Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Tiếng thơm tỏa ngát muôn đời Tiếng thơm tỏa ngát muôn đời , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Trong suốt chiều dài lịch sử của quê hương, dù đã trải qua bao lần tách nhập trong sự phân chia địa giới hành chính chung, nhưng Hương Sơn vẫn luôn khẳng định được những giá trị riêng biệt của vùng đất vốn là thung lũng của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Có lẽ chính nhờ nhận được sự bao bọc của miên man núi đồi ấy mà bao người con Hương Sơn trở thành nơi lắng đọng những giá trị tinh túy của đất trời tạo nên những tiếng thơm tỏa ngát muôn đời …

180 năm đồng hành cùng tỉnh nhà khẳng định vị thế của quê hương trên bản đồ đất nước, có thể nói Hương Sơn đã có những đóng góp vô cùng giá trị, góp phần tô đậm thêm những nét đẹp riêng của mảnh đất “nắng lửa, mưa chan”, oai dũng và sâu nặng nghĩa tình.

Từ xưa, Hương Sơn đã nổi tiếng là một vùng non nước hữu tình được kiến tạo bởi các dãy núi Giăng Màn, núi Mồng Gà, núi Thiên Nhẫn, núi Nầm, núi Hoa Bảy... và con sông Ngàn Phố hiền hòa thơ mộng. Có lẽ sự hùng vĩ của Trường Sơn và miên man Giăng Màn, Thiên Nhẫn đã hòa vào không gian tươi xanh của đồng ruộng, hòa vào dáng vẻ hiền hòa, dịu dàng, phóng khoáng của dòng Ngàn Phố mà tạo dáng hình và tính cách của con người Hương Sơn.

Tiếng thơm tỏa ngát muôn đời
Núi Nầm cheo leo từ ngàn đời ôm ấp dòng Ngàn Phố hiền hòa thơ mộng

Trong sự hình thành tính cách chung người Hà Tĩnh suốt 180 năm qua, bao thế hệ người dân Hương Sơn cũng đã khẳng định được bản chất cần cù, chịu thương chịu khó đặc biệt là tinh thần hiếu học và yêu nước nồng nàn theo cách của người bản xứ. Chẳng thế mà từ hàng trăm năm nay, trong các cuộc đấu tranh giữ nước, ở Hương Sơn luôn có những con người kiệt xuất.

Thời Hậu Lê, Hương Sơn nổi tiếng với danh tướng Nguyễn Tuấn Thiện. Ông là thủ lĩnh, tổ chức nên đội quân "Cốc Sơn" chống quân xâm lược nhà Minh, làm chủ toàn bộ huyện Hương Sơn. Khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Đỗ Gia (Hương Sơn ngày nay) ông đã chỉ huy đội quân "Cốc Sơn" phối hợp cùng nghĩa quân Lê Lợi. Lê Lợi đã thu nạp đội quân Cốc Sơn thành nghĩa quân kháng chiến và cùng Nguyễn Tuấn Thiện kết nghĩa anh em cắt tóc, giết ngựa trắng ăn thề, nguyện một lòng giết giặc cứu nước. Nhờ tài năng và công lao đánh giặc, về sau ông được phong Quốc tính mang họ Lê là Lê Thiện và được phong chức Đô Tổng quản phó Nguyên Soái.

Trong những năm đầu dưới thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), cùng với nhiều phen vùng dậy của nhân dân vùng Hà Tĩnh chống lại ách thống trị hà khắc của bọn cường hào, phong kiến, Lê Hữu Tạo – một người nông dân bình thường đã anh dũng đứng lên lãnh đạo nhân dân tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa. Cuộc đấu tranh năm 1818 của Lê Hữu Tạo đã tạo tiếng vang lớn và hun đúc thêm tinh thần quật khởi của nhân dân Hà Tĩnh.

Tiếp nối truyền thống cao quý đó, về sau trong những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, người dân Hương Sơn tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp giữ nước. Tinh thần ấy được kế tục và phát huy cao độ trong thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, trong đó nổi tiếng nhất là người con làng Lệ Đọng (Sơn Lễ) - Cao Thắng. Ông là một người kiên cường, thông minh, tài trí và có chí lớn của núi rừng Hương Sơn. Thuở nhỏ ông từng tham gia nghĩa quân của Trần Quang Cán chống lại triều đình (1875) và giữ vị trí liên lạc. Khi tham gia nghĩa quân Phan Đình Phùng, với tài trí của mình, ông sớm được tín nhiệm và trở thành người lãnh đạo cao nhất khi lãnh tụ Phan Đình Phùng ra Bắc. Chính thời gian này, Cao Thắng đã cùng với các tướng lĩnh của mình nghiên cứu chế tạo thành công loại súng trường theo mẫu 1874 của Pháp.

