Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Hát ví nghệ Tĩnh Hát ví nghệ Tĩnh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hát ví là lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở Nghệ Tĩnh vào cuối thế kỷ XIX. Chưa được chứng minh rõ ràng nhưng có nhiều cơ sở để nhận định rằng có thể hát ví đã thịnh hành từ thế kỷ thứ XVII.

Nếu đưa ra nhận xét rằng hát ví bắt nguồn từ điệu hát ca của cư dân vùng sông nước Lam thì cũng chưa hẳn đã là lời lý giải thuyết phục . Thực tế có rất nhiều loại hát ví như : Ví đò đưa, ví phường vải, ví phường nón, ví phường cấy, ví phường buôn, ví trèo non ... "Phường" là từ địa phương dùng để chỉ một hoạt động mang tính tập thể. Theo cách nghĩ của tôi hát ví là làn điệu dân ca mang tính ngẫu hứng bắt nguồn từ lối sống cộng đồng, được dân gian hóa và trở thành quen thuộc trong lối sống thường nhật, sự ngẫu hứng này đã làm cho cuộc sống sinh động hơn, sự ngẫu hứng, khoáng đạt được đan xen cả trong quá trình lao động và nông nhàn.

Hát ví chủ yếu là lối hát trữ tình .Có một nét rất đặc trưng là lời hát ví thường là câu văn thể lục bát hay lục bát biến thể nhưng sử dụng rất ít từ Hán - Việt. Với cách sử dụng rất nhiều từ địa phương thân thuộc nhưng lại đạt được phong thái tự nhiên. Sự chải chuốt đó mang đến cho lời hát trữ tình giàu tính nhạc điệu bay bổng ngân vang mà rất gần gũi mang đậm chất của người dân xứ Nghệ.

Một ngày hai bận trèo non

Lấy chi mà đẹp mà giòn hỡi anh
Một ngày hai bận cơn đèn
Lấy chi má phấn răng đen hỡi chàng
Đưa anh ra tận cầu Dằng
Tình so Ngàn Hống, ngãi bằng rào Trum

Hát đò đưa cũng là một lối hát ví đặc trưng của cư dân sông nước. Giọng hát ngân nga lẫn vào dòng chảy của con nước, khi là lời tự tình của trai gái , khi bày tỏ mối đồng cảm. Khi thì hát với những con thuyền xuôi ngược, khi thì hát với chính mình với đất trời với tiếng khua của mái chèo, với tiếng sóng vỗ của mạn thuyền rồi bỗng nhiên có tiếng hát đối vọng lại từ bờ, cứ như thế như thế con thuyền khuất dần cùng giọng hát âm vang hòa vào tiếng sóng:

Bóng trăng em tưởng bóng đèn

Bóng cơn em tưởng bóng thuyền anh xuôi
Nác chảy cho bè anh trôi
Ai bắt bè anh lại kết nên đôi vợ chồng

Trong các lối hát ví thì hát phường vải là lối hát chặt chẽ, qui cũ nhất và có luật của lối hát giao duyên. Không như các lối hát khác mang tính đại chúng thì hát phường vải khắt khe hơn, có cả sự tham gia của các nhà nho, các vị khoa bảng, các cậu học trò. Điển hình cho lối hát này là hát phường vải Trường Lưu (Nơi đây ngày xưa nổi tiếng với là làng vải Trường Lưu và một dòng văn có tiếng vang lớn).

Hát phường vải diễn ra rất nhiều chặng và có thể kéo dài trong thời gian dài có lẫn cả đố và đối đáp nên nó đòi hỏi trình độ của các phường hát vì lý do này mà hát phường vải chỉ thịnh hành ở những vùng có truyền thống nho học. Nó gồm nhiều trường đoạn được phân khúc khá rõ ràng. Khi "Phường" hát con trai đến thì đánh tiếng ngay từ ngoài ngõ:

Chốn này vui vẻ tưng bừng,

Hạc nghe tiếng phượng xa chưng tới nơi
Phường con gái đang dệt vải , xe sợi sẽ hát đối lại:
Dừng xa khoan kéo ơ phường
Hình như có khách viễn phương tới nhà

Thế là hai phường bắt đầu hát dạo, hát hỏi, khi đã say thì hát hát chào mừng. Trượng đoạn hay nhất là trường đoạn hát đố. Một trường đoạn rất khó cần cả kiến thức và văn chương.  Đoạn này diễn ra có thể nhiều đêm. Nhiều khi phường hát con gái còn mời cả thầy nho, thầy đồ về trùm kín mặt để đối lại với phường hát con trai. Bởi lý do này mà hát phường vải ngoài tính dân gian, trữ tình còn giàu chất trí tuệ. Khi đã thân thiết là các màn "hát mời", "hát xe kết'' và cuối cùng là "hát tiễn":

Anh về nước mắt dòng dòng

Thấu thiên thấu địa, thấu lòng em chưa?
Ra về chín nhớ mười thương,
Bước chân lên ngựa cầm cương dùng dằng

 (Bài sưu tầm)

 

THỬ LÒNG CHUNG THỦY
 

Ờ... ơ... chư vừa ra vừa gặp người xinh
Cũng bằng Kim Trọng thì tiết thanh gặp ơ Kiều
Ờ... ơ...  vừa ra vừa gặp người giòn
Cũng bằng hoa nở hội bóng tròn mà tốt tươi

Hò... ơ...hò... mang chuông đi đánh đất người, ôm gà đi chọi những nơi anh hùng. Anh đang tìm vợ qua sông, mà em đang tìm chồng thì gặp được anh đây. Trước nhờ nguyệt lão se dây mà sắt cầm tình ơ hảo thì đó đây một nhà...

