Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Chàng trai Mỹ kể chuyện “nghiện” cơm bụi Việt Nam Chàng trai Mỹ kể chuyện “nghiện” cơm bụi Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Dân trí) - Chàng trai người Mỹ Matt Gross đã miêu tả tỉ mỉ hành trình bị cơm bụi Việt Nam "chinh phục", từ chỗ không thích các quán cơm bình dân tại Thành phố Hồ Chí Minh tới việc không thể bỏ cơm bụi vào mỗi bữa trưa.


Chàng trai người Mỹ Matt Gross.
Chàng trai người Mỹ Matt Gross.
 
Vào mùa hè năm 1996, sau khi vừa tốt nghiệp đại học, tôi chuyển tới sống tại Thành phố Hồ Chí Minh vì một lý do đơn giản: Tôi thích món ăn Việt Nam.
 
Tại các nhà hàng tại Virginia, Maryland và Washington ở Mỹ, tôi đã bắt đầu yêu thích các nguyên liệu thường được dùng trong các món ăn Việt - thịt nướng, rau thơm và rau xanh và đặc biệt là phở, món ăn truyền thống của Việt Nam.

Khi ngày tốt nghiệp đến, tôi biết tôi muốn sống ở nước ngoài và Việt Nam, quốc gia đã mở cửa với phương Tây, là sự lựa chọn số 1. Sự thật, nó không giống một sự lựa chọn chút nào, mà giống như định mệnh vậy.

2 tuần sau khi tới Việt Nam, tôi vào ăn trưa tại một nhà hàng ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không biết nên gọi món gì thì một thứ gì đó trên thực đơn khiến tôi chú ý: lươn nướng mía (lươn nước ngọt bọc mía buộc bằng lá hành và nướng trên than củi). Khi vừa cắn tôi đã thích ngay món này. Miếng lươn béo ngậy, cùng nước mắm tỏi thơm phức và mía ngọt lịm. Tôi biết đó là lý do tôi không muốn về Mỹ.

Món lươn ngon tới nỗi tôi muốn quay sang các thực khách kế bên để nói với họ rằng món ăn rất tuyệt. Nhưng không có ai cả, chỉ có một mình tôi trong nhà hàng. Tôi hơi buồn và thấy khó hiểu. Tôi tự hỏi không hiểu mọi người đi đâu nhỉ? Liệu tôi đã hành động gì sai?

Những tháng đầu tiên của tôi ở Việt Nam đầy rẫy những điều khó hiểu như thế. Xung quanh mình, tôi chắc chắn rằng có rất nhiều món ăn ngon đang chờ đợi, nhưng tôi không biết ăn gì, gọi món ra sao, ăn ở đâu, khi nào và tại sao.

Ví dụ như, vào buổi trưa, tôi thường ăn Phở tại quán Phở Hòa nổi tiếng trên phố Pasteur. Nhưng khi tôi kể với các sinh viên tại lớp học tiếng Anh, họ lại có ý kiến khác. Với họ, Phở thường là món ăn sáng chứ không phải món ăn giữa ngày. Khi tôi lập luận rằng nhiều người Việt Nam cũng ở ăn Phở Hòa vào buổi trưa thì các sinh viên đã đổi ý, có thể vì không muốn “cãi” giáo viên, hoặc đơn giản là muốn tôi cảm thấy thoải mái. Họ nói: “Ồ, tùy thầy. Thầy có thể ăn bất kỳ thứ gì thày muốn. Không sao”.

Nhưng đó là vấn đề, và tôi biết căn nguyên của nó. Tại các nhà hàng Việt ở Mỹ, tất cả các món ăn được phục vụ cùng nhau - phở, súp, cơm rang, ném cuốn. Nhưng tại Việt Nam, các quán ăn thường chỉ phục vụ một món như phở, bánh xèo, lẩu dê. Thích nghi với điều này có vẻ hơi khó khăn.

Vì chỉ biết một số ít món ăn và vài từ tiếng Việt, tôi thậm chí không biết phải làm thế nào. Tôi biết mình có thể lại gần, chỉ vào những món mà tôi thích trên các bàn ăn của người khác và thưởng thức thành quả, nhưng sự e ngại và xấu hổ đã khiến tôi không dám làm việc đó. Liệu có điều gì kỳ quặc hơn chuyện không biết ăn thế nào?

