Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Bản làng người Mày dưới ngọn núi Găng Màn hùng vĩ Bản làng người Mày dưới ngọn núi Găng Màn hùng vĩ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Tộc người Mày chỉ nhỉnh hơn một nghìn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có một cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã và nhiều cổ tục bí ẩn.


Bản làng người Mày nằm rải rác dưới chân núi.
Bản làng người Mày nằm rải rác dưới chân núi.

Người Mày ở Minh Hóa, Quảng Bình, có cố kết cộng đồng đặc sắc. Sang thế kỷ 21, họ vẫn chưa chạm đến con đường tư hữu cá nhân một cách nhuần nhuyễn như người Khùa ở lưng chừng núi, hay người Sách phía dưới núi, hoặc người Kinh ở hạ nguồn. Họ vẫn giữ gìn bản sắc chia sẻ thức ăn vào mùa săn bắn và cho nhau lương thực một cách vui vẻ.

Cứ vào tháng bảy mùa mưa rừng, người đàn ông Mày chuẩn bị ná, tên độc từ một loại cây họ sung mọc bên suối có nhựa mũ cực độc. Vào lễ săn, già làng cúng mở cửa bản, hòn đá thiêng của bản đặt bên gốc cây khô, quanh bản có một cửa ra được gọi là cửa lên trời, những cây lồ ô được rút ra, mỗi thợ săn được mời bước qua đó, và dùng máu con gà sống bôi lên trán, chỉ dấu về sự hùng mạnh và điêu luyện được già làng ban cho con trai người Mày.

Những chuyến đi săn của người Mày thường kéo dài từ một tuần đến cả tháng, lương thực họ bới đi chỉ là mấy bắp ngô và ít sắn trên rẫy, không mang theo gạo bởi phải nhường gạo cho trẻ em và phụ nữ, người già trong bản. Già Hồ Xếp nói: "Không bới gạo đi cũng là chứng tỏ bản lĩnh của con trai Mày dẻo dai như cây rừng, tồn tại khỏe hơn anh em khác như Khùa, Sách, Mã Liềng trong rừng rú khắc nghiệt".

Họ đi vào rừng và phân công tốp săn một cách thông minh, nếu dùng bẫy họ đi theo dấu vết của thú rừng, phát hiện đường đi, họ sẽ làm một cái bẫy cạnh nơi có nước, thú đến đó sẽ mắc bẫy. Nếu là săn bằng ná và tên độc, có người tiền trạm, phát hiện có thú, một tiếng huýt như tiếng chim ưng được phát ra, cả nhóm bủa thành hình vòng cung và xả tên vào con thú. Chưa bao giờ người Mày đi săn trở về tay không.

Một con lợn rừng, con nai, hay con mang hoặc bất cứ loài thú nào to lớn bị bắt được, bản của người Mày có bao nhiêu thành viên đều được chia hết. Người đầu tiên phát hiện chỉ nhiều nhất là được phát thêm cái đầu, ngoài chỗ thịt như mọi người. Cái đầu của con vật săn được là biểu tượng của thợ săn thiện nghệ.

Một ngày quần rừng khu vực săn bắn khi trời mưa, những động loạn khiến mọi con vật lẩn trốn. Gần như phải tay không ra về, nhưng cuối cùng, Hồ Khiên, một người dân bản cũng bắt được một con rắn to và một con thỏ rừng. Khiên đưa "chiến lợi phẩm" đến nhà cụ Hồ Xếp, để vị già làng phân chia. Số thịt không nhiều, già Hồ Xếp nói chỉ phân cho một số nhà khó khăn và gia đình Hồ Khiên.

toc-nguoi3-6755-1381109691.jpg

Người Mày chuẩn bị đi săn.

Thật ra nói người Mày không tư hữu cũng là chưa lột tả hết cuộc sống hiện thực của họ. Họ đã bắt đầu sở hữu cá thể gia đình với các vật dụng nhỏ nhất và đơn sơ nhất. Hiện tại, người Mày không ý thức về tư hữu, họ sống quần tụ và đoàn kết, thông minh trong cách ở, cách săn bắn, cách ứng xử với núi rừng.

