Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 18/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội > Giáo dục >
  Đại biểu Quốc hội chỉ rõ những lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa Đại biểu Quốc hội chỉ rõ những lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa , Người xứ Nghệ Kiev
 
Thứ ba, ngày 01/11/2022 
Đại biểu Quốc hội Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) phân tích, chỉ rõ những lãng phí khá lớn trong lĩnh vực sách giáo khoa đang được rất nhiều cử tri quan tâm.

Thảo luận về thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021, đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung (Vĩnh Phúc) đặc biệt quan tâm tới lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa đang được rất nhiều cử tri quan tâm.

Theo bà Dung, thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết 83 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình mới ở lớp 1, năm học 2021-2022 thì thực hiện ở lớp 3 và lớp 6.

Trong đó, năm học 2020-2021 ngành giáo dục triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa, trong đó có 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 3 bộ sách Cánh diều là của ba nhà xuất bản khác.

Năm 2020-2021, ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2, lớp 6. Nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ còn phát hành 2 bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo  Kết nối tri thức với cuộc sống.

Đại biểu Quốc hội chỉ rõ những lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa - Ảnh 1.

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung - Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (Ảnh: Phạm Thắng).

"Còn 2 bộ sách giáo khoa là Cùng học để phát triển năng lực  Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục thì đã biến mất dù mới một năm tuổi thọ và đã gây rất nhiều bất ngờ cho giáo viên và học sinh nói riêng và xã hội nói chung.

Việc 2 bộ sách này bỗng dưng biến mất thì cũng đã được Nhà xuất bản Giáo dục giải thích là muốn hợp nhất 4 bộ sách thành 2 bộ sách tốt hơn và tập trung nguồn lực tài chính, đầu tư cho công tác biên soạn sách giáo khoa, phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và cũng như học liệu điện tử", vị đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc nêu.

Tuy nhiên, theo bà Dung, nhìn vào thị phần của 4 bộ sách thì thấy là 2 bộ sách biến mất là bộ Cùng học để phát triển năng lực chiếm 14% thị phần và bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục chỉ chiếm 8% thị phần.

Một số người đã nhận định việc 2 bộ sách này bỗng dưng biến mất là do thị phần thấp, và đó là quy luật của kinh tế thị trường.

"Vấn đề đặt ra khi hai bộ sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị biến mất là gì?", bà Dung đặt vấn đề.

Theo bà, các địa phương đã chọn 2 bộ sách này có tiếp tục chọn tiếp trong các năm tiếp theo không. Khối một, cả nước ước tính có khoảng 2 triệu học sinh, như vậy là sẽ lãng phí khoảng gần 450.000 bộ sách lớp 1 và việc không tiếp tục sử dụng sẽ lãng phí khoảng hơn 80 tỷ đồng tiền sách giáo khoa.

Hơn nữa, với những triết lý mà các học sinh lớp 1 đã được học và năm sau thì lại không được học nữa, lại nhập môn một triết lý mới thì sao?

Năm 2022-2023 tiếp tục lộ trình đổi mới sách giáo khoa ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. "Nhìn chung, lộ trình triển khai đã được đảm bảo và bước đầu thu được những thành quả nhất định. Việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa cùng một chương trình được xem là một lợi thế nhưng nó cũng là những bất cập đan xen", bà Dung phân tích.

Việc nhiều trường học chọn cùng lúc các đầu sách trong các bộ sách giáo khoa khác nhau dẫn đến tình trạng phụ huynh khó khăn trong việc mua sách cho con ở thời điểm đầu năm học. Không chỉ phụ huynh mà cả giáo viên nhà trường cũng bị động, quá tải trong việc phải đọc, lựa chọn quá nhiều bộ sách khác nhau.

Đại biểu Quốc hội chỉ rõ những lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa - Ảnh 2.

Lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa gây bức xúc dư luận (Ảnh: T. Kim).

Ngoài ra, phải kể đến cả giá sách giáo khoa cũng đắt hơn nhiều lần so với các sách giáo khoa hiện hành.

Mỗi trường lại chọn nhiều bộ sách khác nhau nên có trường hợp học sinh chuyển trường thì lại phải mua bộ sách khác. Điều này gây ra rất nhiều lãng phí trong điều kiện kinh tế đất nước, kinh tế của nhiều hộ gia đình còn khó khăn.

"Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều môn học mới, nhiều hình thức giảng dạy khác nhau. Có rất nhiều tổ hợp môn mới và giáo viên phải vật lộn để đáp ứng yêu cầu này.

Ví dụ chị gái của tôi dạy Vật lý và phải học thêm về Hóa học để dạy tổ hợp, mà Hóa học lại còn theo chương trình mới, học bằng tiếng Anh và thực sự một lượng công việc rất lớn", bà Dung nêu thực tế và cho rằng đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho rất nhiều giáo viên phải nghỉ việc, gây lãng phí nguồn lực.

