Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Chuyện lạ đó đây >
  Sức hút từ Tam Đường Sức hút từ Tam Đường , Người xứ Nghệ Kiev
 

(HNMCT) - Nếu đã quá quen thuộc với Sa Pa và mong muốn khám phá miền đất mới, cớ gì không xuôi thêm vài chục cây số để đến với Tam Đường? Nằm kề cận Sa Pa, ngay phía bên kia đèo Ô Quy Hồ nổi tiếng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đang là địa chỉ du lịch mới đầy hấp dẫn.

Nét đẹp bản Sì Thâu Chải. Ảnh: Đỗ Tiến Thành


Những địa danh không thể bỏ qua

Một năm trở lại đây, những du khách yêu mến Sa Pa đã “chấm” thêm một địa danh không thể bỏ qua khi đến với “thành phố trong sương”, đó là Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây. Vươn ra khỏi vách núi ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, cầu kính Rồng Mây cho du khách trải nghiệm cảm giác mạnh và mãn nhãn trước toàn cảnh con đèo huyền thoại Ô Quy Hồ cùng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.

Không nhiều du khách biết rằng, Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây không thuộc bản đồ du lịch của tỉnh Lào Cai. Từ Sa Pa, vượt qua đèo Ô Quy Hồ là du khách đã đặt chân vào đất Tam Đường (tỉnh Lai Châu) mà điểm nhấn du lịch đầu tiên chào đón chính là cầu kính Rồng Mây. Đây hiện là địa điểm du lịch “hot” nhất của huyện Tam Đường, cũng là cầu nối đưa du khách tìm đến Tam Đường ngày một nhiều hơn.

Ngoài cầu kính Rồng Mây, bản đồ du lịch Tam Đường còn rất nhiều thắng cảnh mà lâu nay chưa có điều kiện “cất cánh”. Đó là thác Tác Tình với dòng nước trắng xóa đổ xuống từ trên cao, lãng đãng như dải lụa mây trắng thả xuống giữa xanh ngắt núi rừng. Là động đá trắng Tiên Sơn với 49 cung nối tiếp nhau chạy dài thông qua hai sườn núi với nhiều thạch nhũ lung linh và dòng suối lững lờ chảy trôi trong lòng động. Là đỉnh Pu Ta Leng - “nóc nhà thứ hai của Đông Dương” mà “dân phượt” không thể bỏ qua trong “nghiệp leo núi” của mình. Đó còn là hang bản Thẳm, động Hủm Xanh, đèo Thác Trắng, đồi chè Bản Bo, đồi thông Tả Lèng, cọn nước Nà Khương...

Dù có nhiều tiềm năng, song nếu so với hai tỉnh “hàng xóm” Điện Biên và Lào Cai thì du lịch Lai Châu còn chưa “thức giấc”. Các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch vẫn còn rất sơ khai. Đây là hạn chế, nhưng cũng lại là nét hấp dẫn của du lịch Lai Châu trong con mắt của những du khách ưa khám phá, tìm tòi... Chẳng thế mà dù các điểm du lịch Tam Đường còn chưa nổi danh nhưng lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng vẫn tăng nhanh theo từng năm.

Dù có nhiều tiềm năng, song nếu so với hai tỉnh “hàng xóm” Điện Biên và Lào Cai thì du lịch Lai Châu còn chưa “thức giấc”. Các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch vẫn còn rất sơ khai. Đây là hạn chế, nhưng cũng lại là nét hấp dẫn của du lịch Lai Châu trong con mắt của những du khách ưa khám phá, tìm tòi... Chẳng thế mà dù các điểm du lịch Tam Đường còn chưa nổi danh nhưng lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng vẫn tăng nhanh theo từng năm.

Nếu năm 2015, Tam Đường có hơn 6.000 lượt khách du lịch, thì năm 2019 có gần 135.000 lượt người đến đây tham quan, tăng hơn 20 lần. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Tam Đường thu hút hơn 477.400 lượt khách du lịch. Con số không lớn nhưng là động lực, là cơ sở để Tam Đường nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung mạnh dạn phát triển du lịch, quyết tâm đưa ngành “công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Những bản làng đậm sắc màu văn hóa

Hiện ở Tam Đường có rất nhiều bản làng vẫn còn vẹn nguyên phong tục tập quán xưa, với những nếp nhà của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Lự. Nằm ở phía tây nam huyện, Bản Hon là điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn với những ngôi nhà sàn được bảo tồn nguyên dạng, những bắp ngô vàng óng treo bên hiên nhà, những khung cửi dệt vải thổ cẩm và củi khô để dành được xếp khéo léo dưới gầm sàn và những người phụ nữ dân tộc Lự răng đen nhánh hạt na, đôi tay thoăn thoắt may thêu trang phục dân tộc.

