Trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh chuyên đề ''''Việt Nam - Độc lập, tự cường'''' Trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh chuyên đề ''''Việt Nam - Độc lập, tự cường'''' , Người xứ Nghệ Kiev
(HNMO) - Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020); thiết thực chào mừng thành công đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 30-8, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khai mạc trưng bày chuyên đề cấp quốc gia: "Việt Nam - Độc lập, tự cường" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19, Ngọc Hà, Ba Đình).
Tới dự có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trưng bày chuyên đề "Việt Nam - Độc lập, tự cường" giới thiệu đến công chúng hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu phản ánh ý chí quyết tâm, quá trình phấn đấu, hy sinh gian khổ của cả dân tộc để giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước giàu đẹp.
Trưng bày được tổ chức thành 5 phần nội dung.
Phần 1 - "Đường tới độc lập, tự do", điểm lại những dấu mốc lịch sử quan trọng của cách mạng Việt Nam từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858 đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Phần 2 - "Kháng chiến kiến quốc" (1945-1954) thể hiện giai đoạn vô cùng khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, những đối sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết nạn đói, chống thù trong giặc ngoài, từng bước đưa đất nước ta ra khỏi vòng hiểm nguy, giữ vững quyền tự do, độc lập, giành nhiều thắng lợi vẻ vang, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" năm 1954.
Phần 3 - "Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khói lửa chiến tranh" (1954-1975) phản ánh giai đoạn sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Tại miền Bắc, nhân dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu để khôi phục kinh tế - xã hội, hoàn thành vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Ở miền Nam, nhân dân lần lượt đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang, từng bước tiến tới Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.