Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Nóc nhà thế giới: ‘địa ngục trần gian’ Nóc nhà thế giới: ‘địa ngục trần gian’ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 

 

Cô lập về mặt địa lý khiến cho cuộc sống của tộc người du mục Kyrgyz lạc hậu, nghèo khó.


Dãy núi Pamir.
Dãy núi Pamir.
 

Kyrgyz là những cư dân du mục duy nhất sống tại “mái nhà của thế giới” - dãy núi Pamir. Cuộc sống trên thiên đường mặt đất này theo một cách nào đó chứa đựng sự khổ cực của một địa ngục trần gian.

 

Pamir là một dãy núi tại Trung Á được lập nên bởi sự giao thoa của các dãy Himalaya, Thiên Sơn, Karakoram, Côn Lôn và Hindu Kush.
Chúng được đánh giá là một trong những ngọn núi cao nhất thế giới. Tại nơi "sơn cùng thủy tận" này tồn tại một nhóm cư dân thiểu số bao gồm những người dân du mục lâu năm mang tên Kyrgyz.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 2
Hai cô gái Kyrgyz đang kéo những chiếc can nhựa đựng nước trên lớp băng trơn của một dòng sông để trở về gia đình.
Những người dân ở đây chỉ là một bộ phận của tộc người Kyrgyz Afghanistan ban đầu. Trong nhiều thế kỷ, người Kyrgyz Afghanistan đã di chuyển liên tục quanh Trung Á và kiếm sống dựa vào con đường tơ lụa.
Sau đó, cuộc chiến tranh giữa các đế quốc bùng nổ khiến cho một cộng đồng những người Kyrgyz tách ra và trở về Afghanistan. Nhóm còn lại bám trụ, sinh sống và coi đây là quê hương của mình. Họ gọi đó là Bam-e Dunya, có nghĩa “nóc nhà của thế giới”.

Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 3
Những thung lũng nơi họ sinh sống nằm trong một phần đất hình gọng kìm kì lạ nhô ra từ phía Bắc của Afghanistan mang tên Wakhan. Nó là kết quả của cuộc chiến tranh giành tầm ảnh hưởng ở Trung Á vào thế kỉ XIX giữa Đế chế Anh và nước Nga.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 4
Wakhan mang vẻ đẹp tuyệt vời nhưng cũng là môi trường khắc nhiệt nhất mà con người có thể tồn tại. Phần lớn khu vực này đều nằm ở độ cao 4.200m so với mực nước biển.
Nhiệt độ ở đây có thể xuống dưới 0 độ trong vòng 340 ngày một năm, cùng với gió luôn gào thét dữ dội, khiến cây trồng thì không thể nào sống sót vươn lên khỏi mặt đất. Thậm chí có rất nhiều người dân sống ở đây chưa từng biết đến hình dáng của một cái cây cao.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 5
Cô gái trẻ đang bế những chú cừu non đến cho mẹ chúng giữ ấm vào ban đêm (ban ngày con non được tách riêng).

Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 6
So với khu trung tâm của Afghanistan, vùng đất này xa xôi đến nỗi người Kyrgyz coi nó như một "đất nước" hoàn toàn khác. Để đến được con đường gần nhất cần đi tối thiểu 3 ngày đường, để tới thành phố gần nhất, họ phải đi thêm 1 ngày nữa. Quãng đường này vô cùng nguy hiểm bởi họ phải đi vòng qua các ngọn núi hiểm trở.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 7
Lều của họ được dựng lên bằng những chiếc cọc nhỏ ràng buộc bằng dây, sau đó phủ bên trên bằng những tấm dạ lớn.
Cô lập về mặt địa lý khiến cho cuộc sống của người Kyrgyz lạc hậu, nghèo khó. Những người dân du mục này vẫn chỉ sống cuộc sống tự cung tự cấp, di chuyển thường xuyên để tìm kiếm nguồn nước và cỏ cho gia súc.
Cuộc sống càng thêm khó khăn khi họ không được tiếp cận với hệ thống y tế căn bản. Nhiều người chết vì những căn bệnh dễ chữa và có những đứa trẻ sinh ra không lớn qua được tuổi thứ 5.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 8
Tuy nhiên họ không hoàn toàn bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Họ biết về thế giới bên ngoài qua vài chuyến đi ra ngoài vùng Wakhan hay trao đổi tin tức với những thương gia mạo hiểm vào khu vực này.
Cư dân Kyrgyz sử dụng động vật để đổi lấy những loại hàng hóa khác như quần áo, đồ trang sức, thuốc phiện, kính mát, yên ngựa và gần đây nhất là điện thoại di động.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 9
Những người chăn cừu Kyrgyz rất yêu thích điện thoại di động - một trong những thứ quý giá mà họ trao đổi được.
Họ nhận thức được rằng, văn minh nhân loại đã tiến được một đoạn đường rất dài trong khi người dân Kyrgyz vẫn đang mò mẫm đằng sau bởi sự cô lập.
Chính vì thế, mơ ước về việc xây dựng được một con đường lớn nối liền quê hương mình với các khu vực dân cư bên ngoài rộng lớn luôn ấm ủ trong tâm hồn những con người nơi đây. Nhiều nỗ lực nhằm tìm đường quay trở lại với nền văn minh của bộ tộc đã được tiến hành, nhưng tương lai đó dường như vẫn chưa nằm trong tầm với của họ.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 10
Sự sống còn của người dân nơi đây phụ thuộc vào đàn gia súc của họ.
Xây dựng một con đường dài như vậy có thể tốn hàng triệu đến hàng trăm triệu USD. Và cho đến giờ, vẫn chưa có nhà chức trách nào dám bỏ ra một số tiền lớn như vậy chỉ để giúp một bộ tộc với dân số chỉ khoảng 1.000 người như thế.
Theo họ, con đường này sẽ giúp người dân nơi đây dễ dàng tiếp cận với y học, nền văn minh, nhưng đồng thời, nó cũng mang theo khách du lịch, quân đội và toàn bộ thế giới bên ngoài.
Nóc nhà thế giới: "địa ngục trần gian" của tộc người du mục 11
Điều này có thể sẽ khiến cho thế hệ trẻ Kyrgyz rời xa quê hương này. Một cuộc sống văn minh hơn cũng đồng nghĩa với sự mất đi nhiều truyền thống.
Mắc kẹt trên “nóc nhà của thế giới” có thể là rất bất lợi và khó khăn. Tuy nhiên, rất có thể, ngày mà ước mơ người Kyrgyz trở thành sự thật cũng sẽ là ngày mà lịch sử của cả dân tộc gần 2.000 năm này chấm dứt.
Chính vì vậy, việc làm thế nào để bảo toàn cả dân tộc sẽ mà vẫn tiếp cận được nền văn minh là công việc của cả chính quyền và người dân nơi đây.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=593608#ixzz2RvZqGzmc 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59767263

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July