Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 28/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Cô bé “chim cánh cụt” và câu hỏi ngây ngô: “Sao mẹ đẻ con ra cụt cả chân lẫn tay” Cô bé “chim cánh cụt” và câu hỏi ngây ngô: “Sao mẹ đẻ con ra cụt cả chân lẫn tay” , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dù khuyết tật chân tay, cô bé Hiếu Thảo ( 8 tuổi) vẫn ước mơ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho ông bà ngoại.

Cô bé “chim cánh cụt” nhưng lúc nào cũng lạc quan, vui tươi và ngoan ngoãn 
Cô bé “chim cánh cụt” nhưng lúc nào cũng lạc quan, vui tươi và ngoan ngoãn
 

Vượt quãng đường dài 250km, tôi tìm đến gia đình Trần Thị Hiếu Thảo (8 tuổi, Sóc Trăng) – cô bé “chim cánh cụt” nhưng lúc nào cũng lạc quan, vui tươi và ngoan ngoãn.

Thấy có khách, Hiếu Thảo nhanh nhảu chào hỏi rồi lật đật lại phía chiếc phản mời tôi ngồi. Sau đó bé lết người vào nhà giúp ngoại bê từng ly nước bằng hai cánh tay đặc biệt.

Cô bé Hiếu Thảo và hình hài không chân không tay

Bà Lý Thị Cho (64 tuổi, bà ngoại Hiếu Thảo) cho biết, bé Thảo là đứa con duy nhất của con gái bà với người chồng trước. Khi bé cất tiếng khóc chào đời đã khiến nhiều người sợ hãi bởi hình hài không chân không tay.

Hiếu Thảo được 8 tháng tuổi thì bố bé qua đời vì tai nạn giao thông. Một năm sau người mẹ cũng đi lấy chồng mới, “để lại” bé cho ông bà ngoại nuôi dưỡng đến tận bây giờ.

“Dù cụt chân tay, con bé vẫn tự mình làm tất cả mọi việc từ ăn uống, dọn dẹp nhà cửa cho đến đi học... Nó rất ngoan ngoãn và lém lỉnh nhưng tội nghiệp lắm.

Từ nhỏ, nó đã không biết mặt bố, còn mẹ thì đi cả năm mới về quê thăm được một lần. Nó nhớ và muốn gặp mẹ nhưng không dám nói, sợ chúng tôi buồn”, bà Cho nghẹn ngào.

Dù cụt chân tay, Hiếu Thảo vẫn tự mình làm tất cả mọi việc từ ăn uống, dọn dẹp nhà cửa cho đến đi học...

Bà kể tiếp: “Thi thoảng, Hiếu Thảo lại ngây ngô hỏi tôi vì sao mẹ sinh ra bị cụt cả chân lẫn tay, trong khi đó em nó (con của mẹ Thảo và người chồng hiện tại- PV) vẫn bình thường. Lúc đó, tôi không biết trả lời như thế nào, đành ôm nó vào lòng vỗ về”.

“Con biết vì sao mình lại khác em rồi, vì... vì chúng con không cùng bố”, nghe ngoại bảo vậy, Hiếu Thảo mếu máo.

Đã 8 tháng nay, cô bé “chim cánh cụt” chưa từng gặp lại mẹ ruột chỉ 1 lần. Dù vậy, Thảo không bao giờ giận trách mẹ bất cứ điều gì. Bé luôn yêu thương và tỏ ra thấu hiểu hoàn cảnh của mẹ.

“Con yêu mẹ. Nhiều lúc nhớ, con chỉ muốn mẹ chuyển về quê sinh sống nhưng ở Bình Dương mẹ còn có gia đình mới. Mẹ phải chăm sóc cho em bé và dượng nữa. Thôi, con ở với ông bà cũng hạnh phúc lắm rồi”, Thảo nói.

Đã 8 tháng nay, cô bé “chim cánh cụt” chưa từng gặp lại mẹ ruột chỉ 1 lần

 

Ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho ông bà ngoại

Gia đình bà Cho không có đất canh tác, bản thân bà lại bị gãy tay nên mọi chi phí sinh hoạt và tiền học cho Hiếu Thảo đều phụ thuộc vào ông Nhở (64 tuổi, chồng bà). Hàng ngày, ông đạp chiếc xe cũ đi khắp nơi tìm việc làm mướn với hi vọng kiếm được dăm ba chục về mua gạo, chút thịt nấu cơm cho cháu.

“Số con bé khổ từ nhỏ. Thuở lọt lòng, nó đã khuyết tật chân tay rồi bố chết sớm, mẹ có gia đình khác. Nó sống với vợ chồng tôi nhưng nào được đầy đủ, đến cơm ngày ba bữa còn không có”, ông tâm sự.

Ngoài những giờ học bài, Hiếu Thảo thường tự chơi một mình với chú gấu bông bé nhỏ

Trong lúc ông bà trò chuyện với chúng tôi, Hiếu Thảo cố khum đôi tay cầm cây bút rồi nắn nót từng nét chữ. Có lẽ với bé để có thể đặt bút xuống cuốn vở là cả một quá trình nỗ lực, vượt qua mọi đau đớn thể xác.

Thảo kể: “Năm nay con học lớp 3. Ban đầu con tập viết nhưng không được vì quá đau. Con phải tập từ từ rồi ông bà cũng dạy con cách cầm cây viết để khuỷu tay bớt đau”.

Mỗi ngày đến trường, Hiếu Thảo và ông ngoại phải vượt quãng đường dài gần 5km bằng xe đạp. Ông Nhở kể chỉ cần tới cổng, bé lại xin ngoại cho tự lết người vào lớp học bằng đôi chân cụt. “Ước gì con có một đôi chân giả bằng gỗ. Khi ấy, con có thể một mình đến trường mà không cần ông bà phải lo lắng”, bé nói.

Hiếu Thảo mơ ước trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ông bà ngoại và những người nghèo

Cơ thể Hiếu Thảo không lành lặn như bạn bè trong lớp nhưng bé rất hiếu học. Từ lúc vào lớp 1 đến nay, bé chưa từng nghỉ học một buổi nào dù trời nắng hay mưa. Bé bảo được học chữ là niềm hạnh phúc nhất cuộc đời để nuôi dưỡng ước mơ trở thành bác sĩ.

“Sau này con muốn trở thành bác sĩ chữa bệnh cho ông bà ngoại và những người nghèo. Ở lớp, các bạn nghe con phát biểu ước mơ đã cười phá lên rồi chế giễu cụt chân tay thì học hành sao nổi mà mơ xa vời. Cô ơi! Có phải không có chân tay như con sẽ không làm được bác sĩ?”, Hiếu Thảo hỏi tôi bằng ánh mắt buồn rầu.

Dù cuộc đời có bất công với Hiếu Thảo nhưng tôi tin rằng bằng sự nỗ lực và tinh thần lạc quan ấy, một ngày nào đó bé sẽ “chạm” tới giấc mơ cao đẹp trở thành bác sĩ. Hiếu Thảo sẽ viết tiếp câu chuyện của Nick Vujicic và chàng họa sĩ tật nguyền vẽ tranh bằng miệng Lê Minh Châu…

 

» Huyền thoại “ông ba mươi” được người đỡ đẻ, dạy võ công
» 
Cảm phục nghị lực phi thường của cô thợ may Hải Phòng có đôi bàn tay không ngón

 

đăng bởi: e.v.a...v.n.

Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2362640#ixzz5VXUClzB6 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66158156

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July