Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 18/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về học “lễ” và học “văn” Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về học “lễ” và học “văn” , Người xứ Nghệ Kiev
 

TGVN. Cái vốn gốc của đạo làm người thì trẻ đã thừa hưởng của xã hội và nhất là gia đình trước khi đi học và trong khi đi học, ảnh hưởng tốt xấu của gia đình và xã hội rất lớn.

nha van hoa huu ngoc ban ve hoc le va hoc van Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Mỗi ngày 1, 2 đô-la
nha van hoa huu ngoc ban ve hoc le va hoc van Nhà văn hóa Hữu Ngọc bàn về một hiện tượng xã hội học: Chúa trời và bóng đá

Nếu tôi nhớ không nhầm thì vào những năm 1980, nhà giáo dục Nguyễn Lân bị “đấu tố” vì nêu khẩu hiệu cũ Tiên học lễ, hậu học văn.

Nhưng qua thời gian, khẩu hiệu ấy được chấp nhận, nhiều trường trưng lên ngay ngoài cổng. Năm ngoái, cô giáo hiệu trưởng một trường PTTH ở Kiến An đã biên soạn cuốn Tập bài đạo đức để giải thích chữ lễ trong câu Tiên học lễ...

Cho lễ nghĩa là đạo đức. Ý đồ của cô thì tốt, nhưng trình độ hiểu biết còn non, chất lượng sách kém nên bị thu hồi. Hai sự việc trên xảy ra cách nhau ba chục năm. Điều này chứng tỏ lễ và văn vẫn là vấn đề thời sự của giáo dục. Trước khi phê phán hay tán thành Tiên học lễ, hậu học văn, có lẽ nên tìm hiểu thêm lễ là gì, văn là gì? Ý nghĩa câu đó áp dụng vào hoàn cảnh xã hội của từng thời kỳ lịch sử có thể khác nhau.

Ý nghĩa cổ điển của lễ văn:

Lễ là một khái niệm cơ bản của Khổng học và có một cơ sở lý luận phức tạp. Nghĩa gốc của lễ là hình thức cúng tế, cầu thần ban phúc, nghĩa rộng là những quy tắc cho đời sống chung trong một cộng đồng xã hội (như cưới xin, ma chay, thăm hỏi, quan hệ chính quyền, làng xóm, gia đình, họ hàng...), lối cư xử hàng ngày (lời nói, cử chỉ, thái độ) trong các mối quan hệ ấy. Theo Nho giáo, lễ để thể hiện trật tự của trời đất. Trời đất và xã hội có trên có dưới, cần có lễ để phân biệt tôn ti trật tự. Lễ nhằm ngăn cản những cá nhân có hành vi và tình cảm không thích đáng với vị trí của mình (cha mẹ ra cha mẹ, con cái ra con cái, thầy ra thầy, trò ra trò...). Nhà toán học và Việt Nam học Hoàng Xuân Hãn nhấn mạnh: “Lễ là một từ thường bị dịch sai (ngoài nghĩa cúng tế, nghi lễ), lễ chỉ sự ứng xử với nhau một cách phù hợp với những quy tắc về nề nếp thanh lịch, lễ tiết” (Toàn tập La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn). Như vậy, lễ là ứng xử, thái độ bên ngoài để thể hiện cái bên trong, là nội hàm của chữ văn. Cô giáo ở Kiến An hiểu lễ là đạo đức, đã nhầm cái bên ngoài với cái bên trong.

Vậy khái niệm văn là gì?

Chữ văn có nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu khái quát là đạo trời, đạo Khổng (thể hiện trong Tứ thư và Ngũ kinh). Từ điển Dictionnaire Annamite Chinois Francais của linh mục G.Hue cho là có trường hợp văn đồng nghĩa với văn hóa, văn hiến, văn minh (mà của Trung Quốc là đạo Khổng).