Hò... ơ... hò... chứ nghe tin anh đau đầu chưa khá, em băng rừng bẻ lá về xông, chư ước mần răng cho đây vợ đó chồng, đổ mồ hôi ra em ơ quạt mà, thì gặp hội nắng nồng mà em che ơ....

Ngẫm lời ra thật dễ nghe, chư anh đây còn ngại ai kia hững hờ ơ sợ rồi anh đến giàn hoa thì hoa kia đã nở, anh đến bến đò thì đò đã sang ơ sông, chư anh đến tìm em thì em đã lấy ơ chồng, mà em yêu anh như rứa thì hỏi có mặn nồng lấy chi...

Ờ... ơ... anh đến giàn hoa, hoa đến thì thì hoa phải nở, mà anh đến bến đò đò đầy thì đò phải sang sông, chứ đến duyên em thì em phải lấy chồng, mà em yêu anh ơ được rứa chư mặn nồng thì tuỳ anh...

Ơ... hơ... ơ...hơ... thà trước em nói không thương anh thì thôi, sao em đã nói thương anh rồi, chứ anh về làm một cái nhà to, một cái nhà nhỏ. Cái nhà to mùng che sáo bỏ, mà cái nhà nhỏ thì gian trong phòng ngoài, chư bây giờ em đã nghe ai để mùng hư, sáo ơ gãy mèn hắn sai đằng ơ mèn...

Ờ... ơ... chư khi em chưa có chồng thì anh nỏ dốc lòng gắn bó, dừ em có chồng rồi thì anh đón ngõ trao thư, chư ngải nhân nhân ngải chi dừ, gái có chồng rồi như thể có bùa trừ mà trao ơ tay...

Trước thì bạn nói bạn ơ thương cau tôi giành để rồi mi trên ơ buồng, trầu tôi giành để rồi mi ngoài ơ nương, tiền thì buộc chạc rồi mi trong rương, lợn tui ụt ịt rồi mi trong chuồng, chọng thì đục sẵn rồi mi trong buồng...

Dừ thì bạn nói bạn không thương, cau chanh hạt trên ơ buồng, trầu  thì rụng cuống ngoài nương, ơ tiền thì đứt chạc trong rương, ơ lợn thì bỏ cám trong chuồng, chư chọng thì bỏ mốôc trong buồng, bạc tình chi rứa bạn, chi bạc tình ơ rứa bạn...

Chư thương anh lắm anh ơi, chư nhớ anh lắm anh ơi, chư thương đáo để khúc nhôi, chư nhớ ngao ngán trần đời, thương cí thuốc gói  nì trầu cơi, chư nhớ cí thuốc mở trầu mời, mới vắng mặt một hồi, mà cí trán tui hắn đổ mồ hôi, chư trong cí ruột đã nóng sôi, chư bưng cơm ăn nỏ được, bưng nước uống không trôi, chư cầm lấy đụa thì đụa rớt, mà lấy đọi thì đọi rơi, chư ra tui ngong đất ngó trời, chư ra tui nhìn ngược ngó ơ xuôi, chư cha tui mì hỏi: tại mần răng rứa con ơi? chư mẹ tui cũng hỏi: chư tại mần răng rứa con ơi? Tui mì lặng lặng tui trả lời: vì tui thương anh vô kể, mà thiếp nhớ chàng ơ vô kể...

Người ơi... ơ... chư hôm qua anh đi trước cửa nhà nàng, thấy cha mẹ nàng đập nàng nàng rồi khóc nàng than, chư nhà nàng cửa sổ song loan, anh muốn vô ghé lưng chịu trận thì đòn oan cho nàng...

Ờ... ơ... chư cơm em ăn hai bát bát ăn bát ơ để, mà đụa em so hai đôi thì đôi đứng đôi nằm. Ví dù thầy mẹ có đánh đập em chín chục một trăm, đập rồi em đứng dậy mà em vẫn nhất tâm thương ơ chàng...

Người ơi... trăm năm đá nát vàng phai, đốt chùa không tội bằng sai lời nguyền. Ờ... ơ... chư bao giờ Hồng Lĩnh hết cây mà sông Lam hết nước thì đó với đây mới hết ơ tình...!

                                      Nguồn từ ân tình xứ nghệ



  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60386427

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July