Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Căn phòng hổ phách huyền thoại của Sa hoàng Nga Căn phòng hổ phách huyền thoại của Sa hoàng Nga , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Thứ ba 06/12/2016 

Được ví như kỳ quan thứ 8, Amber Room đã có một quá khứ huy hoàng và tráng lệ trước khi bị đánh cắp rồi biến mất một cách bí ẩn mãi mãi.

Căn phòng này được xây dựng vào thế kỷ 18, biến mất một cách bí ẩn trong suốt thế chiến thứ hai và được tái dựng lại vào năm 2003 (Ảnh: Traveler).

Căn phòng hổ phách (Amber Room) là một kiến trúc tuyệt đẹp. Các vách ngăn của phòng đều được làm từ hổ phách cùng vàng lá nguyên chất. Những tấm gương lúc nào cũng sáng bóng và được trang trí công phu. Những người tạo nên vẻ đẹp huyền ảo và danh tiếng lưu truyền đến muôn đời sau cho căn phòng là đội ngũ các nghệ nhân lão luyện, tay nghề đỉnh cao đến từ Đức, Nga, Đan Mạch...

Năm 1701, vị vua đầu tiên của nước Phổ là Friedrich I ra lệnh xây dựng căn phòng hổ phách nhằm trang trí cho cung điện nguy nga Charlottenburg. Căn phòng được coi như một lời tỏ tình xa hoa đối với người vợ yêu của ông, hoàng hậu Sophie Charlotte. Thời đó, hổ phách là thứ vô cùng quý hiếm, đắt giá hơn vàng gấp 12 lần. Căn phòng được xây dựng trong 10 năm và hoàn thành vào năm 1711. Tác giả của ý tưởng này là nhà điêu khắc bậc thầy của nước Đức bấy giờ - Andreas Schlter. Việc xây dựng căn phòng do nghệ nhân tài năng người Đan Mạch Gottfried Wolfram thực hiện.

Trong ngày ra mắt, hơn 500 cây nến lớn được thắp khiến căn phòng lung linh dưới ánh vàng và bắt đầu một huyền thoại: kỳ quan thứ 8 của nhân loại.

Ban đầu, "bức thư tình bằng hổ phách" dự định đặt tại lâu đài Charlottenburg nhưng sau đó được chuyển đến cung điện thành phố Berlin (Berlin City Palace). Ảnh: Traveler.

Vào năm 1716, sa hoàng Nga là Pier đại đế khi đến thăm nước Phổ đã hoàn toàn bị chinh phục bởi nét đẹp "vô tiền khoáng hậu" của căn phòng. Để thể hiện tình hữu nghị và muốn thắt chặt quan hệ liên minh Nga - Phổ chống lại nhà nước Thụy Điển, vua Friedrich Wilhelm I - con trai của vua Friedrich I - đã đồng ý tặng Pier món quà vô giá này.

Năm 1717, người ta tháo rời căn phòng để vận chuyển về Nga. Căn phòng nổi tiếng được đặt tại Catherine - cung điện được xây dựng theo phong cách Rococo - ở Tsarskoye Selo, gần St.Petersburg. Tại Nga, căn phòng được mở rộng và trang trí thêm nhiều bảo vật khác trong một diện tích hơn 55m2 với 12 bức vách, 12 cột trụ. Tất cả đều được chế tác từ 6 tấn hổ phách, vàng, đá quý. Giá trị căn phòng ước tính lên đến 142.000.000 USD. Amber room được hoàn thiện vào năm 1755 và trùng tu lại vào năm 1830.

Cung điện Catherine - nơi đang có căn phòng hổ phách được tái dựng. Ảnh: Traveler.