Tóm lại, câu Tiên học lễ, hậu học văn nghĩa gốc là phải ứng xử lễ phép đối với thầy trước đã, trước khi học chữ để tiếp thu đạo thánh hiền (văn).

Những nhà lý học đời Tống đã thần thánh hóa đạo Khổng khiến cho quan hệ thầy trò trở nên thiêng liêng (trong tam cương: quân, sư, phụ). Chữ lễ đối với thầy gần mang tính tôn giáo.

Tiên học lễ, hậu học văn gia nhập Việt Nam:

Ý nghĩa đơn giản câu này trong dân gian là: đi học thì phải trọng thầy, nhưng ứng xử thể hiện chữ lễ như thế nào lại thay đổi tùy từng thời kỳ.

Thời phong kiến, qua thư tịch Hán Nôm, ta thấy quan hệ thầy trò gần với “tôn sư trọng đạo” của Tống Nho. Chu Văn An được thờ ở Văn Miếu. Có thể, cũng như mọi giáo điều Khổng học khi nhập vào ta, quan hệ sư đệ được dân gian hóa và gần gũi với nhau hơn ở Trung Quốc (vai trò thầy đồ trong làng xã), ít câu nệ hơn về lễ độ. Thời Pháp thuộc, trước khi bỏ chữ Nho, tinh thần đó vẫn tồn tại. Ngay cả vào những năm 1920, năm lên 6 tuổi, tôi còn đi học chữ Nho, thầy đồ ở phố Hàng Quạt Hà Nội, “tiên học lễ…” - cha mẹ tôi phải làm lễ xôi gà để tôi “nhập môn”. Khi thôi học chữ Hán, tôi theo học hệ thống Pháp-Việt: sáu năm tiểu học, bảy năm trường Bưởi, một năm đại học Luật. Càng lên các lớp cao, từ Cao đẳng tiểu học, lớp không chỉ có một thầy như thời Nho học, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn, nhưng học sinh lớn đã có thái độ phê phán thầy dạy về khả năng, về đạo đức, điều trước kia là tối kỵ!

Mấy năm trước Cách mạng tháng Tám, tôi đi dạy trung học ở Vinh (trường Lễ Văn) và ở Huế thì thấy tình thầy trò ở miền Trung còn sâu đậm lắm. Cho đến nay, có học sinh cũ ở Vinh, là bác sĩ về hưu, trên 80 tuổi, tuy chỉ kém tuổi tôi chút ít, vẫn nhất định gọi tôi là thầy. Tết nào cũng đến chúc Tết thầy, biếu tặng giò thủy tiên. Năm nào các học sinh cũ cũng tổ chức họp lớp rồi đến chào thầy. Cách mạng tháng Tám đã dân chủ hóa quan hệ thầy trò. Trước khi vào bộ đội năm 1950, tôi dạy ở Nam Định và Yên Mô, học sinh cấp 3 gọi thầy là “anh, chị”, học sinh rất gần tôi, coi như anh cả. Quan hệ thân mật khác thời trước.

Năm 1950 có tổng động viên. Các trò tòng quân đến 9/10 người, còn tôi thì lên Chiến khu Việt Bắc. Một số học sinh vào Nam, đa số đi kháng chiến ở Việt Bắc, dù ở Nam hay Bắc, họ đều trở thành cán bộ quân sự và dân sự xuất sắc. Sau chiến tranh, các cựu học sinh tuổi ngũ tuần đã lập hội ở trong và ngoài nước (nhất là ở Mỹ), vượt qua hàng rào ý thức hệ, họ giao lưu với các thầy cũ.

Nôm na có thể hiểu là học ứng xử lễ nghĩa trước khi học chữ.

Cái vốn gốc của đạo làm người thì trẻ đã thừa hưởng của xã hội và nhất là gia đình trước khi đi học và trong khi đi học, ảnh hưởng tốt xấu của gia đình và xã hội rất lớn.

