Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 01/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Nỗi buồn Angkor Nỗi buồn Angkor , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Tôi đến Campuchia theo tiếng nhạc nền rải đều trong In The Mood For Love (*), dự định sẽ kiếm cái lỗ nào đó để ghé miệng vào mà thì thầm tâm sự, nhưng rốt cuộc lại thấy mình nhỏ bé lặng người ngồi nghe câu chuyện buồn của Angkor hằn lên những vệt rêu phong phủ dày.


Thần Bayon, vị thần của đất nước Campuchia - Ảnh: Tiến Trình
Thần Bayon, vị thần của đất nước Campuchia - Ảnh: Tiến Trình
 

1. Chuyến xe đò đi qua cửa khẩu Mộc Bài, tiến về Phnom Penh - thủ đô Campuchia. Vừa ra khỏi Việt Nam, thật dễ dàng bắt gặp vô số sòng bạc nằm vất vưởng hai bên vệ đường, và không một chút gì lấp lánh. Đi giữa thành phố Phnom Penh, anh bạn chung đoàn quay sang đùa với mọi người rằng: “Làm ơn kiểm tra giùm, đây chắc chắn là xe Sài Gòn tới Phnom Penh chứ?”. Thật vậy, ở Phnom Penh, người ta nói tiếng Việt lưu loát. Họ xài đồng tiền Việt, ăn đồ Việt… Thậm chí, một siêu thị khá lớn gần đại lộ Sihanouk đề hẳn chữ Việt Nam ngoài biển hiệu.

Campuchia mùa mưa. Đoạn đường từ Phnom Penh đi Siem Reap, qua làn mưa lất phất, tôi nghe được mùi đất hoang hoải mỗi lúc thêm nồng, như có lần xa xôi lắm, từ tâm trí, mình đã trôi dạt đến một vùng quê y thế - một vùng quê Việt Nam. Đồng chiêm nước trũng, rạch mương chằng chịt, những căn nhà sàn yếu đuối dần đi trong ánh chiều tà... Bác tài Khmer đang say sưa trò chuyện với ba người khách vừa đón dọc đường. Em trai tôi, 21 tuổi, lần đầu tiên đi du lịch nước ngoài, và dù rất cố gắng, nó vẫn không che giấu nổi vẻ thất vọng. Sau bảy tiếng đồng hồ ngồi rệu rã trên xe đò, đoàn lữ khách cuối cùng đã được yên vị trên chiếc tuk tuk di chuyển trong địa phận tỉnh Siem Reap.

2. Angkor thời khắc bình minh đẹp sững sờ! Không cần và không nên bày tỏ thái độ khiếm nhã với kỳ quan tuyệt mỹ này bằng quá nhiều lời khen thông thường. Nếu như ở Ấn Độ, đền Taj Mahal là món quà tình yêu vĩ đại mà hoàng đế Shah Jahan gửi tặng hoàng hậu quá cố Mumtaz Mahal thì tại Campuchia, quần thể Angkor tựa một chứng tích hùng hồn về tình yêu bất diệt của cả dân tộc Khmer dành cho thần linh. Nhân loại bảo nhau, di sản lớn nhất của đế quốc Khmer chính là kinh đô Angkor, lịch sử Angkor cũng đồng thời là lịch sử của cựu đế quốc lớn mạnh nhất nhì khu vực Đông Nam Á này.  Được ví như sức mạnh và sự thịnh vượng của đế quốc Khmer, song, không một mảnh đất nào thuộc Angkor thiếu vắng đi hơi thở của tôn giáo.

Vùng đất Angkor mang trong mình rất nhiều tín ngưỡng: Hindu giáo, Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Nam tông du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13. “Đế thiên” Angkor Wat -  nơi thờ thần Vishnu có thiết kế theo kiến trúc Khmer với bao lơn tạc hình rắn Naga bảy đầu, năm ngọn tháp chính tượng trưng cho rặng núi thiêng Meru, khắp mặt tường đầy những bức phù điêu được chạm trổ hết sức sống động: Tiên nữ Apsara ngực trần nhảy múa, trận chiến Sita trong sử thi Ramayana, hay nhiều truyện xưa tích cũ phát xuất từ Hindu giáo... Bao quanh Angkor Wat là hồ chứa nước xanh thẳm, như thể nó nằm yên ở đó, quanh năm suốt tháng chỉ gánh mỗi việc làm gương để đền đài soi mình.“Đế thích” Angkor Thom lại mang dấu ấn Phật giáo Đại thừa, nổi bật với hình mẫu thần Bayon. Theo ghi chép của Chu Đạt Quan - một sứ thần Trung Hoa đã lưu lại kinh đô Angkor trong vòng nửa năm, các tháp Bayon từng được dát vàng. Các đền chùa khác gần Bayon là: Ta Prohm, Baphuon, Tep Pranam... có phần cũ kỹ hơn,  đặc biệt Ta Keo - ngôi đền đầu tiên của Angkor được xây hoàn toàn bằng sa thạch đang phải đóng cửa trùng tu.

