Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Hoàng Tuấn Nhã - Nhật ký Thành phố chống phong tỏa.... Hoàng Tuấn Nhã - Nhật ký Thành phố chống phong tỏa.... , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

BBT Báo Người Xứ Nghệ Kiev trân trọng giới thiệu tới bạn đọc trích đoạn trong Nhật ký " Thành phố chống phong tỏa " của tác giả Hoàng Tuấn Nhã - Nguyên quán Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, Đọc những dòng nhật ký này để thế hệ sau phần nào hiểu được cha -anh của họ đã sống và chiến đấu như thế nào trong thời mưa bom, đạn lửa để bảo vệ nền độc lập cho Dân tộc và sự nghiệp thống nhất Đất Nước .

Dưới đây đã có lời tựa về cuốn nhật ký của ông Nguyễn Tiến Hà, cũng là một đồng đội của ông Hoàng Tuấn Nhã- Trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi .....

 

Hà Nội ngày 11 tháng 11 năm 2011

Kính thưa  Anh Hoàng Tuấn Nhã 

 

Tác giả cuốn nhật ký Thành phố chống phong tỏa Và NXB Thanh niên

 photo 6_zpsc0ad0f21.jpg

 
                                                                        Tác giả Hoàng Tuấn Nhã

 

Đọc xong cuốn sách. Tôi rất biết ơn anh Hoàng Tuấn Nhã và  NXB Thanh Niên đã cho ra đời cuốn nhật ký này. Cuốn sách đã ghi nhận một phần chiến công của CBCS ty Bảo Đảm Hàng Hải – Cục Vận Tải Đường Biển  anh hùng. Đã một thời xả thân cảm tử cho tổ quốc quyết sinh- Quân đội Mỹ có vũ khí  giết người, hủy diệt miền Bắc VN rất hiện đại tinh vi, nhưng vẫn thua tài trí của người Việt Nam.Vì nhân dân Việt Nam ta có  Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng Cộng sản luôn lấy dân làm gốc : Dễ trăm lần không dân cũng chịu, - Khó vạn lần dân liệu cũng xong ! Quân đội Mỹ và mọi đội  quân xâm lược trước đây, không thể nào hiểu nồi  sự đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt Nam mỗi khi đất nước lâm nguy!

 

Tôi nghĩ: Đi cùng anh em các đội rà phá thủy lôi  bom  mìn để viết nhật ký về chống phong tỏa đường biển Anh Hoàng Tuấn Nhã cũng phải là người được tôn vinh là những chiến sỹ cảm tử anh hùng!

 

 photo 2_zps887b678d.jpg
Bố con ông Hoàng Tuấn Nhã hiện tạii

Tôi kính mong các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sỹ, biên kịch, phát thanh truyền hình hãy tiếp tục viết nhiều về chiến công và cuộc sống đời thường  của những người chiến sỹ cảm tử anh hùng hiện nay ra sao, ai còn ai mất, họ đã đang nghĩ gì, làm gì để giáo dục truyền thống cha ông cho con cháu mai sau xây dựng và bảo vệ tổ quốc !

Ở tuổi cổ lai hi -  Để tri ân  đồng đội còn sống và đã khuất. Tôi xin phép  được trích một số trang nhật ký của anh trong những ngày anh tham gia chống phong tỏa đường biển. Tôi có minh họa thêm một số hình ảnh cụ thể chi tiết để cùng anh đóng góp phần nhỏ bé tâm trí vào kho tàng tư liệu lịch sử  truyền thống của Bảo Đảm Hàng Hải và Cục Vận Tải Đường Biển Việt Nam anh hùng.

Nhân đây tôi cũng thắp nén hương thơm để kính cẩn cúi đầu tưởng nhớ và biết ơn đến nhiều ngàn, vạn liệt sĩ, thương binh  của Hải quân Việt Nam, công binh quân đội, TNXP, dân quân tự vệ và nhân dân các tỉnh miền Bắc, các ngành Đường Sắt, Đường Sông, Đường Bộ, các CBCN kỹ thuật, các kỹ sư, các nhà khoa học  và lãnh đạo của các bộ ngành đã cùng với CBCS Ty Bảo Đảm Hàng Hải và Cục VTĐB VN tham gia mò vớt thủy lôi bom mìn để nghiên cứu chế tạo các phương tiện rà phá thủy lôi bom mìn Mỹ từ thô sơ, đơn giản, dân dã đến các phương tiện hiện đại làm cho Thủy lôi Mỹ nổ như ngô rang.  Còn con người lại rất an toàn.  Giúp cho Cục VTĐB hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bốc xếp vận chuyển bằng đường biển 14,7 triệu tấn hàng hóa các loại và 3 triệu tấn