Vì vậy, quy tội đạo đức và xã hội xuống cấp do giáo dục nhà trường chỉ đúng một phần. Giáo dục chỉ có thể tốt được khi chính thể tạo ra một xã hội tốt, môi trường gia đình tốt! Nếu phô trương khẩu hiệu Tiên học lễ... ở cổng trường mà cái gốc không tương ứng thì chỉ là khẩu hiệu suông. Thì ra khẩu hiệu ấy không chỉ cần cho học trò mà cần cho cả các thầy cô!

nha van hoa huu ngoc ban ve hoc le va hoc van

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Bảo vật của chùa Hồng Phúc

TGVN. Bảo vật đặc biệt của chùa Hồng Phúc là một bức tượng, có lẽ ở Việt Nam không chùa nào có. Đó là tượng một ...

nha van hoa huu ngoc ban ve hoc le va hoc van

Nhà văn Hữu Ngọc: Việt Nam và Khối Pháp ngữ

TGVN. Việt Nam có truyền thống văn hóa Pháp, việc Việt Nam gia nhập Khối Pháp ngữ còn có những lợi ích cụ thể về ...

nha van hoa huu ngoc ban ve hoc le va hoc van

Nhà văn Hữu Ngọc: Học tiếng Tây để đánh Tây

TGVN. Từ lúc người An Nam buộc phải học tiếng Tây đến khi trí thức được Tây đào tạo lại đánh Tây, cuộc hành trình ...


Theo Thế giới & Việt Nam



  Các Tin khác
  + Công ty của tỉ phú Phạm Nhật Vượng chính thức đăng ký đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam (14/05/2025)
  + Hai cựu Bí thư Phú Thọ giúp Hậu “Pháo” thông thầu tại khu di tích Đền Hùng như thế nào? (03/05/2025)
  + TAND huyện Đức Hòa (Long An) sắp xét xử bị cáo Lê Tùng Vân về tội loạn luân (03/05/2025)
  + Hơn 30.300 tỷ đồng được thu hồi từ 243 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng (03/05/2025)
  + Nóng: Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ tai nạn dẫn đến nổ súng ở Vĩnh Long (02/05/2025)
  + Bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (01/05/2025)
  + Làm việc với 2 TikToker đăng clip sai sự thật sau xem sơ duyệt diễu binh (30/04/2025)
  + Lễ thượng cờ thống nhất non sông đặc biệt ở giới tuyến Hiền Lương - Bến Hải (30/04/2025)
  + Bộ Công an thẩm tra hồ sơ vụ tai nạn dẫn đến vụ nổ súng ở Vĩnh Long (30/04/2025)
  + Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của Công ty Famimoto Việt Nam (28/04/2025)
  + TP.HCM: Hình ảnh tổng duyệt diễu binh 30.4 trên đường Lê Duẩn chụp từ Diamond Plaza (28/04/2025)
  + Các chương trình nghệ thuật dịp lễ 30-4 và 1-5: Mở ra những không gian ý nghĩa, hấp dẫn (27/04/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em; lái xe máy kẹp 4 tông trung tá công an nhập viện (27/04/2025)
  + Được Thủ tướng giao làm dự án trọng điểm, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng cam kết “tự lo toàn bộ vốn” (24/04/2025)
  + Lý do chọn tên Ninh Bình sau khi hợp nhất 3 tỉnh (24/04/2025)
  + Hà Nội: Chợ thuốc lớn nhất miền Bắc hoạt động cầm chừng sau vụ án thuốc giả vừa bị triệt phá (24/04/2025)
  + Bộ trưởng Công an yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (24/04/2025)
  + Thủ tướng chỉ đạo "nóng" cho 3 Bộ và hàng loạt địa phương để cán mốc 3.000 km cao tốc trong năm nay (24/04/2025)
  + Phá đường dây cá độ bóng đá hơn 300 tỉ đồng, bắt 11 đối tượng ở Quảng Bình (23/04/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 70238143

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July