Tôi mê đắm di tích, vô tình bỏ qua cậu bé Khmer gầy gò, đen nhẻm cầm xấp bưu thiếp đứng trước cổng lớn Angkor Thom chào mời.


Angkor Wat lộng lẫy buổi bình minh - Ảnh: Tiến Trình

3. Hơn một lần hoài nghi, quả thực là tại đất nước nghèo nàn này từng tồn tại một đế chế hùng mạnh bậc nhất khu vực giai đoạn từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15 ư? Sang Campuchia ngay thời điểm đất nước họ bận rộn tranh cử, cứ cách vài cây số lại được nghe loa phát thanh rộn vang bài hát tuyên truyền. Đảng viên đi vận động tranh cử: ô tô có, xe máy có, xe đạp cũng có. Chợt nghĩ đến người sáng lập ra kinh đô Angkor xưa - vua Jayavarman II - người từng tự xưng Chakravartin, tức vua thiên hạ bằng một lễ đăng quang theo hình thức Hindu giáo, thay cho lời tuyên bố độc lập của Vương quốc Khmer thoát khỏi Vương triều Java (vua Jayavarman II xuất thân là hoàng tử của triều đại Sailendra ở Java).

Tiếp đó, đế quốc Khmer không ngừng mở rộng lãnh thổ. Về phía tây, đế quốc Khmer trải dài đến tỉnh Lopburi thuộc Thái Lan ngày nay, về phía nam là eo đất Kra. Thời kỳ mà Việt Nam ta dốc lòng dốc sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, bên nước láng giềng, đế chế của họ đương mải mê cuộc chinh phạt các quốc gia lân bang: Vương quốc Haripunjaya, vương quốc Pagan, bán đảo Malay, vương quốc Grahi, nhiều tỉnh Chăm pa, biên giới phía bắc Lào… Các công trình nghệ thuật của người Khmer thì kỳ vĩ, chưa kể đến khoảng 10.000 tượng Phật đã bị vua Jayavarman VIII - một tín đồ Hindu giáo phá hủy. Hình ảnh những căn nhà sàn xiêu vẹo bỗng chốc đông cứng, rồi đột ngột đổ nhào, tựa chiếc búa đập dồn dập trên nền xi măng cán mỏng.

4. Nhiều sử gia cho rằng, việc xây dựng các công trình tốn kém cùng những xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia đã đặt dấu chấm hết cho đế quốc Khmer, Campuchia để mất Angkor vào tay Xiêm La là kết cục tất yếu. Sau nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer, năm 1431, Vương quốc Ayutthaya của người Thái đã chiếm được Angkor. Vương triều Khmer buộc phải di dời về phía nam (thủ đô Phnom Penh ngày nay). Đế quốc Khmer sụp đổ, kéo theo sự suy tàn và thu hẹp đất đai liên tục của Campuchia giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Và suốt nhiều thế kỷ trôi qua, dân tộc Khmer chưa bao giờ khôi phục lại được huy hoàng từng có trong quá khứ của mình. Liệu có phải, bất hạnh luôn nảy mầm trong nguồn vui? Đỉnh cao vàng son cũng chính là nguyên do lụi tàn?

Trước đền thờ Baphuon, tâm trạng em trai tôi dường như đã khác. Tôi không hiểu tâm tư của một cậu thanh niên, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng sự rung động đồng điệu của mỗi con người đặt chân đến nơi đây. Hàng triệu du khách thán phục ngước nhìn bốn mặt Bayon, còn Bayon từ trên cao ấy hiền lành nhìn xuống dân tộc mà mình bảo bọc. Angkor nằm sừng sững, ngày ngày kể cho nhân thế nghe câu chuyện về những vị vua Khmer kiêu hùng. Những vị vua kia cũng đang hiện diện trong xấp bưu thiếp trên tay cậu bé Campuchia gầy gò, đen nhẻm đứng ngơ ngác ở cổng thành Angkor Thom hôm đó.

Những thước phim quay chậm. Angkor nhuộm màu hoàng hôn u buồn khép sau dòng độc thoại của nhân vật Châu Mộ Văn, thay cho lời kết đầy ám ảnh: “Anh ấy nhớ tháng ngày đó, như nhòm qua ô cửa sổ bám bụi. Quá khứ là thứ người ta có thể nhìn nhưng không thể chạm vào”.

 

(*) In The Mood For Love, phim của đạo diễn Vương Gia Vệ mang về cho tài tử Lương Triều Vĩ giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Cannes 2000. Trong phim, Lương Triều Vĩ thủ vai nhà văn Châu Mộ Văn -  người đàn ông ôm cuộc tình ngang trái với một phụ nữ đã có chồng. Phim được đánh giá là một trong những phim tình cảm lãng mạn hay nhất qua mọi thời đại của điện ảnh châu Á. 



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=655587#ixzz2Z11HCG2Z 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 60534730

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July