Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  NHỮNG BÍ ẨN VỀ CÁC PHÁT MINH KHOA HỌC NHỮNG BÍ ẨN VỀ CÁC PHÁT MINH KHOA HỌC , Người xứ Nghệ Kiev
 

 




                                         Albert Einstein 

Các phát minh khoa học ra đời như thế nào vốn là câu hỏi khiến nhân loại trăn trở nhiều thế kỷ qua. Một số nhà khoa học khẳng định vai trò quan trọng của tuổi tác đối với hoạt động sáng tạo; số khác cho rằng chỉ những kẻ độc thân mới có khả năng tạo ra những phát minh vĩ đại.

Lời thú nhận của Einstein

Một lần Albert Einstein nói: “Người nào không có cống hiến lớn cho khoa học trước năm 30 tuổi, sẽ không bao giờ làm được điều gì quan trọng”. Câu nói ấy dường như được chứng minh bởi những sự kiện nổi tiếng.
Thành tựu lớn nhất của Einstein  - Thuyết tương đối tổng quát - ra đời khi nhà bác học thiên tài 36 tuổi. Nhưng thuyết tương đối  hẹp và công trình về hiệu ứng quang điện giúp Einstein trở thành người đọat giải Nobel, được thực hiện năm ông mới 26 tuổi.
Nhà vật lý và toán học Anh, người khai sinh ra các cơ sở lý thuyết của cơ học và thiên văn học Isaac Newton đã phát hiện ra các định luật về chuyển động và thuyết vạn vật hấp dẫn trước khi ông tròn 25 tuổi.
Nhà vật lý lý thuyết Anh Pol Dirak, một trong những người sáng lập ra cơ học lượng tử, đã hoàn thành công trình của mình vào năm 25 tuổi, và nhận giải thưởng Nobel về vật lý năm 31 tuổi.
Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg “nghĩ ra” cơ học lượng tử năm 23 tuổi.
Thomas Edison phát minh ra máy hát năm 23 tuổi.
Guglielmo Marconi phát minh ra “máy điện báo vô tuyến” năm 21 tuổi.
Các nguyên lý chế tạo máy vi tính của Alan Turing ra đời năm ông 25 tuổi.
Năm 25 tuổi James Watson  cùng với Francis Crick phát hiện ra cấu trúc hình xoắn kép của ADN. Sau đó ông không phát minh ra điều gì có ý nghĩa nữa trong khoa học.
Bob Fisher trở thành nhà vô địch cờ thế giới ở tuổi 29 và ngự trên đỉnh cao đến năm 32 tuổi. Anatoly Karpov đoạt danh hiệu này năm 24 tuổi, và năm 34 tuổi bị Garri Kasparov 22 tuổi đánh bại. Đến lượt mình, năm 34  tuổi Garri Kasparov cũng bị  “đàn em” – máy tính điện tử của hãng IBM đánh bại.
Các nhà khoa học Nga Zhores Alferov, Vitaly Ginzburg và Aleksey Abrikosov (sống ở Mỹ) đã hoàn thành các phát minh khoa học của mình về sau đọat giải thưởng Nobel, vào năm 31, 34 và 22 tuổi tương ứng.

