và trong tương lai gần phải tiếp tục kéo dài những bờ kè như vậy. Chỉ có điều như nhiều người đánh giá, xây kè thuần túy chống xói lở, mà chưa chú trọng đến tính thẩm mỹ. Đành rằng hai khái niệm này có khoảng cách không nhỏ, nhưng cái đích của nó lại rất gần nhau, đó là phục vụ tốt hơn cho con người.

Trên bờ kè kiên cố kia nên chăng trồng thêm cây tỏa bóng xuống sông sẽ làm “mềm” đi cái trơ trụi của bê tông. Việc trồng cây cũng nên tính toán, cân nhắc, trồng cây gì cho phù hợp, cây gì là đặc trưng cho dòng sông muôn đời nay... Rồi cần có tuyến đường đi bộ ven sông nữa, cuộc sống đang đòi hỏi như vậy... Có rất nhiều việc phải làm, phải thay đổi để dòng sông đẹp hơn, vùng quê “đáng sống” hơn. Đừng để mai này phải hối tiếc vì “thiếu tầm nhìn” hoặc là một chút cẩu thả từ hôm nay... Có lẽ tất cả còn chưa muộn!

Dòng Kiến Giang vẫn mải miết xuôi ra biển. Đôi bờ vẫn là cuộc sống hối hả của hàng vạn con người theo dòng thời gian không ngừng nghỉ. Nhưng “hồn cốt” của dòng sông lại luôn lắng đọng lại trong tâm khảm bao thế hệ sinh ra, lớn lên và cả những du khách đã từng đến bên dòng sông này.

 

đăng bởi: b.a.o.q.u.a.n.g.b.i.n.h...v.n.

Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2028884#ixzz53ce8rHKZ 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66006942

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July