Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Phóng sự Kỷ niệm 71 năm Khởi nghĩa Đô Lương (13-1-1941/13-1-2012) Đất nở hoa trên vùng quê cách mạng Phóng sự Kỷ niệm 71 năm Khởi nghĩa Đô Lương (13-1-1941/13-1-2012) Đất nở hoa trên vùng quê cách mạng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 QĐND Online - Đô Lương (Nghệ An) - mảnh đất không chỉ được biết đến với cuộc binh biến của lính khố xanh do Nguyễn Văn Cung (tức Đội Cung) lãnh đạo chống lại thực dân Pháp mà còn là nơi buôn bán sầm uất, tấp nập với cảnh “trên bến, dưới thuyền”. Người Đô Lương thông minh, năng động, nhanh nhạy với cơ chế thị trường đang từng ngày làm cho đất nở hoa trên quê hương giàu truyền thống cách mạng …

Sáng tinh mơ! Thị trấn Đô Lương “bị” đánh thức từ rất sớm bởi nhịp sống hối hả của ngày mới. Phố thị nhộn nhịp với cảnh buôn bán, những công nhân ở Khu công nghiệp thị trấn cũng dậy sớm hơn lo toan cho con cái để kịp giờ vào ca sản xuất. Những người thợ làng nghề làm bánh đa, kẹo lạc Vĩnh Đức nhanh thoăn thoắt bên lò than rực lửa cho ra lò những mẻ bánh để kịp đóng gói xuất hàng theo bản hợp đồng mới. Tượng đài chiến thắng Đô Lương sừng sững, khí phách hiên ngang, như bản hùng ca về tinh thần anh hùng dân tộc của đất và người xứ Lường. Trong không gian ấy chúng tôi cảm nhận được âm vọng hào khí của truyền thống quê hương cách mạng với những con người cần cù, sáng tạo, đang đêm ngày xây dựng nên làng mạc trù phú, sôi động, hình hài nên dáng dấp phố thị. Đồng chí Trương Hồng Phúc, Bí thư Huyện ủy huyện Đô Lương cho biết: “Trong chiến tranh, người Đô Lương đã không quản ngại hy sinh xương máu để chiến thắng kẻ thù, vun đắp nên truyền thống Đô Lương anh hùng. Và hôm nay, kẻ thù lớn nhất của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện chính là đói nghèo. Cuộc chiến này dù rất cam go và gian khổ nhưng chúng tôi quyết tâm đẩy lùi và nhanh chóng cho quá trình đô thị hóa, hướng tới năm 2015 hội tụ đầy đủ điều kiện đưa thị trấn huyện nhà trở thành thị xã”.

Khởi động cho quá trình đô thị hóa, Đô Lương đã đề ra chính sách “5 hóa” (Công nghiệp hóa nông nghiệp; Lục hóa đất trồng đồi núi trọc; Nhựa hóa, bê tông hóa giao thông thủy lợi; Xã hội hóa giáo dục và kế hoạch hóa gia đình; Phổ cập hóa phương tiện thông tin nghe nhìn) và thu được những thành tựu đáng kể. Suy nghĩ làm sao để quê hương đổi mới đi lên đã ngấm sâu vào suy nghĩ của mỗi người dân nơi đây, tạo nên sức mạnh xuyên suốt trong từng việc làm. Trong hướng đi ấy, bài toán khó nhất là thu hút các nhà đầu tư về với Đô Lương đã được cấp ủy, chính quyền địa phương tìm ra lời giải. Ba khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các xã Lạc Sơn, Thượng Sơn và thị trấn Đô Lương hình thành đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia.

Tượng đài binh biến Đô Lương và một góc thị trấn Đô Lương hôm nay.

