Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Giấc mơ tuổi 17 và khát vọng điện ảnh Giấc mơ tuổi 17 và khát vọng điện ảnh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean.vn) - Năm 2011, điện ảnh Việt Nam thêm một lần được "trình làng"điện ảnh thế giới khi bộ phim truyện nhựa "Bi, đừng sợ" giành được các giải thưởng lớn tại các liên hoan phim quốc tế trong năm 2010 như: Giải thưởng SACD ACID/CCAS của Tuần phê bình quốc tế - Liên hoan phim Cannes, Giải thưởng Special Mention ở liên hoan phim quốc tế Vancouver và Liên hoan phim London năm, Giải Tài năng mới tại Liên hoan phim Châu Á - Hồng Kông.... Người viết kịch bản cũng là đạo diễn của bộ phim này là đạo diễn Phan Đăng Di, một người con của xứ Nghệ... Nhân dịp năm mới, phóng viên Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với anh để nghe anh chia sẻ về công việc, cuộc sống và những dự định mới.

 

PV: Thưa đạo diễn Phan Đăng Di, suốt một năm qua hình ảnh của cậu bé Bi với hàng chục giải thưởng quốc tế đã làm xôn xao làng điện ảnh nước nhà. Bi trong phim là một cậu bé hồn nhiên, vô tư và có một cái nhìn trong trẻo với cuộc sống. Còn độc giả quê nhà thắc mắc muốn biết tuổi thơ của cậu bé Phan Đăng Di như thế nào? Có nhiều kỉ niệm với xứ Nghệ không?


Đạo diễn Phan Đăng Di (PĐD): Tôi trải qua những năm đầu tuổi thơ tại Nghi Xuân - lúc bấy giờ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, trước khi chuyển đến Vinh vào năm 1984 cùng gia đình. Ký ức của tôi về giai đoạn này rất nhẹ nhàng. Gia đình tôi sống trong một khu tập thể lợp tranh của giáo viên, bên cạnh ngôi trường mẹ tôi dạy học là những cánh đồng lạc, vừng, và dưa hấu... Lúc đó tôi khoảng 5 tuổi, cũng như Bi, tôi bị thu hút bởi cây cỏ và rất thích thú khi một hôm tìm thấy một bụi dưa đèo (một loại dưa nhỏ hơn dưa hấu dùng để muối chua). Tôi đã đào một cái hố nhỏ để dấu quả dưa vừa tìm thấy để rồi luôn luôn lo lắng vì nếu quả dưa to ra thì làm sao còn nằm lọt trong cái hố bé xíu... Vào mùa đông chim di trú bay về đậu kín các cành cây sau nhà và sà xuống đồng, người lớn bắt đầu đi đặt bẫy, trẻ con thì làm những cái tổ giả để dụ chim sáo đẻ trứng vào đấy và hồi hộp chờ đợi, những chuyện như vậy khó có thể quên được.

 



Đạo diễn Phan Đăng Di tại Liên hoan phịm Châu Á


P.V: Tại sao anh lại chọn điện ảnh làm nghiệp chính và trở thành một nhà làm phim độc lập?

Đạo diễn PĐD: Ngay khi còn bé, tôi đã luôn tơ tưởng đến thế giới trong những cuốn sách được đọc hơn thế giới thực và cứ tự cho phép mình tham gia những cuộc viễn du đi khắp thế giới chỉ bằng tưởng tượng.

Rồi chính cũng vì trí tưởng tượng, tôi bắt đầu viết truyện và đinh ninh mình sẽ trở thành nhà văn. Cho đến kì nghỉ hè năm 17 tuổi (1993), tôi tình cờ xem một chương trình trên tivi giới thiệu về LHP Cannes. Năm đó, Trần Anh Hùng - một đạo diễn người Pháp gốc Việt giành giải Camera D'or cho phim đầu tay xuất sắc nhất. Trần Khải Ca (Trung Quốc) với "Vĩnh biệt ái thiếp" và Jane Campion (New Zeland) với "Đàn Dương cầm" (The Piano) được Cành cọ vàng, nữ diễn viên Holly Hunter trong phim này cũng giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Ngay lập tức, những hình ảnh này khiến tôi mê mẩn, tôi quyết định phải trở thành một nhà làm phim mà chẳng lường đến những khó khăn mình sẽ gặp phải...

Một lựa chọn đầy bột phát của tuổi 17 và tôi cũng mất đúng 17 năm (2010) để đến Cannes với bộ phim đầu tay và giành giải thưởng ở đó. Tháng 11 cùng năm, tôi gặp lại Holly Hunter trong vai trò Chủ tịch Ban Giám khảo LHPQT Stockholm. Bà chính là người đã trao cho bộ phim của tôi giải Phim đầu tay xuất sắc nhất và Quay phim xuất sắc nhất. Trong buổi chiêu đãi sau lễ nhận giải, tôi gặp Holly Hunter và kể cho bà về hình ảnh của bà 17 năm về trước trong "Đàn Dương cầm" đã tác động đến tôi thế nào. Bà rất xúc động! Riêng tôi thì tin rằng chính sức mạnh không biên giới của điện ảnh đã dẫn đường để một cậu bé quê như tôi có thể viễn du thế giới một cách thực sự chứ không còn là trong tưởng tượng nữa.


