Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Chuyện ở làng thơ nghịch nhĩ Chuyện ở làng thơ nghịch nhĩ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Chuyện ở làng thơ nghịch nhĩ

 
Cỡ chữ:
Đăng lúc: Thứ tư - 04/12/2013 08:39
 

Người ta từng biết đến những ngôi làng nổi tiếng ở sự đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần, người dân am hiểu nghệ thuật, văn chương và mỗi ngày lại làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa trong đời sống của mình. Nghệ An có một ngôi làng đặc biệt như thế. Đó là làng làm thơ nghịch lỗ tai - làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Họ thực sự không hổ danh là hậu duệ của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

 
 
Học sinh đua nhau sáng tác thơ châm
 
Nghịch nhĩ mà không thô
 
Làng Quỳnh Đôi thanh bình, nằm bên cạnh con sông yên ả trong vắt, cảm giác chưa bị kinh tế thị trường xâm thực. Làng nổi tiếng là quê hương của họ Hồ, với nghề dệt vải. Có thể nói, Quỳnh Đôi là ngôi làng đặc biệt mà những ngôi làng xung quanh rất "phục” vì có nhiều tài lẻ. Xưa kia, làng được gọi là làng tiến sĩ, ngày nay được gọi là làng dạy học. Trình độ dân trí cao, người dân am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác nhau, trong đó có dân ca cổ, chèo cổ, lại thích thả hồn mình trong những vần thơ, trong đó, nổi lên là những vần thơ nghịch nhĩ, rất độc đáo. 
Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Bá Du - một trong những cây thơ xuất sắc của làng Quỳnh. Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu lai lịch một dòng thơ nghịch và muốn "lĩnh giáo” thơ nghịch, ngay tức khắc ông sai cháu đi triệu tập một số cụ già khác đến để tiếp khách. Theo các cụ già thì thơ nghịch làng Quỳnh đã có từ lâu lắm, không ai biết đích xác, chỉ biết khi sinh ra "thì đã có rồi”. Đã có thời người ta nói thơ nghịch của làng có chất trào lộng chẳng khác gì thơ trào phúng Tú Mỡ. Các cụ già, nhiều người cả đời chưa bao giờ cầm đến cây bút, cũng chẳng biết lấy một chữ bẻ đôi, nhưng thơ nghịch thì đọc vanh vách, tràng giang. Đọc xong thì cười, người nghe thấy tức. Ấy vậy nhưng không ai dám hỗn láo "bật” lại. Khi gặp phải tình huống như vậy, các cụ lại có cách nói lái đi chiều khác, dẫn ra cách hiểu khác, thành ra sự việc từ nghịch tai mà chuyển sang thuận tai, rất "mát lòng” là đằng khác.
 
Ông Du nói: "Tôi có bà thông gia là bà Hồ Thị Niềm, đã 85 tuổi nhưng còn nhớ và thuộc nhiều thơ nghịch lắm. Thơ nghịch làng tôi nhiều khi nghe chối tai, nhưng chẳng có chút gì tục tĩu cả. Trước đây, một số kẻ ghen tức đã vu cho chúng tôi làm thơ tục, cổ vũ sự tục tĩu làm ô uế thuần phong, mỹ tục. Cán bộ có đến, nhưng chúng tôi tự chứng minh được mình. Rồi thơ của làng vẫn được nặn ra”.
 
Những kỷ niệm về làng thơ thì nhiều lắm. Ông Nguyễn Bá Du giới thiệu cụ Hồ Sĩ Thuôn là người có biệt tài xuất khẩu thành thơ nghịch. Cụ Thuôn từng nhiều lần bị cán bộ xã triệu tập vì nghe tin ông làm thơ nghịch cản trở công việc của họ. Độ đó, xã có vận động bà con đi vùng kinh tế mới ở Đắc Lắc, "thần thơ” Hồ Sĩ Thuôn có thơ rằng: "Đắc Lắc, Đắc Lây/ Bay cứ vào đây/ Có cà phê đặc/ Có điện nguy nga/ Mỗi đứa một toà/ Giống như... lều vịt”. Cán bộ xã đến tận nhà mời ông lên UBND để phê bình. Cụ cãi: "Lũ trẻ lại mượn thơ tôi mần theo kiểu của chúng rồi. Tôi đâu có mần như vầy, mất mặt quá. Tôi mần thế này nè: Mỗi đứa mỗi nhà/ Như nhà Bảo Đại/ Đứa mô ngu dại/ Không đi Đắc Lắc/ Thì thiệt vào thân. Chứ tôi có làm gì sai đâu”.  Cán bộ xã đành thôi…
 
Lần khác, gặp mấy cụ già đang hì hục đào lỗ trồng cây mùa xuân, cụ Thuôn chọc bằng thơ: "Các cụ giồng cây ở vệ đường/ Cụ nào cụ nấy ngực giơ xương/ Chẳng cây nào sống toàn cây chết/ Xuân sau các cụ lại ra đường”. Điều này làm các cụ trồng cây rất bực bội. Cán bộ văn hoá lại triệu cụ Thuôn lên UBND, cụ thanh minh bằng thơ thuận rằng: "Các cụ trồng cây bên vệ đường/ Cụ nào cụ nấy mặt như gương/ Cây cao bóng cả hồn con cháu/ Xuân sau các cụ vẫn lên đường”. Thế là đành chịu, chẳng ai trách phạt được cụ. Tính cụ vẫn tếu táo như vậy, vui quá còn gì.
 