Một thời gian ngắn sau khi phát xít Đức xâm lược Liên Xô trong thế chiến thứ hai, những người có trách nhiệm quản lý căn phòng hổ phách đã cố gắng tháo rời các tấm vách trong căn phòng để cất đi, nhằm tránh khỏi sự nhòm ngó. Qua năm tháng, hổ phách trở nên khô, giòn và dễ gẫy. Khi tháo dỡ, những bức vách đã bị vỡ. Vì vậy, Liên Xô đã ra lệnh "hô biến" toàn bộ căn phòng bằng cách bọc giấy dán tường. Tuy nhiên, mọi nỗ lực che giấu đều thất bại khi lính Đức dễ dàng tìm ra căn phòng hổ phách huyền thoại này.

Vào ngày 14/10/1941, dưới sự chỉ huy của Rittmeister Graf Solms-Laubach, 27 kiện hàng chứa căn phòng được di chuyển về lâu đài Königsberg. Việc tháo dỡ kéo dài 36 tiếng và được giám sát bởi 2 chuyên gia. Trong đêm 26, rạng sáng 27/8/1944, lâu đài Königsberg bị đánh bom. Khi quân đội Xô Viết chiếm thành phố Königsberg vào tháng 4/1945, căn phòng hổ phách đã hoàn toàn biến mất.

Đến nay, có hàng trăm giả thuyết khác nhau về số phận của căn phòng hổ phách. Một trong số đó là lãnh đạo đảng bộ đảng Đức quốc xã tại tỉnh Königsberg - Erich Koch - đã mang căn phòng hổ phách cùng nhiều báu vật ra khỏi thành phố. Cuối thế chiến thứ hai, Erich Koch bị bắt trong nhà tù Ba Lan và tuyên án tử hình. Thế nhưng bản án này không bao giờ được thi hành. Nhiều người cho rằng chính những bí mật về căn phòng hổ phách mà Erich nắm giữ đã bảo vệ mạng sống cho ông. Đó cũng là lý do khiến nhiều người tin vì nhiều lần Erich đã thay đổi lời khai về nơi chốn cất giữ căn phòng hổ phách.

Nhiều người khác lại cho rằng căn phòng hổ phách đã bị phá hủy bởi chiến tranh và Amber Room trở thành một trong những kho báu mà nhân loại khao khát được tìm thấy nhất thế giới.

Năm 1979, căn phòng hổ phách được tái xây dựng. Một nhóm nghệ sĩ, nhà điêu khắc, thợ thủ công tài năng đã được tập hợp để tái hiện kiệt tác khi xưa của vua Phổ dựa trên vài bức ảnh đen trắng cũ. Căn phòng được khánh thành vào năm 2003 dưới sự chứng kiến của tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Đức Gerhard Schröder, đúng dịp kỷ niệm 300 năm thành lập thành phố St. Petersburg.

Ngày nay, khi bước vào chiêm ngưỡng căn phòng hổ phách đặt tại cung điện Catherine, nhiều du khách cho biết họ có cảm giác như đang bước vào chiếc hang chứa kho báu của những tên cướp trong câu chuyện thần thoại Alibaba. Nhiều kiến trúc sư và các nhà nghiên cứu nghệ thuật, lịch sử đều bày tỏ sự hài lòng trước căn phòng hổ phách được xây dựng lại này.

Giờ mở cửa cung điện Catherine:

Hàng ngày: 10h - 18h. Thời điểm muộn nhất được chấp nhận mua vé vào xem là lúc 17h chiều.

Mùa cao điểm: từ tháng 5 đến tháng 9, các ngày cuối tuần, các ngày nghỉ lễ.
Cung điện đóng cửa vào ngày thứ hai cuối cùng của mỗi tháng và các ngày thứ ba trong tuần.

Vé vào cửa: Người lớn: 9 USD, học sinh: 3 USD, sinh viên: 4,4 USD.

Anh Minh
Nguồn: vnexpress.net
Theo baonga.com
http://baonga.com/bi-an.nd183/can-phong-ho-phach-huyen-thoai-cua-sa-hoang-nga.i77803.html
 

  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 59783184

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July