Đừng bỏ qua đỉnh cao của mình

Tất nhiên, việc tìm hiểu bảng thống kê “thiên tài” có thể gây cho nhiều người ý nghĩ khó chịu rằng họ đã bỏ qua đỉnh cao của mình, - tiến sĩ tâm lý học Din Simonton ở Đại học California nói. - Đặc biệt là các nhà vật lý học. Bởi giống như các lực sĩ, họ có những khả năng vượt trội. Và họ sẽ rất buồn khi nhận thấy đến một lúc nào đó tuổi tác không cho phép mình bộc lộ tài năng như trước. Còn tại các khoa vật lý, than ôi, người ta không dạy cách đối phó với sự khủng hoảng bắt đầu vào năm 30-35 tuổi.
Tuy nhiên, ý kiến cho rằng các nhà khoa học nổi tiếng thực hiện những phát minh lớn của mình lúc còn trẻ, rất có sức thuyết phục. Để chứng minh điều đó, tiến sĩ Din Simonton quyết định làm một cuộc kiểm tra. Ông đã tìm hiểu tiểu sử của hai ngàn nhà khoa học nổi tiếng và tiến hành các nghiên cứu thống kê về họ. Kết luận rút ra không mấy lạc quan: tuổi trung bình của các nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý, toán học và công nghệ có cống hiến lớn cho khoa học, dao động đâu đó trong giới hạn 35 tuổi.
- Tất nhiên, có những công trình tài năng được thực hiện ở lứa tuổi muộn hơn, - tiến sĩ nói. – Nhưng điều đó liên quan tới những lĩnh vực tri thức, nơi người ta sáng tạo chậm hơn và toàn bộ quá trình ít phụ thuộc và sự phát lộ của tài năng, ví dụ, lịch sử, địa chất hoặc văn học. Tolstoy hoàn thành tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”  và bắt tay viết “Anna Karenina” năm 40 tuổi. Dostoyevsky viết xong “Anh em nhà Karamazov” năm 59 tuổi. Goethe xuất bản “Nổi khổ của chàng Werther” năm 20 tuổi, nhưng “Faust” được viết xong năm 80 tuổi.
Tất nhiên, bất kỳ quy tắc nào cũng có những ngoại lệ, nhưng theo nhà khoa học, chúng không  phá bỏ quy tắc. Chẳng hạn, Isaac Newton đã có cống hiến thứ hai của mình trong khoa học – phát minh ra các nguyên lý của toán học năm 44 tuổi.
     Tuổi trung bình của các nhà khoa học có cống hiến lớn (Theo tiến sĩ tâm lý học Din Simonton)
                                        
  Bộ môn
  khoa học
        Tuổi trung bình
   của cống hiến đầu tiên
          Tuổi trung bình
       của cống hiến lớn nhất
Toán học
 26 tuổi
 38 tuổi
Thiên văn học        
 30 tuổi
 40 tuổi
Vật lý
 29 tuổi
 38 tuổi
Hóa học
 30 tuổi
 37 tuổi
Sinh học
 28 tuổi
 40 tuổi
Y học
 31 tuổi
 41 tuổi
Công nghệ
 31 tuổi
 39 tuổi
Các khoa học Trái đất
 31 tuổi
 42 tuổi
Các khoa học khác
 32 tuổi
 41 tuổi
                                                                                                                                                                                Hôn nhân nguy hiểm

