Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > > Chuyện lạ đó đây >
  Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” Bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách vẫn nườm nượp thăm “địa điểm chết chóc” , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ một địa điểm vốn được coi là “thảm họa hạt nhân tồi tệ” trong lịch sử loài người, bất chấp nguy cơ nhiễm phóng xạ, du khách mạo hiểm vẫn tìm tới “địa điểm chết chóc” này để thăm thú.

 Quang cảnh ở “vùng đất chết”

Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, biến khu vực thảm họa Chernobyl thành địa điểm hút khách, mới đây chính phủ Ukraine quyết định mở một phòng điều khiển lò phản ứng phóng xạ cao để du khách tới tham quan.

Phòng điều kiển lò phản ứng 4 của Chernobyl ở Ukraine là nơi trước kia các kỹ sư đã tắt máy làm mát lò phản ứng hạt nhân trong cuộc thử nghiệm diễn ra vào tháng 4/1986. Hành động này cũng là một trong những lý do dẫn tới vụ nổ thảm khốc khiến 28 người tử vong ngay sau đó, tòa bộ khu vực xung quanh bị nhiễm chất thải phóng xạ.

Đó là câu chuyện của hơn 30 năm trước. Nhưng ngày nay, một số khu vực ở Chernobyl vẫn có nồng độ nhiễm phóng xạ cao. Vậy nên, rõ ràng đây không phải là điểm đến hoàn hảo.

Nghe có vẻ “điên rồ” nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết không ít người sẵn sàng chi tiền để có cơ hội đặt chân tới căn phòng nơi từng chứng kiến thảm họa hạt nhân tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Và những công ty lữ hành được cấp phép sẵn sàng giúp du khách biến giấc mơ thành hiện thực.

Đó là khu vực có mái vòm khổng lồ che phủ toàn bộ lò phản ứng bị phá hủy để ngăn chặn chất phóng xạ rò rỉ ra bên ngoài. Căn phòng điều khiển ở lò phản ứng số 4 nằm dưới vòm ngăn cách bằng thép có trọng lượng 36.000 tấn.

Du khách cần suy nghĩ tận trọng trước khi quyết định bước vào trong. Với những người ưa mạo hiểm, muốn thử thách bản thân tới lò phản ứng 4 “khét tiếng” sẽ được cung cấp trang phục bảo hộ, mặt nạ chống độc và chỉ được lưu lại ở thời gian ngắn.

Trên thực tế, các chuyến tham quan chỉ giới hạn trong vòng 5 phút nhằm ngăn chặn bức xạ quá mức. Sau khi kết thúc chuyến tour, du khách phải trải qua 2 bài kiểm tra chụp X quang để đo mức độ phơi nhiễm.

 Kết thúc chuyến tour, du khách phải đo 2 lần mức độ nhiễm phóng xạ

Các nhân viên tại đây cho biết, bụi phóng xạ được coi là mối đe dọa lớn nhất. Nếu ai đó vô tình chạm vào thứ gì trong phòng, họ có nguy cơ nhiễm chất phóng xạ nguy hiểm. Để ngăn chặn điều này, các thiết bị được phun một loại chất hóa học nhằm giữ bụi.

Theo ông Yaroslav Yemelianenko, Giám đốc công ty lữ hành có dịch vụ tham quan vùng thảm họa Chernobyl, khách du lịch tới thăm phòng điều kiển lò phản ứng có nguy cơ bị phơi nhiễm dưới 4 micro-sievert (đơn vị đo liều lượng phóng xạ). Con số này nhỏ hơn lượng bức xạ trên chuyến bay xuyên Đại Tây Dương kéo dài 1 tiếng.

Nhiều cảnh báo về “vùng đất chết” được đưa ra nhưng đến nay vẫn không ngăn nổi những vị khách “máu liều”. Cảnh sát địa phương cho biết, trong năm 2019, họ đã bắt giữ 323 “nhà thám hiểm tự do” đi lại quanh nơi bỏ hoang tại khu vực thảm họa.

Theo các nhà điều hành tour du lịch địa phương, sự quan tâm của du khách với Chernoby đã bùng nổ kể từ sau loạt phim bom tấn về thảm họa hạt nhân tại vùng này khởi chiếu trên kênh HBO hồi tháng 5/2019. Lượng khách đặt tour cũng từ đó tăng lên tới 30 %.

 

Theo Dân trí

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/the-gioi-muon-mau/bat-chap-nguy-co-nhiem-phong-xa-du-khach-van-nuom-nuop-tham-dia-diem-chet-choc-20191017101030585.htm



  Các Tin khác
  + Gột rửa tâm hồn ở “Vương quốc hạnh phúc” Bhutan (07/11/2019)
  + Bãi Trường - địa điểm ngắm hoàng hôn thơ mộng ở Phú Quốc (05/11/2019)
  + Thánh đường cầu kỳ nhất thế giới hơn 130 năm chưa hoàn thiện (05/11/2019)
  + Bụi kim cương huyền ảo ở nơi lạnh nhất Nhật Bản (05/11/2019)
  + Rừng thiền Huyền Không Sơn Thượng: Đi để tĩnh lặng (05/11/2019)
  + Có hẹn cùng Huế ngày thu (04/11/2019)
  + Cây nghìn tuổi ở Trung Quốc thay lá vàng rực, đẹp tựa chốn bồng lai (04/11/2019)
  + Hà Nội - một thành phố đẹp nhất thế giới (04/11/2019)
  + Bộ lạc nổi tiếng với sức khỏe dẻo dai và nhiều mỹ nhân đẹp nhất thế giới (03/11/2019)
  + Đà Lạt lập đông: Mùa hoa ban “Background” xịn sò cho những bức ảnh siêu đẹp (03/11/2019)
  + Khám phá những con đường trong lòng TP Nha Trang (03/11/2019)
  + Nước giếng Hà Nội (03/11/2019)
  + Độc đáo tòa tháp thời Lý cùng những cổ vật nghìn năm tuổi ở Hải Phòng (03/11/2019)
  + Những truyền thuyết muôn đời bí ẩn gắn liền với ngày Halloween (03/11/2019)
  + Mùa Dã quỳ gọi mùa đông về trên mảnh đất Tây Nguyên (01/11/2019)
  + Quảng Trị: Vùng đất với nhiều điểm du lịch chưa được biết đến (01/11/2019)
  + Cỏ lau nở trắng trời ở Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt (01/11/2019)
  + Những làng chài thơ mộng như tranh vẽ ở Quảng Ninh: Điểm đến thường xuyên của khách du lịch (01/11/2019)
  + THÀNH PHỐ BARROW – 67 NGÀY CHÌM TRONG BÓNG TỐI (31/10/2019)
  + Khách du lịch một mình chuộng điểm đến trong nước (30/10/2019)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60224317

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July