Chúng tôi có mặt ở Khu công nghiệp Lạc Sơn (với tổng giá trị đầu tư là 11,6 triệu đô la) khi nhà đầu tư là công ty Prex Vinh thuộc tập đoàn Ki Do (Hàn Quốc) đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị máy móc để đầu tháng 2-2012 chính thức đi vào hoạt động. Trên diện tích 20 héc-ta đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nay đã hình thành khu công nghiệp hoành tráng mà khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 - 4.500 lao động địa phương với mức thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng. Hiện tại Công ty Prex Vinh đã tuyển chọn, đào tạo nghề cho 1.500 người lao động. Khi Khu công nghiệp Lạc Sơn chính thức đi vào hoạt động thì lực lượng lao động này sẽ là nguồn thợ chính của công ty. Anh Võ Văn Ngọc, Phó chủ tịch UBND huyện Đô Lương tâm sự: “Để thu hút các nhà đầu tư về Đô Lương, huyện có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng. Thí dụ ở Khu công nghiệp thị trấn Đô Lương được quy hoạch 7,5 héc-ta. Lúc đầu công tác giải phóng mặt bằng khó khăn bởi thiếu vốn. Trước thực trạng ấy, huyện đã chủ động bỏ ra 50% số tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Nhờ vậy khu công nghiệp được hình thành nhanh chóng, thu hút 13 doanh nghiệp vào đầu tư, đi vào hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương”.

Nếu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là gam màu mới và chiếm 44% tỷ trọng nền kinh tế thì nông nghiệp vẫn làm gam màu chính, chủ đạo của bức tranh kinh tế huyện Đô Lương. Chính cách làm năng động, liên kết chặt chẽ giữa “bốn nhà” nên Đô Lương đã xuất hiện nhiều cánh đồng cho thu nhập cao. Tân Sơn là xã điển hình với mô hình cánh đồng cho thu nhập 90 triệu đồng/héc ta/năm. Với diện tích quy hoạch 7,2 ha trồng 3 vụ (thay vì canh tác thuần túy 2 vụ lúa/năm), xã Tân Sơn tiến hành cải tạo, san ủi mặt bằng, xây lắp đường điện để phục vụ cho tưới tiêu, quy hoạch lại hệ thống đường xá, mương máng. Cùng với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xã ra quy chế hỗ trợ như: miễn thủy lợi phí, cấp 100% tiền giống, nilon phủ lạc, cam kết nếu thất thu so với trồng lúa 2 vụ như trước đây thì sẽ đền bù 50% theo giá thời điểm.... thưởng cho các xóm mỗi xóm 1 triệu đồng nếu chuyển đổi thành công.

Những chính sách mạnh dạn của địa phương đã làm thay đổi tư duy người nông dân. Năm đầu tiên, cánh đồng ở Tân Sơn đã mang thắng lợi lớn về cho người nông dân với tổng thu nhập cả 3 vụ đạt 180 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, 1 ha cho thu nhập bình quân 98 triệu đồng. Gặp anh Nguyễn Bá Đạo ở xóm 9 trên cánh đồng với những thửa ruộng dưa hấu, bí xanh mơn mởn, anh phấn khởi khoe: "Trước đây khi chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cũng trên cánh đồng này gia đình tôi chỉ trồng độc canh cây lúa, sản lượng thu được 2,5 - 3 tạ/sào, cả hai vụ thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/sào, nay thu nhập đã gấp 5 gấp 6 lần". Hay ở xã Lưu Sơn - một trong những địa phương được chọn xây dựng nông thôn mới cũng rất thành công với mô hình chuyển đổi sản xuất 2 vụ lên 3 vụ/năm, cho thu nhập từ 80 - 120 triệu đồng/héc ta/năm.

Về Đô Lương hôm nay, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc toàn diện. 100% đường giao thông liên xã được nhựa hóa, 98% giao thông thôn xóm đã bê tông hóa. Thu nhập bình quân đầu người có bước nhảy vọt từ 11 triệu đồng/người/ năm (năm 2005) lên trên 23 triệu đồng (năm 2011)…

Khởi nghĩa Đô Lương là cuộc binh biến của lính khố xanh do Nguyễn Văn Cung (Đội Cung) lãnh đạo vào đêm 13-1-1941. Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng cho thấy tinh thần quật khởi, ý thức dân tộc của con người Việt Nam không chịu cúi đầu trước cảnh áp bức của thực dân. Đúng với nhận định của Hội nghị lần VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì là tình thế cách mạng đã khác nhiệm vụ của Đảng phải đề ra nhiệm vụ chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong giai đoạn mới, giành độc lập dân tộc.

Bài và ảnh: Đức Dục 


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60369364

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July