 photo 4_zps7d6f6e4a.jpg
Đội cảm tử phá thủy lôi

 

 xăng dầu của bạn bè thế giới giúp ta trong thời gian từ 1965 đến 1975 phục

 vụ cho quân dân Miền Bắc, Miền Nam đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược và bọn tay sai giành thống nhất đất nước./.

 

                                                                                   Nguyễn Tiến Hà

                                 Nguyên đội phó đội khảo sát biển ty Bảo Đảm Hàng Hải

                                          Đại đội trưởng tự vệ chiến đấu tiểu đoàn BĐHH

 

 photo 3_zpsb43ff3fd.jpg

                                                                                   Ông Nguyễn Tiến Hà

                                    NHẬT KÝ THÀNH PHỐ CHỐNG PHONG TỎA

 

Ngày 20 tháng 9 năm 1972

Tôi được mời đến dự một cuộc họp đặc biệt của các nhà khoa học nghiên cứu cách phá thủy lôi của Mỹ. Tất cả khoảng ba mươi người đã đến đông đủ trong cái phòng lớn trước đây chúng tôi thường đến xem chiếu bóng.

Có các đồng chí bí thư Thành ủy, cục trưởng Cục Đường Biển, bí thư đảng ủy và giám đốc cảng Hải Phòng, các nhà khoa học từ Hà Nội xuống, đội trưởng các đội phá lôi ở Hải Phòng. Những người tóc đã bạc trắng ngồi xen lẫn với những người tóc còn xanh mượt, trong đó có anh kỹ sư dạo trước đến nhờ anh Sơn mua hộ giấy dầu để lợp nhà.

Căn phòng ngổn ngang những máy móc và dây điện đủ màu, thứ rải trên mặt đất, thứ treo lòng thòng trên tường, trên ghế.

 

 

Đồng chí K, trưởng phòng kỹ thuật cơ khí của Bộ luyện kim, người cao và gầy, tóc hoa dâm, vẽ lên tấm bảng đen đặt trước hai dãy bàn ghế những hình mẫu phức tạp của các loại thủy lôi từ tính MK 52, MK 25 đã từng biết và các loại thủy lôi MODO, MOD1, MOD2 giặc Mỹ mới thả và ta mới bắt được.

Nghe trình bày, qua tính năng, tác dụng của các loại thủy lôi cũ và mới, tôi thấy loại nào cũng tinh vi, cũng độc ác.

 

 photo 8_zpsb17e1086.jpg

Sau khi nghe về phần lý thuyết, mọi người xúm  quanh chiếc bàn lớn trên để một chiếc máy điện to bằng cái tráp thợ cạo và bộ phận điện tử tháo ra từ một quả thủy lôi thuộc loại MOD2.

Một kỹ sư trẻ, tóc quăn, cầm cái que giơ lên, khoanh một vòng rộng trên mặt bàn, và nói.

Chúng ta xem đây là vùng biển. Quả thủy lôi kiểu MOD2 ở đây. Còn đây là con tàu

 

Anh cầm một con dao con trên tay, đưa quanh đầu nổ của quả thủy lôi một vòng rộng, rồi thu hẹp dần lại, đến một cự ly nhất định, cái bóng điện tử trong đầu quả thủy lôi chớp sáng.

Mọi người khẽ kêu lên.

-                  Nổ!

Anh kỹ sư kết luận:

-                  Như thế là tàu phá  mìn của ta có thể phá nổ loại thủy lôi MOD2 bằng tốc độ chậm.

Một anh thanh niên da rám nắng, mắt đen láy, từ nãy đến giờ ngồi trước cuốn sổ ghi chép mở sẵn để trước mặt, không đồng ý với kết luận đó.

 

 photo 9_zpse5911efd.jpg

Không- Anh nói- Loại thủy lôi MOD2 không thể  phá nổ bằng tốc độ chậm. Tôi đã thử nhiều lần trên thực địa. Tàu phá mìn phải chạy thật nhanh nó mới nổ 

Các nhà khoa học gật đầu nhìn anh tỏ vẻ đồng tình.

