Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Ai là chủ nhân của những công trình “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn? Ai là chủ nhân của những công trình “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn? , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Dù không có giấy phép xây dựng, hàng loạt biệt phủ, nhà vườn với đủ loại kiến trúc hiện đại vẫn “vô tư” mọc lên trên đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) và qua nhiều năm những công trình này vẫn chưa được xử lý triệt để.
 >> Giáo sư Đặng Hùng Võ: Phải thu “sổ đỏ” bán đất rừng cho người ngoài Sóc Sơn
 >> Biệt thự nguy nga lẩn khuất quanh rừng phòng hộ Sóc Sơn
 >> Biệt thự mọc giữa rừng Sóc Sơn: Mỗi hộ chỉ được xây không quá 200m2 đất

Đầu năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TN-MT) đã công bố kết luận thanh tra việc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn 8 xã của huyện Sóc Sơn, với diện tích khoảng 2.095 ha, trong đó có 1.821 ha đất hợp đồng khoán trông coi quản lý bảo vệ rừng, 177 ha đất trồng cây lâu năm (vườn cây ăn quả)…

Từ năm 1988, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và phát triển Nông lâm nghiệp Sóc Sơn (gọi tắt Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn) giao khoán đất rừng cho 211 hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng có diện tích lớn nhất là 121,6 ha, nhỏ nhất là 0,36 ha.

Ai là chủ nhân của những công trình “xẻ thịt” rừng Sóc Sơn? - Ảnh 1.

Những tổ hợp nghỉ dưỡng, du lịch vẫn tiếp tục mọc lên trên địa bàn huyện Sóc Sơn. (Ảnh: Toàn Vũ)

Trong quá trình kiểm tra, Sở TN-MT phát hiện một số hộ gia đình trình bày khi xây dựng nhà ở kiên cố đã được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, UBND huyện Sóc Sơn báo cáo chưa cấp giấy phép xây dựng cho các hộ gia đình, cá nhân trên diện tích do Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý phát triển rừng phòng hộ.

Cá biệt có những hộ gia đình xây dựng với diện tích lớn nhưng không có phép như phủ Thành Chương (xã Hiền Ninh); hộ Ngô Văn Cam, Đỗ Trọng Khánh, Đỗ Mỹ Dung, Đỗ Mỹ Linh (xã Minh Phú); hộ Phạm Tiến Thành, Ngô Thanh Sang (xã Quang Tiến); Nguyễn Văn Bằng (xã Tiến Dược)…

Trên địa bàn xã Hiền Ninh (có 201,2 ha đất lâm nghiệp) có 8 hộ đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp nhận khoán cho người khác. Trong những người nhận chuyển nhượng có ông Thành Chương xây dựng nhiều công trình quy mô, kiên cố (phủ Thành Chương) hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tham quan và ăn uống trên đất rừng đặc dụng.

Tại xã Minh Phú (quy hoạch 622,2 ha đất rừng, đất lâm nghiệp) có gần 10 hộ xây dựng các công trình kiên cố trên diện tích đất được giao. Như gia đình ông Ngô Văn Cam đã tự ý xây dựng các công trình với diện tích khoảng 1.200 m2, gồm có khu nhà hàng, nhà nghỉ 4 tầng kiên cố. Tại xã này còn có gia đình ông Vũ Văn Hòa (nguyên Giám đốc lâm trường Sóc Sơn), trên diện tích đất 3.933 m2 đã xây dựng nhà 1 tầng kết cấu bê tông cốt thép, có tường rào bao quanh khu đất.

Trên địa bàn xã Nam Sơn có gia đình ông Phạm Tiến Thành xây dựng 7 nhà chòi, diện tích từ 8-12 m2/nhà; 1 nhà sàn gỗ 60 m2; 3 nhà tre, diện tích 40m2/nhà. Xã Nam Sơn còn có hộ ông Ngô Thanh Sang xây dựng nhà ở 114 m2, 3 tầng kiên cố; ngoài ra còn có nhà hàng kinh doanh ăn uống.

Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn ký hợp đồng không đúng quy định cho Công ty cổ phần Cờ Đỏ thuê 2.200 m2 nhà xưởng và sân bãi trên diện tích đất khu văn phòng công ty để sản xuất, kinh doanh lắp ráp cụm bánh xe máy. 

Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn cũng thiếu sâu sát, trong quản lý đất lâm nghiệp đã để khu dân cư lâm nghiệp xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao trên diện tích 3.000 m2 đất rừng

Sở TN-MT Hà Nội còn cho biết, Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn để các hộ gia đình mua bán chuyển nhượng đất lâm nghiệp, tự chuyển đổi mục đích sử dụng và xây dựng công trình nhà ở, sân, hàng rào kiên cố (đã được Thanh tra Chính phủ kết luận từ 2006).

Sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ, Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn đã phối hợp với huyện và các xã xử lý nhiều trường hợp xây dựng trái phép nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn xử lý dứt điểm.

Đối với 7 xã gồm Phù Linh, Nam Sơn, Quang Tiến, Minh Phú, Hiền Ninh, Tiên Dược, Hồng Kỳ, do thiếu sâu sát trong quá trình quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nên đã để các hộ gia đình, cá nhân nhận giao đất lâm nghiệp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm nhà tạm trên đất để ở.

Thời điểm năm 2013, Sở TN-MT cũng chỉ rõ, UBND huyện Sóc Sơn chưa tích cực chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn kiểm tra, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm triệt để các đối tượng xây dựng nhà trái phép trên diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

Trao đổi báo chí chiều ngày 16/10 (sau hơn 5 năm Sở TN-MT Hà Nội đưa ra kết luận thanh tra đất rừng), ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, huyện đang chờ ý kiến của cấp trên để xử lý các công trình lớn vi phạm đất rừng. Còn bản thân huyện Sóc Sơn cũng đã đề nghị TP Hà Nội giải quyết những công trình vi phạm ở đây.

Kết luận cũng nêu rõ, UBND huyện Sóc Sơn đã cấp “sổ đỏ” cho 229 hộ gia đình, cá nhân nằm trên diện tích đất rừng phòng hộ do Công ty lâm nghiệp Sóc Sơn được giao quản lý sử dụng. Thời điểm thanh tra, UBND huyện này cũng cho biết, thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ yêu cầu hiệu chỉnh 123 “sổ đỏ”, nhưng chỉ hiệu chỉnh được 32 giấy chứng nhận.

Quang Phong

https://dantri.com.vn/xa-hoi/ai-la-chu-nhan-cua-nhung-cong-trinh-xe-thit-rung-soc-son-20181019144054543.htm

 


  Các Tin khác
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
  + Bắt Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Kạn vì liên quan đến ma túy (07/10/2024)
  + Nghệ sĩ Nhân dân có nhan sắc "vạn người mê", 17 tuổi đã giành giải Nhất tại liên hoan âm nhạc quốc tế (07/10/2024)
  + Đề nghị truy tố 17 người trong giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu" (02/10/2024)
  + Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật 3 cựu Bí thư Tỉnh ủy (02/10/2024)
  + Kẹt xe nghiêm trọng gần Khu du lịch Đại Nam của CEO Nguyễn Phương Hằng khi khu du lịch này mở cửa miễn phí (29/09/2024)
  + Thông tin mới nhất vụ sạt lở ở Hà Giang, đã có 4 người chết, mất tích, 7 nhà sập đổ hoàn toàn (29/09/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65181670

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July