Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > >
  Bí mật khiến người dân tộc S’tiêng sùng bái một bãi đá như mộ tổ Bí mật khiến người dân tộc S’tiêng sùng bái một bãi đá như mộ tổ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 ›› Huyền ảo bãi đá cổ Sa Pa

GiadinhNet - Nằm trên vùng đất thiêng của đồng bào S’tiêng (xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, Bình Phước), ụ đất lớn được bao phủ bởi hàng phiến đá lớn nhỏ theo vòng tròn kỳ dị. Nhiều thế hệ nối tiếp nhau, tộc người S’tiêng rất tôn kính và coi đó là ngôi mộ tổ của dân làng.

Chuyện lạ kỳ  quanh bãi đá cổ

Có nhiều truyền thuyết kỳ bí xung quanh ngôi mộ đá này, những người dân sống lân cận kể rằng mỗi khi hè đến có rất nhiều loài hoa khác nhau lung linh nở quanh bãi đá cổ. Thế nhưng, điều kỳ lạ là những loài hoa ấy, người dân không hề có ai gieo trồng hay chăm sóc. Già K’Rinh (69 tuổi) nhớ lại: “Tổ tiên người S’tiêng kể lại rằng trước đây từng có đàn chim sẻ bay đến đậu trên bãi đá cổ. Mỗi lần chúng đến, trời chắc chắn đổ mưa ngay rồi kéo theo sấm sét đánh thẳng vào bãi đá cổ. Hay lần khác có người chăn bò ở khu vực trong bãi đá, khi về đều mắc bệnh chữa không khỏi, đến khi mang lễ vật đến cúng thì bỗng dưng khỏi bệnh”. Bà K’Rinh còn xác nhận với chúng tôi rằng trước đây, quanh khu đồi có diện tích suối và hồ nước khá lớn, bên dưới có loài cá lạ mà người dân gọi là cá Tiên, dù bắt rất nhiều mà không hết. Xuất phát từ những điều kỳ lạ trên mà truyền qua nhiều thế hệ, tộc người S’tiêng luôn chọn bãi đá này làm nơi tổ chức các lễ hội, lễ cúng lúa mới, lễ xuống đồng, lễ tạ ơn, lễ cầu mưa.
 
Bí mật khiến người dân tộc S’tiêng sùng bái một bãi đá như mộ tổ 1

Ngôi mộ bí ẩn có vai trò lớn trong đời sống tinh thần người S’tiêng.


Nằm trên một khu đồi sỏi đá, nơi giáp ranh với biên giới Campuchia, xung quanh được bao bọc bởi khu rừng cao su bạt ngàn và những con đường đất đỏ bazan trơn trượt, bãi đá khổng lồ mang dáng vẻ kỳ bí thuộc xã Lộc An (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thực sự khiến nhiều người tò mò về nguồn gốc và ý nghĩa của nó. Bãi đá nằm trong khu vực quần cư lâu đời của đồng bào S’tiêng. Theo ngôn ngữ của họ thì chúng được gọi là Bãi Tiên hay mộ già làng R’lem. Người dân ở đây cho biết: “Dù khu đồi đã bị thu hẹp nhưng vẫn còn thấy rõ được tính quy mô của nó”. Những bậc cao niên trong vùng kể lại thì xưa bãi đá cổ là một quần thể kiến trúc rất độc đáo, với hàng trăm tảng đá ong khổng lồ được đắp rất công phu, tỉ mỉ theo hình Kim Tự Tháp, bao quanh là con suối và nhiều núi đồi.

Không ai biết nó xuất hiện từ bao giờ và chủ nhân là ai, nhưng nhiều thế hệ tộc người S’tiêng vô cùng sùng bái, thậm chí có những truyền thuyết về bãi đá gắn liền với quá trình sinh sống và quần cư của họ. Già làng Điểu Khê (SN 1936, xã Lộc An) kể lại: “Từ lúc còn nhỏ, tôi đã thấy ngôi mộ rồi. Nghe ông bà kể lại, đây là ngôi mộ có từ đời ông cố, ông sơ. Trước đây khu vực này cảnh quan rất xinh đẹp với cây cối mọc xum xuê, nhiều loài hoa rừng khoe sắc”. Ông còn cho biết thêm: “Người S’tiêng rất tôn sùng đá, hễ ai mà đi làm nương, làm rẫy mà nhặt được viên đá nào có hình thù kỳ dị, phát ra ánh sáng thì là người có số hên, được thần linh giao nhiệm vụ làm  cầu nối giữa thần linh và con người”.

Theo quan sát, bãi đá được chia làm hai phần rõ rệt, phần ngoài đá được xếp vòng tròn có đường kính 9m, tập trung gần như toàn bộ những viên đá lớn tách biệt nhau. Phần thứ hai là hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 4,5m, tập hợp những phiến nhỏ hơn nằm san sát vát lên đỉnh, giữa là một khoảnh đất u lên tương đối lớn. Cũng theo anh K’Kinh thì ngày xưa, Bãi Tiên rất lớn hình Kim Tự Tháp, nhưng theo thời gian mưa gió bào mòn, đá và đất dần sụp xuống và có hình dạng như ngày nay.