Người thanh niên đó tên là Chấn, đội trưởng đội phá lôi của  cảng Hải Phòng.

 Trong cuộc họp này, đại diện đội phá lôi Lê Mã Lương cũng đóng góp một kinh nghiệm quý báu rút ra từ những trận quét thủy lôi ở ngã ba Quả Xoài

 

 Ấy là kinh nghiệm dùng thuyền gỗ có trang bị vũ khí phóng từ diệt thủy lôi. Thuyền gỗ có lợi thế là gọn nhẹ, chỉ cần ít người. Nhưng cái lợi thế lớn của thuyền gỗ là có thể phóng từ xa, gây nổ ở cự ly không nguy hiểm. Trong lúc đó, các tàu lớn, mình đầy sắt thép,

 

 photo 11_zpscee1226b.jpg

 

                                              Thuyền gỗ phá thủy lôi

 

đã có lúc hút điện từ của chính mình phóng ra quật râu tôm trở lại hai bên tàu. Do đó mà có những trận thủy lôi nổ ngay bên hông tàu hoặc ngay dưới đuôi tầu. các chiến sĩ của đội phá lôi Lê Mã Lương gọi những trận nổ nguy hiểm đó là “ nó đá hậu”, “ nó đá móc hông”

Thuyền gỗ cơ động, có thể đánh trên địa bàn rất rộng, nó chậm nhưng mà chắc. Hiệu quả vượt xa tàu. Trong một ngày, chiếc thuyền nhỏ có thể phá nổ hàng chục quả. Nó không cần nhiên liệu, không hỏng máy. Nó đã rẻ lại an toàn, bí mật, cất giấu ở đâu cũng được. Khi cần có thể đi đánh giữa ban ngày.

Thuyền gỗ đang trở thành một phương tiện phá mìn có tính chất độc đáo của Việt Nam. Nó là dũng sĩ Việt Nam mới ra đời.

 

 photo 13_zps1884748c.jpg

                                                                         Thủy lôi bị phá phát nổ

 

Đại diện đội phá lôi Lê Mã Lương kết thúc bản thuyết trình về tác dụng của chiếc thuyền gỗ:

“Nó bé, nhưng bé hạt tiêu!”

 

 

Ngày 21 tháng 9 năm 1972

Xưởng cơ khí của Ty Bảo Đảm Hàng Hải chuyên sản xuất phao và đèn biển, nên bước vào cổng đã thấy những phao đèn to hàng mấy người ôm la liệt trong nhà máy.

Trong căn phòng sát bên sông Cấm có trên chục người, ngồi xổm thành một vòng tròn vây quanh một chiếc máy.

 photo 15_zpsee11c429.jpg       

 photo 14_zpsc22e62b0.jpg

 

                               Chế tạo máy phá thủy lôi tại cục BĐHH

Chiếc máy có hai ống thủy tinh. Trong mỗi ống có một cái trục quay tít. Anh kỹ sư trẻ ngồi cạnh giới thiệu đấy là “cái máy chớp’

Chiếc máy được gắn vào một tấm thép rộng bằng hai trang giấy học trò và mắc vào một chiếc  cầu giao bằng nhiều dây diện, cứ khoảng vài tích tắc, chiếc cầu giao lại bật lên một cái, tự động mở dòng điện và tắt dòng điện đúng theo chu kỳ.

Anh kỹ sư còn rất trẻ- kỹ sư Bính – giải thích:

 

 

-         Đây là máy để phóng từ. Mầy mò  được đến mức tự động hóa chiếc máy như thể là đã phải trải qua bao nhiêu chặng đường tìm tòi, nghiên cứu.

Cách đây không lâu, mỗi lần muốn đóng, mở cầu giao ( mà một cái cầu giao to lắm!), một công nhân lực lưỡng phải lấy hết gân sức đóng một cái đánh “hự”. Đóng như thế, từ phóng ra không đều, lại còn phải đếm bằng miệng nữa chứ. Một, hai, ba , bốn, năm, sáu… Đếm như thế không tránh khỏi lúc nhanh, lúc chậm. Lúc hăng hái thì đếm nhanh, lúc mệt nhọc thì đếm chậm. Còn có lúc buồn ngủ quá quên cả đếm!

