Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Chuyện lạ đó đây >
  Thế giới động vật: Tìm thấy các loài sau gần 100 năm ngỡ tuyệt chủng Thế giới động vật: Tìm thấy các loài sau gần 100 năm ngỡ tuyệt chủng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Vào năm 2020, các nhà khoa học đã tìm thấy những loài động vật sau gần một thế kỷ tưởng bị tuyệt chủng.

 Tắc kè hoa Furcifer voeltzkowi. Ảnh: Wiki

Một số động vật đã được tìm thấy không phải ở những vùng xa xôi khó tiếp cận, mà tại những khu vực sinh sống của con người.

Sputnik giới thiệu về một số loài động vật mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện lại vào năm 2020.

Phát hiện bất ngờ trong khách sạn

Năm 1913, loài tắc kè hoa Voeltzkow (Furcifer voeltzkowi) chính thức bị tuyên bố tuyệt chủng trong môi trường tự nhiên, và không bao giờ còn được nhìn thấy ở quê hương Madagascar trong hơn một thế kỷ.

Vào năm 1913, nhà nghiên cứu về cỏ dại, người Đức, Oscar Boettger đã chụp ảnh con tắc kè hoa quý hiếm để bổ sung vào mô tả mà ông đã làm vào năm 1893. Sau đó, mọi nỗ lực của các nhà động vật học nhằm tìm ra loài bò sát này đều thất bại. Hơn nữa, một số chuyên gia đã tin rằng, loài này không tồn tại và chỉ bị nhầm với một loài tắc kè hoa khác - Furcifer labordi.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, các nhà nghiên cứu từ Bộ sưu tập Động vật học của bang Bavaria ở Munich (Đức) đã thực hiện chuyến thám hiểm tới Madagascar. Trong một tuần, họ đã quan sát không thành công những nơi xa xôi và hẻo lánh nhất ở tỉnh Mahajanga, phía tây bắc của hòn đảo - ở đó, hơn một trăm năm trước, nhà khoa học Oscar Boettger lần đầu tiên nhìn thấy một con Voeltzkow. Kết quả là, con tắc kè hoa quý hiếm đã được tìm thấy không phải ở những khu rừng khó tiếp cận, mà trong khu vườn của khách sạn, nơi các thành viên đoàn thám hiểm đang ở.

Các tác giả của công trình khoa học cho rằng, những con tắc kè hoa mới sinh sống ở tỉnh Mahadzanga trên vùng lãnh thổ chạy dài hơn một trăm km dọc theo bờ biển. Tuy nhiên, tình trạng quần thể vẫn còn khó ước tính. Những con tắc kè hoa Voeltzkow thường chỉ sống được dưới một năm. Theo các nhà khoa học, chúng sinh con vào tháng 10-11, các con lớn lên rất nhanh, sinh sản, và đến đầu tháng 5 chúng chết sau khi đẻ trứng.

Chuột chù voi Somali

Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra chuột chù voi Somalia còn gọi là sengi Somali (Elephantulus revoilii). Hoá ra, loài động vật có vú nhỏ bé ăn côn trùng vẫn sống ở đông bắc Châu Phi.

Sengi Somali đã không được nhìn thấy trong gần nửa thế kỷ. Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu (GWC) đã đưa chuột chù voi Somali vào danh sách 25 loài mất tích được tìm kiếm nhiều nhất. Trong danh sách này có cả tắc kè hoa Furcifer voeltzkowi vừa được tìm thấy ở Madagascar.

 Chuột chù voi Somalia. Ảnh: Wiki

Vào năm 2019, một nhóm các nhà khoa học do nhà động vật học, người Mỹ, Steven Heritage đứng đầu đã đến Châu Phi để tìm kiếm loài này. Họ không dám vào Somalia, nơi cuộc nội chiến vẫn đang tiếp diễn, và thử vận ​​may trên lãnh thổ của nước láng giềng Djibouti. Điều kiện tự nhiên ở đất nước này tương tự như ở Somalia.

Nhóm nghiên cứu đã đặt hơn một nghìn cái bẫy ở những vị trí có thể bắt gặp chuột chù voi. Họ bắt được năm con đực và ba con cái Elephantulus revoilii, chụp ảnh và quay video.

Xét theo dữ liệu thu thập được, chuột chù voi Somali không bị tuyệt chủng mà vẫn còn tồn tại và có quần thể rất đông.

