Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Trăn trở cùng bản Nung Trăn trở cùng bản Nung , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) - Khi nghe chúng tôi có ý định đi vào bản Nung, nơi xa nhất, khó khăn nhất, nghèo nhất của xã Nghĩa Đức (Nghĩa Đàn), Chủ tịch UBND xã Bạch Hưng Nam cản: “Nhà báo muốn đi thực tế thì đợi sáng mai quay lại. Giờ đã quá chiều, vào đó không quen đường, không ra kịp trước lúc trời tối đâu…” Nhưng thông tin bản có đến gần 100% hộ nghèo cùng với sự lạc hậu đã thôi thúc chúng tôi tìm vào với bản…

Chiều vùng cao, mới hơn 16h nhưng trời đã nhá nhem tối, mây xuống thấp, vờn ngay trước mặt. Con đường độc đạo dốc nối tiếp dốc, đầy ổ voi, ổ gà dẫn vào bản khiến chiếc Drem II phải cài số 1 mới vượt qua được. 

Hai bên đường, ngút ngàn mía, trải dài màu xanh của ngô, thầm nghĩ, đất phì nhiêu, màu mỡ, rộng rãi thế này làm sao mà dân lại nghèo? Như đọc được suy nghĩ của chúng tôi, anh Nguyễn Văn Khởi, Phó Chủ tịch xã là người dẫn đường phân trần: “Nương rẫy nằm trên địa bàn xóm, ngô, mía tốt tươi vậy nhưng chẳng phải của người dân bản Nung đâu. Toàn của người xóm khác cả đấy…”. 

Thì ra, do túng thiếu, “nóng tay bắt lỗ tai”, đồng bào Thanh, Thổ ở bản Nung đã bán hết đất sản xuất cho người Kinh, cho những hộ khá giàu từ các xóm khác vào để lấy tiền đong gạo ăn những ngày giáp hạt. 

Dọc đường, gặp anh Hà Văn Hưng đang vội vã trẩy lá cho những luống mía cao quá đầu người, bắt chuyện, anh cho biết: “Đi làm thuê cho người ta ấy mà. Nhận trảy lá 1ha mía này lấy 700.000 đồng. Rẻ mạt lắm. Nhưng không nhận thì cũng chẳng biết làm gì…”. 



                 Anh Hà Văn Hưng trảy lá mía thuê trên chính đồng đất của mình.

Trước đây, chính diện tích mía này là đất sản xuất của gia đình anh. Nhưng do túng thiếu, anh đã bán với giá 1 triệu đồng. Giờ đây, không có đất, anh vào Nam, ra Bắc làm thuê, làm mướn, không tìm được việc, anh lại quay về làm thuê cho dân bản khác ngay trên đồng đất của mình… 

Ở bản Nung, không riêng gì gia đình anh Hưng mà hầu hết hộ nào cũng bán đất sản xuất với giá rẻ và hàng chục năm nay, người dân bản Nung phải làm thuê, đổi công qua ngày cho người dân các bản khác. Không có đất sản xuất, không một ô ruộng nước, thiếu việc làm nên ngoài trông chờ gạo cứu đói hàng năm của trên cấp, người dân bản Nung ra các đại lý ở trung tâm xã mua nợ gạo với giá cao để ăn, trưởng bản đứng ra tín chấp. “Giờ mua 1 tạ gạo, ký sổ ngoài đó, đến khi thu hoạch mía, có tiền thì phải trả cả gốc lẫn lãi là 1,5 tạ. Nhà ít khẩu thì mỗi năm ăn gạo chịu cũng phải vài tấn, đến khi trả gấp rưỡi. Thế nên, đồng tiền làm thuê, tiền bán mía, bán lợn gà cũng chỉ đủ để đổi lấy gạo ăn hàng ngày”, chị Trương Thị Lộc, người dân bản Nung than thở. 

