Làm thế nào để không rơi vào tình trạng đẻ con ra, lại nuôi nhầm con người khác?
Hai mẹ con chị Vũ Thị Hương - những nạn nhân mới được phát hiện của vụ trao nhầm trẻ sơ sinh đang gây xôn xao dư luận trong những ngày gần đây.
» Các gia đình bị trao nhầm con có quyền yêu cầu BV bồi thường
» Vì sao hai bé trai bị trao nhầm chưa thể trở về với gia đình?
» Người mẹ bị trao nhầm con: Cần thời điểm thích hợp để đổi trả
» Trao nhầm con ở bệnh viện: Một gia đình chưa đồng ý trả con
Tình trạng trẻ em sơ sinh bị trao nhầm cho bố mẹ, tưởng như chỉ xuất hiện trên phim ảnh, tiểu thuyết – nhưng hoá ra lại diễn ra không ít ngoài đời thực, thậm chí là nghiêm trọng hơn những gì người ta có thể tưởng tượng ra.
Theo một thống kê cách đây khá lâu của Talon Medical Limited, một công ty tại Texas (Mỹ) chuyên sản xuất loại vòng nhận dạng công nghệ cao dùng cho trẻ sơ sinh, trong 4.000.000 em bé mới ra đời, có ít nhất 28.000 bé bị hoán đổi với bé khác – tạm thời hoặc là mãi mãi.
Còn Trung tâm chẩn đoán DNA tại Ohio (Mỹ) cho biết, mỗi năm ở nước này có tới 500.000 em bé phải đối mặt với nguy cơ rời bệnh viện về nhà với những người... không phải bố mẹ đẻ của mình. Đáng lưu ý, điều này có thể xảy ra ngay tại những bệnh viện uy tín, nơi các công nghệ nhận dạng tiên tiến nhất được sử dụng. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, các em bé đều được trả về đúng với bố mẹ đẻ của mình ngay sau khi nhầm lẫn bị phát hiện – thông thường là trước khi rời bệnh viện; rõ ràng việc bị trao nhầm con vẫn là một trong những nỗi ác mộng lớn nhất của mỗi cặp phụ huynh.
Mặc dù ngày nay tất cả các bệnh viện đều sử dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau nhận dạng trẻ sơ sinh, bố mẹ vẫn luôn được khuyến khích “tự phòng vệ” và tránh cho trường hợp xấu nhất xảy ra.
Sau đây là một số lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ:
· Liên lạc trước với bệnh viện nơi bạn dự định sinh, và hỏi những câu hỏi cụ thể về các biện pháp họ áp dụng để ngăn chặn tình trạng em bé hoán đổi.
· Luôn theo dõi xem con mình đang ở đâu trong bệnh viện. Một số bà mẹ thậm chí còn không cho phép con rời mình “nửa bước” trong thời gian ở đây.
· Kiểm tra thẻ nhận dạng của con bạn bất kỳ khi nào bạn ở cùng em bé, và tất nhiên trước khi rời bệnh viện
· Hãy luôn tăng cường kết nối giữa mẹ và con, đồng thời tin tưởng trực giác của mình – nếu bạn cảm thấy bất kỳ điều gì kỳ lạ về em bé, hãy nêu ra vấn đề và tìm cách giải quyết ngay lập tức.