Tiếng thơm tỏa ngát muôn đời
Bức tranh khắc họa hình ảnh Cao Thắng và nghĩa quân đúc súng

Tấm gương yêu nước nồng nàn và tinh thần học tập, sáng tạo của ông mãi mãi là niềm tự hào của muôn lớp thế hệ người dân Hương Sơn. Để về sau trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất và người Hương Sơn lại tiếp tục đóng góp sức mình cho sự nghiệp giữ nước.

Trải bao đời, cùng với Đức Thọ, Can Lộc, Hương Sơn cũng được xem là một trong những vùng đất học nổi tiếng của xứ Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Hương Sơn tự hào là một vùng khoa bảng với hơn 20 vị đỗ đại khoa. Và trong tiến trình lịch sử của quê hương, nơi đây cũng hình thành nhiều dòng họ khoa bảng nổi tiếng như: Đinh Nho, Nguyễn Khắc, Tống Trần, Hà Huy, Lê Khánh, Đào Duy…và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Xa Lang, Thịnh Xá, Hữu Bằng, Tuần Lễ, Gôi Vị… Từ những dòng họ đó, Hà Tĩnh đã dâng hiến cho đất nước những người con hiền tài, lỗi lạc như: Hiến sát sứ Nguyễn Kính Hài, Đô Ngự sử Nguyễn Tử Trọng, Hoàng giáp Nguyễn Văn Lễ, Tiến sĩ Đinh Nho Công, Hoàng giáp Đinh Nho Hoàn, Tổng binh đồng tri Đinh Nho Côn, Tiến sĩ Đinh Nho Điển, Hoàng giáp - Bố chánh Phạm Huy, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Thượng thư Đào Hữu Ích, Thượng thư Bộ Lễ triều Nguyễn - Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm… Trong đó, nổi bật nhất có lẽ là nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện khi tiếng tăm của ông vang ra cả thế giới. Không chỉ là người có công quảng bá rộng rãi văn hóa Việt Nam ra thế giới, ông còn thành công ở nhiều lĩnh vực khoa học khác như tâm lý, y học, giáo dục... Với tài năng kiệt xuất, tấm lòng nhân ái, tư tưởng tiến bộ và những thành quả trong các lĩnh vực công tác, ông được coi là một trong những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Tiếng thơm tỏa ngát muôn đờiTiếng thơm tỏa ngát muôn đời  
Viện sỹ Nguyễn Khắc Viện và một trong những tác phẩm của ông  

Ngày nay, ở Hương Sơn các dòng họ Nguyễn Khắc, Đinh Nho, Hà Huy… vẫn duy trì truyền thống hiếu học. Các thế hệ trẻ không ngừng học tập, phấn đấu để cống hiến cho Tổ quốc. Nhiều tên tuổi đã được ghi danh trang trọng trong hệ thống nhân tài nước nhà như: nhà cách mạng Hà Huy Giáp; Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đinh Nho Liêm; Thượng tướng Lê Minh Hương – nguyên Bộ trưởng Bộ Công an; Trung tướng, Giáo sư Lê Xuân Lựu; Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm; Giáo sư, nhà ngôn ngữ học Lê Khả Kế; Giáo sư văn học Phong Lê cùng rất nhiều giáo sư, tiến sỹ đầu ngành trong nước và nước ngoài.

Những con người ấy, bằng tài năng, chí khí của mình đã làm rạng danh mảnh đất “chôn rau cắt rốn”, tạo cho Hương Sơn một nét riêng không thể trộn lẫn với những vùng đất học khác trong tỉnh. Ấy chính là trí thức uyên thâm, khả năng sáng tạo quyện lẫn trong tài cầm quân, tài lãnh đạo của những người con tuấn kiệt.

Trong chiều dài và chiều rộng của không gian và thời gian, mỗi dãy núi, mỗi khúc sông nơi đây đều mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa chung của quê hương. Tuy vậy, với bề dày truyền thống văn hóa đặc sắc, với đặc trưng về phong thổ, đất và người Hương Sơn đang ngày càng khẳng định sắc màu riêng biệt của mình trong bức tranh Hà Tĩnh muôn màu.

PHong Linh

báo Hà Tĩnh

 


  Các Tin khác
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
  + Bí ẩn ngôi chùa cổ do con trai vua Lý Thái Tổ lập, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an ở Hà Tĩnh (16/10/2023)
  + Đây là con đèo nổi tiếng giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, có Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1883 (16/10/2023)
  + Cuộc thi kỳ lạ ở một làng ven biển Hà Tĩnh, dân thi chạy bằng hai cây gậy cao lênh khênh (28/08/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59785654

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July