Còn việc chọn trở thành một nhà làm phim độc lập, đó đơn giản là vì nó thích hợp với cách làm và quan niệm về điện ảnh của riêng tôi, một thứ điện ảnh khá riêng tư, đòi hỏi người đạo diễn phải gắn với bộ phim ngay từ khi còn trứng nước, phải kiên nhẫn chờ nó lớn dần trong người mình, phải đủ mạnh để sinh nó ra, đủ trí tuệ và nội tâm để giữ cho nó được trọn vẹn như mình muốn. Đó là một quy trình sinh nở rất khắc nghiệt mà người đạo diễn luôn phải có toàn quyền quyết định.


P.V: Thường trong các tác phẩm của anh như "Sen", "Chơi vơi". "Bi, đừng sợ", người ta cảm nhận được cái chất thâm trầmcủa người đạo diễn. Một nhà làm phim trẻ lại chọn đề tài khá khó, đi ngược lại thị hiếu của khán giả hiện nay, anh không sợ bị người ta coi là "gàn" hay sao? 


Đạo diễn PĐD: Tôi đã ngoài 30 rồi, thật khó có thể gọi là trẻ nữa, chí ít đủ để biết mình đang chọn cái gì. Đối với sáng tạo, mình vẫn phải quyết một thái độ "đừng sợ", thì mới có thể làm được. Cái này chắc chắn cần sự liều lĩnh, can đảm nhất định, mà nói khác đi chính là tính "gàn" đấy. 


P.V: Theo anh, cần có bí quyết gì để chinh phục các liên hoan phim quốc tế?


Đạo diễn PĐD: Chẳng có bí quyết nào cả ngoài sự chân thành, trí tưởng tượng và tình yêu. Khi làm phim, tôi luôn khởi phát từ tình yêu với con người, dù con người cũng lắm bê bối, sai lầm, yêu cái nơi chốn mình đang sống dù nơi chốn đó lắm khi lộn xộn, chẳng văn minh... Có lẽ vì thế mà trong những lúc mang phim ra giới thiệu ở nước ngoài chưa có ai nói với tôi bộ phim làm họ nghĩ xấu về Việt Nam. Với họ, sự thực được trình bày trong phim, dù buồn bã, cay đắng thì đó cũng là sự thực về con người nói chung, và vì thế, nó đẹp. Một khi tác phẩm đạt đến cái đẹp của sự chân thực và lòng trắc ẩn thì nó sẽ đi qua mọi biên giới... 

Đó cũng là lí do cho đến nay Bi, đừng sợ đã được chiếu tại khoảng 60 liên hoan phim và sự kiện điện ảnh tại 50 nước, tháng 3 tới đây, phim sẽ được phát hành thương mại tại khoảng 100 rạp chiếu phim của Pháp. Dù vậy, đây cũng chỉ là một hiện tượng đơn lẻ, sự thật thì phim Việt Nam hiện tại vẫn chỉ có một vị trí rất mờ nhạt trên bản đồ điện ảnh thế giới. Để thay đổi thực tế này, chúng ta đành phải chờ sự xuất hiện của những cá nhân tài năng, có trí tuệ can đảm và yêu điện ảnh một cách mãnh liệt mà thôi. 


P.V: Gia đình, bố mẹ, quê hương có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời của anh?


Đạo diễn PĐD: Một ý nghĩa lớn dần theo thời gian, và chắc cũng có hơi hướng cổ điển như phần đông mọi người thôi.


P.V: Thường lấy những hình ảnh, con người có thực trong cuộc sống để làm cảm hứng cho những bộ phim mà anh đã viết kịch bản và làm đạo diễn, ví như "Bi, đừng sợ" lấy bối cảnh ở Hà Nội, "Cha, con và..." lấy bối cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Anh đã bao giờ có ý tưởng viết một bộ phim lấy bối cảnh ở xứ Nghệ, vùng quê đã sinh ra anh và cũng rất giàu bản sắc văn hóa?.


Đạo diễn PĐD: Hiện tại, tôi đang tập trung cho dự án mới dự định sẽ khởi quay vào nửa cuối 2012 nên chưa có thêm trong đầu suy nghĩ nào khác, nhưng có thể một lúc nào đó, tôi sẽ quay một phim ở Nghệ An. Tôi vẫn thường mơ về những cánh rừng già ở miền Tây xứ Nghệ, nơi sự hùng vĩ của những vách núi dựng đứng và không gian hoang sơ, bí ẩn dưới những tán rừng nguyên sinh Pù Mát thỉnh thoảng vẫn len vào tưởng tượng của tôi...


P.V: Một câu hỏi cuối cùng. Dù gia đình anh nay đã chuyển ra Hà Nội sinh sống nhưng anh có còn hay về quê Nghệ An và ngày Tết trong gia đình anh có còn giữ những nét văn hóa mà người Nghệ vẫn hay làm trong mỗi một dịp "Tết đến Xuân về"?.


Đạo diễn PĐD: Năm nào chúng tôi cũng về quê tảo mộ cho ông bà, tổ tiên rồi đi thắp hương ở nhà thờ họ sau đó mới quay ra Hà Nội đón Tết.


Với tôi, vị Nghệ mà tôi nhớ nhất mỗi dịp Tết nằm ở nồi cá thửng rất to và rất mặn kho với riềng mà mẹ tôi luôn chuẩn bị từ Tết ông Công, ông Táo và ăn đến tận rằm tháng Giêng. 


P.V: Xin cảm ơn anh, chúc anh và gia đình một mùa mùa Xuân thật ấm áp vui vẻ!

 

Mỹ Hà (Thực hiện)


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60415069

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July