Do đó, tôi thường xuyên tới các quán ăn thường không dành cho người Việt tại các quận đông khách du lịch nước ngoài lui tới. Các nhà hàng đều tốt, với các ăn ngon kiểu Ý, Pháp và Nhật Bản. Nhưng tất cả các món ăn này đều nhắc nhở rằng tôi ngày càng thất bại trong việc khám phá văn hóa Việt Nam.
 
Các quán cơm bụi tại Việt Nam thường phục vụ nhiều món cùng lúc.
Các quán cơm bụi tại Việt Nam thường phục vụ nhiều món cùng lúc.

Sau vài tháng, tôi chuyển từ căn phòng thuê trên tầng 6 xuống một phòng khác ở tầng 5. Căn phòng mới rộng hơn và có điều hòa nhiệt độ, nhưng lý do đơn giản tôi chọn nó là vì căn phòng có một hành lang lý tưởng cho các bữa ăn trưa mang về nhà.

Nhưng mang gì về nhà đây? Bánh hamburger hay sandwich? Hay thịt lợn kiểu Thái?

Một lần đi bộ gần phố Bùi Viện, tôi nhìn thấy một người đàn ông ăn thịt lợn nướng bên ngoài một quán cơm bình dân. Những quán cơm bình dân xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Việt Nam. Chỉ với giá chưa tới 1 USD, bạn đã có một đĩa cơm với thịt lợn chấm nước mắm pha đường và rau muống xào tỏi, hoặc một bát canh mướp đắng nấu thịt và nấm hương.

Ấy thế mà trước đây cơm bình dân lại chưa bao giờ cuốn hút tôi. Có thể là vì các quán cơm thường sử dụng bàn gấp, ghế nhựa không sang trọng cho lắm. Có thể vì các đồ ăn trưa chế biến để ngoài trời, hay vì tôi cần đọc thực đơn, hoặc có thể chỉ đơn giản là tôi e ngại. 

Tuy nhiên, khi ngửi thấy mùi thơm của món sườn nướng, tất cả đã thay đổi. Được tẩm ướp tỏi, đường, nước mắm và hành, món sườn nướng có mùi thơm rất béo và ngậy và đó là điều mà tôi không thể bỏ qua. Do đó, tôi quyết định gọi món sườn nướng cùng với cơm trắng, rau muống và dưa chuột thái lát. Tôi mang suất ăn trưa đựng trong hộp xốp về phòng ở trên tầng 5, nơi tôi thưởng thức suất ăn một cách ngon miệng.

Và ngay sau đó cơm bình dân ở góc phố trở thành nơi tôi thường tới để thưởng thức những món ăn ngon nhưng giá rẻ. Tôi thường ăn món sườn nướng ngon tuyệt, nhưng quán cơm cũng có mực tẩm bột hay cá rán. Một quả trứng rán có thể phù hợp với bất kỳ suất ăn nào.

Ăn ở hành lang phòng mình cũng thú vị, nhưng dần dần tôi thường ăn ngay tại quán cơm bụi. Tôi nhận ra cách các thực khách khác thường ăn - dùng đũa và thìa kết hợp nhau. Tôi cũng xem cách họ chuẩn bị nước chấm - rót một chút nước mắm và vài miếng ớt lên đĩa thức ăn, hoặc rót nước chấm ra bát riêng từ một lọ nhỏ được đặt trên mỗi bàn ăn (tôi từng nghĩ đó là trà!).

Mọi người ăn một cách thoải mái. Tôi quan sát họ và học theo. Dần dần, tôi thậm chí còn không nhận ra rằng tôi đang ăn cơm bụi giống một người Việt Nam thực thụ.

Tôi cũng không nhận ra rằng việc thuần thục bữa ăn kiểu như vậy có những ảnh hưởng khác nữa. Giờ đây khi đã ăn no bữa trưa, tôi có thể ăn sáng và tối thế nào cũng được. Tôi không còn cảm thấy tội lỗi khi bắt đầu ngày mới với cà phê đen và bánh sừng bò vì có thể ăn cơm sườn nướng chỉ vài giờ sau đó.

Tôi cũng có thể trải nghiệm các món ăn khác vào buổi tối, như thử bánh bột gạo tại một nhà hàng Ấn Độ mới mở hoặc ăn ốc và trai gần sông Sài Gòn. Bất kể là những món ăn này có ngon hay không thì tôi đều biết rằng vào buổi trưa ngày kế tiếp tôi sẽ ăn cơm bụi.

An Bình
Theo New York Times


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60203996

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July