Nhưng tại sao đỉnh cao của họat động sáng tạo khoa học lại rơi vào lứa tuổi sớm như vậy? Sau đây là quan điểm riêng của nhà sinh lý học, giáo sư Đại học Canterbury ở New Zealand Satoshi Kanazawa.
Trong một bài báo được công bố trên tạp chí Anh New Scientist, giáo sư Satoshi Kanazawa đã nghiên cứu kỹ tiểu sử 280 nhà khoa học lớn và chứng minh rằng các thiên tài đã hoàn thành những công trình của mình nhất định… trước khi cưới vợ. Kết luận này liên quan tới 65% các trường hợp được nghiên cứu.
Tuổi tác thường không ảnh hưởng gì tới đỉnh cao của hoạt động sáng tạo, - giáo sư nói. - Những người đàn ông thiên tài, dù bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, đều mất khả năng sáng tạo khi lấy vợ. Các nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng trong vòng 5 năm kể từ khi kết hôn hầu như một phần tư số nhà khoa học có gia đình đều viết công trình khoa học lớn cuối cùng của mình, sau đó họ biến mất khỏi  khoa học.  Satoshi Kanazawa giải thích hiện tượng đó bằng tác động của hàm lượng testosteron cao trong cơ thể đàn ông, được sinh ra bởi “ham muốn quyến rũ phụ nữ”. Hồi trẻ, nhà nghiên cứu nói, người đàn ông có nhu cầu rất lớn về sự tranh tài, khát khao danh vọng và tìm kiếm sự ái mộ của phái đẹp. Còn sau khi nhà khoa học đã trở nên chín chắn, yên vị, thì nồng độ testosteron giảm xuống, và khao khát sáng tạo dần dần trở về số không. Tuy nhiên quy tắc này cũng có những ngoại lệ. Ví dụ, ngài Alexandr Fleming phát minh ra penixilin ở tuổi 47, lúc đã cưới vợ 13 năm.
Trong danh sách của Kanazawa có quá ít nhà khoa học nữ, để có thể rút ra những kết luận nghiêm túc về lý thuyết của ông, tuy nhiên nhiều ví dụ lại nói về xu thế ngược lại. Ví dụ, Maria Curie nhận học vị tiến sĩ ở tuổi 36, thời gian đó bà đã lấy chồng được 8 năm. Và chỉ 7 năm sau bà phát minh ra chất rađi tinh khiết. Rosalind Franklin tiến hành các công trình nghiên cứu nhiễu xạ các phân tử của ADN bằng tia rơngen, có ý nghĩa quyết định đối với việc Watson và Crick  phát hiện ra cấu trúc hình xoắn kép của ADN, khi bà mới 30 tuổi. Điều thú vị là bà không bao giờ lấy chồng.

Phụ nữ - nguồn cảm hứng của chiến công

Tuy nhiên, nhà khoa học Nga, tiến sĩ Vladislav Gyurushan, cho rằng các nghiên cứu của Kanazawa chỉ có ý nghĩa đối với các đại biểu của khoa học chính xác. Còn đối với các nhà thơ, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ thì phụ nữ lại là nguồn cảm hứng vô tận. Và càng có nhiều vợ, nhân tình, con cái thì họ càng tạo ra những tác phẩm lớn.
Các cuộc gặp gỡ của  Wolfgang von Goethe với người đẹp Frederika đã tạo cảm hứng cho ông viết kiệt tác bất tử “Faust”. Nhờ có mối tình bất hạnh với thiếu nữ Charlotte19 tuổi mà nhân loại được thưởng thức kiệt tác “Những nỗi khổ của chàng Werther”.
Các nhà nghiên cứu tác phẩm của Mayakovsky đã kể tên hàng chục mối tình của ông, nhưng chỉ có một người tình duy nhất đích thực được ông dành tặng các tác phẩm của mình là Lilya Brik.
Alexander Dumas - bố hình như có 500 tình nhân và một lũ con ngoài giá thú.
Người tình đầu của Onore de Balzac là Laura de Berny 43 tuổi, mẹ của 9 đứa con. Còn người tình cuối cùng của ông là nữ bá tước Evelina Ganskaya; mối tình lâu năm của họ được kết thúc bằng một cuộc hôn nhân ngay trước khi nhà văn qua đời.
Nhà văn Guy de Maupassant thú nhận rằng ông có rất nhiều bạn gái, nhưng không có một mối tình đích thực nào.
Nhà văn George Simenon, cha đẻ của thanh tra Maigret, có lần thú nhận rằng ông có 10.000 phụ nữ. Có thể đó là sự khoe khoang thông thường của đàn ông. Thế nhưng Denise, người vợ thứ hai của nhà văn, đã khẳng định rằng Simenon có tới 12.000 phụ nữ!
Đại thi hào Nga Aleksandr Pushkin có 700 người tình.
Pablo Picasso lúc sinh thời được mệnh danh là Don Juan. Ông có rất nhiều con chính thức và không chính thức.

Ngoài ra, những nhà văn như Stendhal, Herbert Wells, Maxim Gorky, Ernest Hemingway, Victor Hugo cũng có rất nhiều tình nhân.
                      Theo Trần Hậu 

  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60614153

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July