Ếch nước trên sa mạc

Các nhà động vật học Chile cũng gặp may trong năm nay. Vào mùa xuân năm 2020, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Công giáo Temuco đã đến sa mạc Atacama với hy vọng tìm thấy loài ếch nước Hall nhỏ bé (Telmatobius halli). Loài ếch này được nhìn thấy lần cuối vào năm 1935, khi nhà thám hiểm người Mỹ Frank Gregory Hall đã bắt được sáu con cái, chụp ảnh và mô tả loài.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu về động vật ăn cỏ đã phát hiện thấy một số con trưởng thành và nòng nọc Telmatobius halli tại một ốc đảo suối nước nóng nhỏ trên sa mạc Atacama ở độ cao hơn ba nghìn mét so với mực nước biển.

Theo các nhà khoa học, những con vật này là loài sống dưới nước nhỏ bé. Chỉ trong 5 phút ra khỏi mặt nước, chúng sẽ chết. Do đó bảo vệ môi trường sống của nó là cực cần thiết trước khi quá muộn.

Chó biết hát New Guinea

Cho đến năm 2020, loài chó biết hát New Guinea đã bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên. Chó biết hát New Guinea có họ hàng gần với chó dingo ở Australia, chỉ nhỏ hơn. Chúng được biết đến với tiếng sủa pha lẫn tiếng hú độc đáo tới mức được so sánh với tiếng kêu của cá voi lưng gù. Ngày nay, chó biết hát New Guinea chỉ có thể được nhìn thấy trong các vườn thú. Tổng cộng có khoảng ba trăm cá thể được nuôi nhốt, hầu hết đều phải chịu hậu quả của việc lai tạo giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần nhau.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm ra được tổ tiên của loài chó biết hát ở vùng núi phía tây New Guinea. Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự tồn tại của loài này vào năm 2016, nhưng, khi đó họ cho rằng, đây chỉ là một phân loài khác. Mới gần đây, các nhà nghiên cứu đã có thể thu thập mẫu máu từ ba cá thể trưởng thành và phân lập DNA hạt nhân từ chúng.

Song Minh/ Báo Lao động

Theo quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/the-gioi-muon-mau/the-gioi-dong-vat-tim-thay-cac-loai-sau-gan-100-nam-ngo-tuyet-chung-20210104110638252.htm



  Các Tin khác
  + Lễ hội đường phố festival Ninh Bình mang tinh hoa di sản, quảng bá du lịch (11/11/2022)
  + Non thiêng Yên Tử (10/11/2022)
  + Hà Nội trong tốp điểm đến được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất (09/11/2022)
  + Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ được giới thiệu tại London, Anh (08/11/2022)
  + Lần đầu tiên tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình (04/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO DU LỊCH “TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG MÙA LỤT” TẠI QUẢNG BÌNH (03/11/2022)
  + ĐẾN HÀ GIANG, NGẮM HOA TAM GIÁC MẠCH ĐANG MÙA NỞ RỘ (02/11/2022)
  + Khovd - thành phố của lịch sử (22/10/2022)
  + Du lịch Cần Thơ: Tìm giải pháp để thu hút khách từ Hà Nội (21/10/2022)
  + Du lịch châu Á - Thái Bình Dương khởi sắc: Cơ hội đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế (20/10/2022)
  + Bình Định đón tàu du lịch quốc tế thứ 2 trong 10 ngày qua (18/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (17/10/2022)
  + Ngôi làng ở Thụy Sĩ không có xe hơi, đẹp như chốn cổ tích (04/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (24/08/2022)
  + Bình yên làng cổ Phước Tích (20/08/2022)
  + KHUNG CẢNH TUYỆT ĐẸP THEO MÙA Ở ĐẠI LỘ DAWN REDWOOD (18/08/2022)
  + Vẻ đẹp trong suốt của hồ Baikal - hồ nước bị đóng băng hoàn toàn ở Nga (21/02/2022)
  + 8 điểm du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh – Hành trình cảm xúc (10/02/2022)
  + 7 HỒ NƯỚC ĐÓNG BĂNG TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI (03/02/2022)
  + ĐỀN TA PROHM VÀ CÂU CHUYỆN VỀ SỰ NGỰ TRỊ CỦA NHỮNG RỄ CÂY KỲ DỊ (27/01/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 60211852

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July