Làm ít lúa rẫy, sắn ngô, họ thu hoạch rồi bỏ vào cái lán trên nương, ở đó dòng họ, anh em đều được phép đưa về ăn. Ai đói đều có quyền nói với trưởng tộc hoặc già làng, rồi xin chủ nhân được ra lán lấy ít lương thực.

Anh em Mày chia nhau miếng ăn như chia nhau những câu chuyện kể về nguồn gốc người Mày hùng mạnh qua các đêm lửa bập bùng cuối năm do già làng dẫn dắt. Cụ Hồ Xếp, người già làng thông thái nói: "Cái người Mày nhà này có mà người Mày nhà khác không có thì phải cho nhau, vì có khi mình không có, người khác cho. Người Mày mỗi bản vài nóc nhà, không cưu mang nhau để sống bền với rừng thì thua con thú, con chim. Chúng sống còn có bầy, có đàn, huống chi người Mày bắt được con thú, con chim, phải hơn chúng chứ".

Với họ, nhà cửa là cái bình thường, cho nên nó xơ xác tiêu điều. Chỉ đến khi bộ đội biên phòng giúp dựng nhà mới, họ mới nghe kể về sự trọng đại của việc làm nhà trong đời người và bắt đầu gieo vào ý thức việc sở hữu căn nhà quan trọng như lễ trưởng thành. Người Mày chưa có chăn nuôi lớn cho gia đình, cá nhân. Họ chỉ dừng lại ở nuôi vỗ gà và lợn, chó, heo chứ chưa nuôi bất cứ con gì.

Với người Mày, mỗi lần bản có khách, không phải chỉ một mình chủ nhà tiếp đãi mà lần lượt các nhà khác trong bản đều khoản đãi khách bằng những bữa cơm lúa nương và canh măng tươi với lá cọ rừng rất ngon.

Bữa cơm đạm bạc của dân bản Mày thết đãi cho thấy tiềm lực ngôi nhà của họ và cũng bộc toát lên tâm hồn của họ, có cái gì cũng đưa ra mời khách. Bữa cơm tối của cảnh núi rừng u tịch, bên ngọn đèn tạo ra từ loại dầu của cây cu lết trên rừng, giữa bản có nhà bắt được mớ cá khe cũng đưa đến chung vui đãi khách, rồi hỏi han bao chuyện cuộc sống miền xuôi, miền ngược.

bua-com1-5258-1381109691.jpg

Bữa cơm đạm bạc của người Mày.

Người Mày đang tồn lưu những gì thuộc về công sản nguyên thủy nên mọi thứ thuộc về mưu sống họ đều chia sẽ, kể cả với khách phương xa. Ngày nay, buôn bán đã tràn đến bản làng người Mày bằng chiếc xe máy của đội quân buôn chuyến, người Mày đã có thể ăn được con cá trích, cá nục từ dưới biển đưa lên. Nhưng họ chỉ dừng lại ở vật ngang đổi các đặc sản rừng, chưa thể có kỹ năng ngã giá.

Một số người Mày đổi sản vật cho các lái buôn chuyến thành tiền, có người vẫn không biết phân biệt giá cá nục thế nào, cá trích ra sao. Nhiều người dân bản đều vậy, bởi mãnh lực núi rừng kéo họ lại với quá khứ nhiều hơn, những va chạm và tiếp xúc với văn minh quá ít nên chưa thể bào mòn ý thức xưa cũ.

Người phụ nữ Mày vào rừng vẫn nhanh nhẹn với tài hái lượm, đàn ông Mày vẫn dẻo dai với săn bắn, ý thức công sản của ngày nguyên thủy vẫn đeo bám tâm trí họ.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=742090#ixzz2iixvQv9L 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60670879

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July