Sau chiếc máy tự động đóng từ, còn có những tiết mục hấp dẫn hơn. Như cái máy siêu âm nhìn thấy đáy biển đang trong quá trình hoàn thiện.

Gần đây chiếc máy này đi dò thử và đã tìm thấy chiếc neo nặng một tấn của một chiếc tàu buôn nước ngoài đánh rơi cách đây sáu năm, nằm sâu đến một mét dưới lớp bùn cát trong cửa sông.

 Bây giờ thì nó có thể phát hiện được thủy lôi dưới đáy biển. Con mắt thần này sẽ thay con người ở những nơi mà người không trông thấy. Nó sẽ nhìn xuyên đáy biển. Lũ MK và lũ MOD mấy lâu nằm phục trên các ngả đường sẽ chẳng trốn vào đâu được nữa. Chúng nó sẽ lòi mặt ra.

Tôi nghe nói trong lúc đó ở một nhà máy nọ, người ta đang sản xuất từng bộ phận máy móc. Người  nào biết việc nấy. Và chỉ làm việc ban đêm. Họ làm việc dưới hầm ngầm của nhà máy đã bị bom Mỹ phá nát, đã biến khỏi mặt đất.

 

Ngày 22 tháng 9 năm 1972

 

Xưởng cơ khí Bảo Đảm Hàng Hải đã nghiên cứu thành công chiếc cầu giao tự động.

Một tổ thanh niên được giao nhiệm vụ sản xuất vũ khí phá mìn của Mỹ. Bốn nữ và ba nam thay nhau làm việc suốt ngày đêm. Họ sản xuất hàng loạt cầu giao và hàng loạt những cuộn từ trang bị cho đội phá lôi của ngành vận tài đường biển.

 

Trên chiếc bàn sắt, kê sát tường, ngay dưới lá cờ đỏ thêu dòng chữ vàng “tổ lao động xã hội chủ nghĩa”, cô Huệ, một đoàn viên thanh niên thuộc loại ưu tú, đang làm việc. Cô cuốn bô – bin trên chiếc cầu giao.

Huệ là vợ Hồ Văn Hiệu, chiến sỹ phá lôi đã dùng thuyền gỗ quét sạch mìn ở ngã ba Quả Xoài trong đêm thứ ba.

Huệ hai mươi bốn tuổi, có hai con. Cô vừa sinh đứa thứ hai được ba tháng. Bây giờ hàng ngày cô ngồi sản xuất vũ khí cho chồng đánh giặc. Mỗi lần đi đánh thủy lôi về, tàu ghé ngay sau nhà. Hiệu chỉ nhảy qua chiếc cầu, đi thêm mấy bước nữa là vào đến nơi Huệ làm việc. Và mỗi lần anh ra đi. Huệ ra đứng ngay chỗ máy nước rửa tay là có thể từ biệt chồng đang trên con tàu rời bến đi theo những con đường biển đầy mìn. Nhiều lần chính mặt Huệ đã trông thấy người ta khiêng những chiến sỹ phá lôi từ dưới tàu lên, máu chảy giọt ngắn, giọt dài trên chiếc cầu gỗ sau nhà.

Những người nữ đoàn viên thanh niên này đã chuẩn bị cho chồng trong tất cả mọi lần ra trận. Lần nào bước chân xuống tàu phá lôi, chồng Huệ cũng phơi phới niềm vui. Anh bay ra biển cả đầy nguy hiểm như con đại bàng bay trong bão táp.

Các cô thanh niên làm công việc cuốn từ bên cạnh trêu Huệ:

-         Chị Huệ phải lắp riêng cho anh Hiệu một bộ từ tự động thật an toàn để anh ấy đánh thủy lôi cho chính xác.

-         Lắp cho ai thì cũng phải đảm bảo an toàn – Huệ không rời tay khỏi

những đầu dây, trả lời.

-         Nhưng mà lắp cho anh Hiệu chị siết ê – cu, vặn ốc  quả tình thật có chặt hơn.

-         Lắp cho ai thì cũng phải chặt chẽ, cũng phải vặn hết tay. Sản xuất vũ khí đánh giặc mà lơ mơ, bên kinh bên trọng sao được.