Anh Nguyễn Văn Tưởng, Chủ tịch xã Bản Hon chia sẻ: “Nếu trước kia khái niệm nông thôn mới còn mơ hồ với người dân nơi đây thì từ năm 2015 đến nay, với sự đầu tư phát triển du lịch, hai điểm du lịch cộng đồng của xã là Bản Thẳm và Bản Hon đã bước đầu hình thành. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp, cơ sở lưu trú vẫn còn những hạn chế”.

Thực tế, ngoài việc bảo tồn và giữ gìn phong tục tập quán đặc trưng của đồng bào dân tộc Lự cùng sự đầu tư tài chính, muốn để Bản Hon phát triển du lịch mạnh mẽ hơn nữa thì người dân nơi đây cần được đào tạo, nâng cao hiểu biết về du lịch cộng đồng, từ đó có cách làm du lịch đúng đắn.

Nói về du lịch cộng đồng ở huyện Tam Đường, không thể không nhắc đến Bản Thẳm, bản Nà Luồng, Nà Khương, bản Lao Chải, Sì Thâu Chải... Nằm xa trung tâm hơn so với Bản Hon, nhưng những bản du lịch cộng đồng này lại thu hút khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ cùng các giá trị văn hóa bản địa. Như bản Nà Khương nổi tiếng với những cọn nước đẹp nhất nhì Tây Bắc với những cây cầu tre nho nhỏ bắc qua suối trong xanh. Hay bản Sì Thâu Chải trên lưng chừng núi được giới trẻ “vinh danh” là “đệ nhất view”...

Để phát triển du lịch, chính quyền và người dân ở những bản làng này đã đồng lòng quyết tâm cải tạo môi trường, di dời các chuồng trại gia súc ra xa khu nhà ở, xây dựng các công trình vệ sinh sạch sẽ, tạo không gian thôn bản luôn xanh - sạch - đẹp. Người dân tại các bản du lịch cộng đồng còn góp tiền, góp công xây dựng vườn hoa, cổng bản, tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch bằng chính những vật liệu sẵn có từ thiên nhiên... Chính những điều này đã làm nên diện mạo mới cho các bản du lịch cộng đồng huyện Tam Đường, thu hút du khách và đem lại thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du-lich/982255/suc-hut-tu-tam-duong


  Các Tin khác
  + Lễ hội đường phố festival Ninh Bình mang tinh hoa di sản, quảng bá du lịch (11/11/2022)
  + Non thiêng Yên Tử (10/11/2022)
  + Hà Nội trong tốp điểm đến được khách quốc tế tìm kiếm nhiều nhất (09/11/2022)
  + Nhiều sản phẩm du lịch mới lạ được giới thiệu tại London, Anh (08/11/2022)
  + Lần đầu tiên tổ chức Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình (04/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO DU LỊCH “TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG MÙA LỤT” TẠI QUẢNG BÌNH (03/11/2022)
  + ĐẾN HÀ GIANG, NGẮM HOA TAM GIÁC MẠCH ĐANG MÙA NỞ RỘ (02/11/2022)
  + Khovd - thành phố của lịch sử (22/10/2022)
  + Du lịch Cần Thơ: Tìm giải pháp để thu hút khách từ Hà Nội (21/10/2022)
  + Du lịch châu Á - Thái Bình Dương khởi sắc: Cơ hội đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế (20/10/2022)
  + Bình Định đón tàu du lịch quốc tế thứ 2 trong 10 ngày qua (18/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (17/10/2022)
  + Ngôi làng ở Thụy Sĩ không có xe hơi, đẹp như chốn cổ tích (04/10/2022)
  + 10 THÁC NƯỚC HÙNG VĨ NHẤT THẾ GIỚI (24/08/2022)
  + Bình yên làng cổ Phước Tích (20/08/2022)
  + KHUNG CẢNH TUYỆT ĐẸP THEO MÙA Ở ĐẠI LỘ DAWN REDWOOD (18/08/2022)
  + Vẻ đẹp trong suốt của hồ Baikal - hồ nước bị đóng băng hoàn toàn ở Nga (21/02/2022)
  + 8 điểm du Xuân đầu năm ở Quảng Ninh – Hành trình cảm xúc (10/02/2022)
  + 7 HỒ NƯỚC ĐÓNG BĂNG TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI (03/02/2022)
  + ĐỀN TA PROHM VÀ CÂU CHUYỆN VỀ SỰ NGỰ TRỊ CỦA NHỮNG RỄ CÂY KỲ DỊ (27/01/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60219272

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July