Chị Hồ Thị Hương, Trưởng bản Nung cho biết: “Bản có 71 hộ thì có đến 50 hộ nghèo và 21 hộ cận nghèo. Đồng bào Thổ chiếm đến 70%, còn lại dân tộc Thanh, chỉ có 4 khẩu người Kinh là chị em về làm dâu trong bản. Bản thuộc diện 135, được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, năm nào cũng được hỗ trợ giống cây, con, cấp gạo cứu đói… Nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái ăn thiếu khiến cái mặc, cái văn hóa cũng vì đó mà "xa lánh" người dân nơi đây”.



                    Những ngôi nhà ở bản Nung do các chương trình, dự án hỗ trợ.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái nghèo, cái đói đó theo nữ trưởng bản này chính là do ý thức trông chờ, ỷ lại của dân bản. Không ít hộ, khi nhận bò từ chương trình hỗ trợ sản xuất, chỉ được một thời gian, đã bán lấy tiền tiêu. Đất sản xuất thì bán ăn dần, sống theo kiểu “qua ngày, đoạn tháng”, không có định liệu nào cho tương lai. Bác sỹ Nguyễn Thị Hà, Trạm trưởng Y tế xã Nghĩa Đức kể nghe thật buồn: “Trạm Y tế về bản tẩm màn phòng chống sốt rét. Thông báo mãi chẳng thấy ai đem màn đến. Nhân viên y tế phải vào tận nhà, tận buồng ngủ, giật màn xuống, tẩm xong, mang đi phơi phóng cho họ… thì hiểu được người ta ỷ lại thế nào”.

Đói nghèo, nhưng 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường (mà nguyên nhân là nhờ có trợ cấp hàng tháng), dù rằng, cả bản chưa có nổi em nào học hết cấp 3, đa phần chỉ học hết lớp 9 rồi vào Nam kiếm sống. Phiêu bạt tận Sài Gòn một thời gian, không kiếm được việc làm lại, về quê không có đất sản xuất, không biết làm gì, “nhàn cư vi bất thiện” nên phát sinh tệ nạn xã hội… 

Quanh một vòng trong bản, thấy nhà nào cũng tường xây, vôi mới, ngói đỏ tươi. Chị Hương bảo “Nhà theo Chương trình 167, 135, nhà Đại đoàn kết… cả đấy. Nếu không có Nhà nước cho, Chính phủ hỗ trợ thì chẳng bao giờ đồng bào ở bản Nung có nhà để ở”. Là bản xa trung tâm xã, lại đông đồng bào dân tộc thiểu số, nên bất kỳ chương trình, dự án gì, xã cũng đều ưu tiên cho bản Nung. Gạo cứu đói cấp mỗi năm 2 lượt, tiền hỗ trợ mua muối i-ốt phòng chống bướu cổ; hỗ trợ giống cây, con; tiền làm nhà… Nhưng xem ra cũng chỉ như “muối bỏ biển”.

Chị Hồ Thị Hương - Trưởng bản giãi bày: “Cái chính vẫn là đất sản xuất. Không có ruộng nước, nương rẫy thì đã bán cách đây cả chục năm, giờ biết lấy chi làm ăn. Mỗi hộ được vài sào mía, ăn thua chi. Phải đi làm thuê, làm mướn. Mong muốn của bà con là được cấp đất sản xuất, có chương trình, dự án nào cải tạo đất khe, đất vệ thành ruộng nước để đồng bào có lúa nước, đỡ phải mua gạo đắp đổi qua ngày…”.

Rời bản Nung khi màn đêm buông xuống, đường sống lưng trâu như thêm gập ghềnh, khúc khuỷu bởi khách mang nặng nỗi ưu tư, trăn trở trước cái đói nghèo, lạc hậu ở bản Nung. Mong ước của nữ trưởng bản biết khi nào thành hiện thực? Và liệu khi có đất sản xuất rồi, người dân bản Nung có thay đổi nhận thức, chịu khó làm ăn?

 

Duy Nam - Đào Tuấn

Theo Baonghean.vn


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60614571

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July