Tiếp xúc với chúng tôi, già K’Hoanh (78 tuổi) giải thích, bãi đá cổ này gắn liền với truyền thuyết về già làng R’lem ở sóc Bù Gio Tó (Bình Phước), với công lao đưa bộ tộc người S’tiêng tới vùng đất này sinh cơ, lập nghiệp. Ngày ấy, tộc người S’tiêng ở một vùng đất xa xôi. Do khó khăn trong sinh sống, họ quyết định đi tìm cho mình nơi định cư mới thuận tiện sinh sống hơn. Dẫn đầu đoàn người là già làng R’lem, sau nhiều ngày đi thì đến vùng đất này, thấy địa thế đẹp nên quyết định quyết định dừng chân, bảo ban dân dựng nhà lập làng. Mọi người vui mừng nhanh chóng bắt tay vào việc phát nương làm rẫy để ổn định cuộc sống. Trong một lần đi vào rừng làm rẫy, già làng R’lem chặt phải một loại cây có độc (người S’tiêng gọi là Tơn Tằm), nên về nhà bị bệnh nặng.

Truyền thuyết kể lại rằng sau khi trúng độc, già làng đã uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Vì quá thương già làng, người dân bèn hộ tống ông tới ngọn đồi để tổ chức lễ cúng giải hạn. Thế nhưng khi vừa tới ngọn đồi thì bệnh tình già R’lem trầm trọng hơn và trút hơi thở cuối cùng. Quá thương tiếc, bà con liền tổ chức nghi thức mai táng cho già ngay tại chỗ, cả làng tập trung ngồi quanh khu đồi tiếc thương cho vị thủ lĩnh. Khi đang tiến hành làm lễ tang, thì bỗng nhiên trời tối sầm lại và lạnh lẽo vô cùng, trong chốc lát mọi đồ vật xung quanh cùng những người ở đó hóa hết thành đá. Người dân cũng từ câu chuyện này mà ví sự ra đi của già R’lem giống như sự hóa Tiên nên gọi Bãi Tiên để tưởng nhớ. Vì thế ngày nay phần dưới chân bãi đá có nhiều phến xếp nằm giống như cảnh hàng trăm người đang chịu tang, còn phần trên cao lại tương tự như người trưởng làng đang nhìn buôn dân của mình. Có lẽ vì thế, người S’Tiêng rất tôn sùng bãi đá cổ và xem đó là biểu tượng của sự thiêng liêng, may mắn cho cộng đồng.
 
Bí ẩn chưa giải mã, bãi đá có nguy cơ biến mất

Chưa một nhà nghiên cứu nào xác định được rằng liệu đây có phải là một ngôi mộ cổ hay không? Bên cạnh đó, quan sát niên đại lâu năm của bãi đá, nhiều ý kiến cho rằng cấu trúc sắp xếp của các khối đá dường như có sự liên hệ mật thiết đến nét văn hóa của người Việt cổ. Khi nghe chúng tôi đề cập đến chủ nhân của bãi đá này, anh H’Du (42 tuổi) một người dân trong vùng cho biết: “Đó là nơi người S’tiêng cúng Yàng, chúng tôi coi là chốn linh thiêng, không ai được xâm phạm đến”.

Sống gần một đời người gần bãi đá thiêng kì lạ, chứng kiến nhiều sự đổi thay trong đời sống đồng bào S’tiêng, hơn ai hết già làng Điểu Khê hiểu được mối quan hệ tâm linh mật thiết giữa người dân và bãi đá cổ này. Chưa bao giờ, ông nghĩ có một ngày bãi đá bị tàn phá tan hoang và có nguy cơ biến mất như thời gian gần đây. Theo quan sát, có ít nhất 3 công ty khai thác đá đang ngày đêm hoạt động, làm cho diện tích bãi đá đang ngày càng thu hẹp, tiếng máy múc vẫn dồn dập bất chấp sự phản đối của người dân, gây lở lói nham nhở, đang phạm dần vào bãi đá cổ.

Chia sẻ cùng chúng tôi, già làng Điểu Khê trăn trở: “Tâm nguyện duy nhất của người S’tiêng chỉ là giữ được bãi đá để trong những dịp cúng bái hay tế lễ còn có nơi cho đồng bào tụ họp. Thực sự, bãi đá ấy gắn bó với người S’tiêng chúng tôi bao đời rồi”.

Theo các cán bộ văn hóa địa phương, trước đây, khi chưa có cách giải thích các hiện tượng tự nhiên theo khoa học, người S’tiêng đều dựa vào kết cấu của đá để lý giải về thời tiết hoặc để gửi gắm những điều mong ước về một cuộc sống tốt đẹp, an bình hơn. Đặc biệt, những nơi có đá tập trung với số lượng lớn, hình thù đồ sộ, kỳ dị hoặc giống với hình ảnh trong cuộc sống thường ngày càng được người S’tiêng quan tâm và tôn sùng. Quan niệm về đá trở thành phong tục riêng của người S’Tiêng trong các nghi lễ như tục cúng nhà mới, lễ hội mừng lúa mới. Một số nhà nghiên cứu văn hóa gần đây về tìm hiểu về bãi đá thì thấy rằng những truyền thuyết lý giải sự ra đời của bãi đá có mối quan hệ chặt chẽ với tộc người S’tiêng.    
 
Ông Nguyễn Quang Toản, giám đốc Sở VHTT & DL Bình Phước cho biết, sau khi phát hiện bãi đá cổ đã có một số nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu tại khu khảo cổ này. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác, thì cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ, được hội đồng khoa học thẩm định và việc này đang được gấp rút thực hiện.
 
Hữu Huấn

  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60470160

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July