"Tôi rất đồng tình với Quốc hội đã lựa chọn chuyên đề giám sát năm 2023 về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Tôi nghĩ rằng những gì hiện nay đang diễn ra gây rất nhiều lãng phí, cần phải điều chỉnh ngay trước khi Quốc hội thực hiện giám sát này để chống lãng phí trong nguồn lực của nhà nước, tiền của, thời gian của người dân, của giáo viên", bà nói tiếp.

"Chúng ta đang đào tạo tràn lan, đào tạo theo ý thích"

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cũng đề cập tới một số khía cạnh về chống lãng phí trong lĩnh vực giáo dục.

"Phải khẳng định chủ trương trao quyền tự chủ cho các trường đại học là hoàn toàn phù hợp với cơ cấu kinh tế và nhu cầu xã hội hiện nay", bà nói.

Tuy nhiên, theo bà, một số trường đại học mở thêm nhiều ngành mới mà chưa sẵn sàng về nguồn nhân lực giảng dạy và cơ sở vật chất dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và quy hoạch ngành, nghề.

Điều đó đã dẫn tới thực trạng hầu hết tại các doanh nghiệp, nguồn nhân lực phải qua đào tạo lại nhiều lần mới đáp ứng được nhu cầu vị trí công việc, gây lãng phí lớn cho xã hội.

Đại biểu Quốc hội chỉ rõ những lãng phí trong lĩnh vực sách giáo khoa - Ảnh 3.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Ảnh: Phạm Thắng).

"Chúng ta đang đào tạo tràn lan, đào tạo theo ý thích, đào tạo về những nhu cầu và lợi ích cá nhân trước mắt, thiếu sự định hướng, thiếu một tầm nhìn xa, lâu dài, đã gây ra một sự lãng phí về nguồn nhân lực vô cùng lớn cho xã hội.

Bởi vậy, để tránh được những thất thoát, lãng phí về nguồn nhân lực, bên cạnh những biện pháp quản lý chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước thì các trường đại học, gia đình cần quan tâm đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh, giúp cho các em hiểu và lựa chọn đúng các ngành, nghề phù hợp với bản thân và phù hợp với nhu cầu xã hội", bà Dung mong mỏi.

Thế Kha (giaoducthoidai.vn)
https://danviet.vn/dai-bieu-quoc-hoi-chi-ro-nhung-lang-phi-trong-linh-vuc-sach-giao-khoa-20221101151236825.htm
 

  Các Tin khác
  + Ngành học ‘độc nhất vô nhị’ tại Việt Nam: Mức lương ‘khủng’ cùng điểm sàn học bạ cao chót vót (07/04/2024)
  +   Danh tính đại gia U90 mua đứt nửa cánh đồng xây lăng mộ (07/04/2024)
  + Sáp nhập làng xã: "Một đời người chỉ có một quê, nay tên này mai tên khác... rất xáo trộn" (06/04/2024)
  + Xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát Cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng: "Tôi không còn cơ hội gặp mẹ già" (05/04/2024)
  + Thủ tướng: Phát triển con người cần đặt nền móng từ những năm đầu đời (04/04/2024)
  + Nhà tái định cư dở dang hàng chục năm trên ‘đất vàng’ quận Cầu Giấy (04/04/2024)
  + Thủ tướng chỉ đạo "nóng" liên quan đến Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng (03/04/2024)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Hỗn chiến, 5 người thương vong; bắt kẻ hiếp dâm, cướp tài sản 1 phụ nữ (30/03/2024)
  + Vụ buôn lậu hơn 6 tấn vàng: Tiếp viên của Vietnam Airlines giúp mang vàng nguyên khối lên máy bay (30/03/2024)
  + Đề xuất Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2024: Cần thiết nhưng tránh vội vàng, vướng mắc chồng vướng mắc (30/03/2024)
  + Nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt vì Nhận hối lộ từ "Hậu Pháo" (28/03/2024)
  + Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh bị bắt về tội nhận hối lộ (28/03/2024)
  + Chính phủ bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông (25/03/2024)
  + Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (25/03/2024)
  + Triệt phá đường dây mua bán và tàng trữ ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 5 đối tượng (25/03/2024)
  + Giao đất cho cựu Bí thư, vợ cựu Chủ tịch huyện ở Bình Định: Kỷ luật 6 đảng viên, 15 người "chờ" xử lý (25/03/2024)
  + Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ bị khai trừ Đảng? (25/03/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện (25/03/2024)
  + Nuôi loài cua khổng lồ trong bể xi măng, lão nông kiếm bộn tiền mỗi năm (16/03/2024)
  + Bắt gã đàn ông dùng dao, súng truy sát người phụ nữ rồi bỏ trốn (12/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 16
Total: 60188939

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July