 
Quang cảnh làng Quỳnh Đôi
 
Thơ châm biếm sẽ trường tồn
 
Làng Quỳnh Đôi còn là quê hương của nhà thơ trào phúng Dương Huy, trước đây làm Chủ tịch Hội VHNT Nghệ An, kiêm Tổng biên tập Tạp chí Sông Lam. Cái xóm Luỹ, làng Quỳnh của ông vinh dự vì có đến 7 người là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Dương Huy là tác giả của tập thơ trào lộng với hơn 1000 bài. Các cụ kể rằng: Tập thơ này bán rất chạy ở Nghệ An, đặc biệt là thành phố Vinh. Có người buôn thơ ông, tậu được một chiếc xe máy. Hiện nay, các cụ, các ông của làng còn viết rất nhiều thơ châm biếm để cộng tác với các báo như báo Lao động cuối tuần, báo Làng Cười, Tuổi trẻ cười, tạp chí Thông tin cơ sở... Các cụ nói rằng: Tư tưởng chủ đạo của thơ nghịch làng Quỳnh là tinh thần vui vẻ, yêu đời, phê phán thói hư, tật xấu, bài trừ tệ nạn xã hội, ca ngợi người tốt việc tốt.... Từ thời chống Pháp, cụ Hồ Sĩ Thuôn, ông Nguyễn Bá Du đã làm rất nhiều thơ thuê cho cả làng. Một số người không thể làm được thơ thì nhờ những "thần thơ” làm giúp để về đọc cho vui ngày xuân, răn dạy con cháu. Mặt tích cực có thể nhìn thấy được là tệ nạn mê tín, dị đoan bị bài trừ, đó là mấy vị hành nghề bị các cụ đọc thơ giễu đến mức bỏ nghề. Hay các đôi vợ chồng từ đó không đánh cãi nhau, bỏ nhau, tự tử nữa bởi sợ mất mặt trước dân làng.
 
Tôi hỏi: "Thưa ông Du, ông có tin vào khả năng tồn tại lâu dài của thơ nghịch làng Quỳnh?”. Ông nói: "Tin chứ, chẳng bao giờ mất được. Cuộc sống luôn cần những vần thơ như thế. Nhất là thời buổi này, tụi trẻ hay mắc những thói hư tật xấu, không đả kích sao được”…
 
Rõ là làng của văn chương và bề dày văn hoá. Cái hồn cốt của làng đã ngấm vào những em bé trong những câu thơ nghịch nhĩ, những buổi đàm đạo. Khi lớn lên cầm bút, chúng lại làm thơ nghịch, viết văn. Để "thương hiệu” thơ nghịch của làng ngày càng phát triển, những người trẻ tuổi của làng đã vận động các em ở tuổi thiếu nhi thành lập Câu lạc bộ nhí nhảnh, gồm khoảng hơn 30 em học sinh thuộc khối lớp 8. Họ hy vọng rằng đây sẽ là thế hệ những nhà thơ triển vọng của làng, bởi vì các em chẳng những học giỏi, có tâm hồn mà thơ cũng đầy chất sáng tạo. Để bồi dưỡng tinh thần cho các em, những người yêu thơ văn thi thoảng lại tổ chức đưa các em đi thực tế để có thêm kiến thức về đời sống. Rồi mai đây, thơ nghịch làng Quỳnh sẽ xuất hiện và trở nên rực rỡ, được dùng trong gia đình, ngoài đường, cánh đồng và mở rộng ảnh hưởng đến xã hội, có tác dụng tích cực là làm cho cuộc sống mỗi ngày một văn hoá, văn minh hơn.
 
Khi tạm biệt, ông Du tiễn chúng tôi bằng một câu chuyện. "Làng tôi có chị Sương ngày đó hay đi bán rau. Vì có thơ nghịch mà chị không thể nào bán được nữa. Thơ rằng: Rau của chị Sương lắm thuốc sâu/ Ăn vào chẳng thể sống được lâu/ Ăn rau ăn thuốc đều nguy cả.... Từ độ đó, chị không thể nào bán được rau ở chợ làng nữa, phải chuyển đi chợ khác. Về sau, người làm thơ thấy ân hận, nên làm thơ đính chính ca ngợi chị. Chị Sương mới lại bán rau trở lại cho bà con”.
 
Tác giả bài viết: Đinh Vân 
Nguồn tin: Báo Đại Đoàn Kết
Theo nghean24h

  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 60607472

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July