Cô gái đang trêu Huệ là một thanh niên hai mươi hai tuổi, chưa chồng – cô Ninh. Cô làm việc trong tổ điện này đã năm năm. Tiền lương của cô được trên bốn mươi đồng. Làm thêm giờ thì được lĩnh thêm phụ cấp . Mỗi tháng cô chỉ giữ lại mười lăm đồng tiền cơm và bảy đồng tiêu vặt, còn bao nhiêu đều gửi về hết cho bố mẹ già ở nơi sơ tán.

 photo 21_zps27add092.jpg

Biết suy nghĩ chu đáo thế mà xem ra tính nết còn trẻ con. Cô đang làm việc, một con cánh cam chẳng biết từ đâu bay vào đậu trên mái tóc uốn rất đẹp của cô. Cô liền bắt lấy nó bỏ vào túi.

 Cô Ninh và bạn của cô làm việc dưới câu khẩu hiệu lớn dán trên tường:

“Vinh quang thuộc về đơn vị và cá nhân có năng suất cao nhất”.

 photo 25_zps6186aeee.jpg

Ninh nói:

-      Chúng em làm công việc cuốn từ. Một nghìn vòng dây điện siết thật chặt mới xong một cuộn. Làm suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Tay mỏi quá chừng. Ăn uống tại chỗ, mà ăn toàn bánh mì nên người chúng em đứa nào đứa ấy cứ dài ra như chiếc bánh mỳ!

Cả tổ đều cười.

Họ cười và họ vừa làm việc vừa hát. Mệt nhọc, thức thâu đêm, nhưng có một niềm vui lớn.

 photo 23_zps2014c894.jpg

Những cô gái đầu còn xanh ở bên này Thái Bình Dương đang góp sức đấu tài, đấu trí với những mái đầu bạc và những cái trán hỏi của bọn cáo già trong viện hàn lâm khoa học quân sự bên kia Thái Bình Dương.

Những máy móc tinh vi, cả những máy điều khiển từ xa đang được sản xuất hàng loạt, sẵn sàng ra trận. Những sản phẩm tinh thần rất hiện đại này sẽ hợp sức với thuyền gỗ, với nam châm, với lưới rồng, với tất cả mọi phương tiện thô sơ, tạo thành một lực lượng đông đảo, phá sạch, quét sạch mìn trên biển, bẽ gãy hoàn toàn tất cả các gọng kìm phong tỏa của giặc Mỹ

 

 photo 20_zps21703cb9.jpg

                                  Những người anh hùng một thời

 photo 10_zps8ad5a201.jpg

 photo 26_zpsa8c01426.jpg

 photo 28_zps5b47078c.jpg

 photo 29_zps6be52608.jpg

Ngày 11 tháng 11 năm 1972

 

Như thế là chúng tôi đã quyết định đi với đội phá thủy lôi Lê Mã Lương, một đơn vị thanh niên xung kích quyết thắng có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến chống phong tỏa – Lá cờ đầu trong binh chủng phá lôi của Cục Đường Biển.

Ngày mai chiếc tàu phá lôi  Thanh Niên 1 của đội Lê Mã Lương sẽ từ mặt trận đường biển trờ về. Chuẩn bị vũ khí, lương thực xong chỉ trong vòng một hai ngày, nó sẽ lại lên đường ngay, không chậm trễ.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Tám, bí thư chi đoàn, cho biết cùng về với tàu Thanh Niên 1, còn có cả  tàu Thanh Niên 2. Gọi là “Tầu Thanh Niên 2” cho nó “đồng bộ’, nhưng thực ra đó chỉ là chiếc thuyền gỗ. Vả lại phải phong cho nó chức “tàu” vì nó còn thiện chiến hơn cả tàu. Nó đi chiến đấu với tàu lớn suốt cả tháng, nay mới trở về. Thuyền gỗ phải về để thui chống hà và xảm lại. Qua nhiều vụ nổ, nó đã bị nứt rạn vì chấn động.

Còn tàu Thanh Niên 3, chiếc tàu mới của đội phá lôi Lê Mã Lương, cũng trở về trong dịp này.

Sau 1 tháng ròng rã lăn lộn trên chiến trường đường biển, các chiến sỹ cũng phải bảo dưỡng bằng tình cảm gia đình và vài bữa ăn tươi do tay người nội trợ dọn ra. Rồi lại lên đường ra trận.

Chiến dịch Than đang ở vào giai đoạn rầm rộ nhất. Trong lúc này, thời gian quí hơn vàng bạc. Phải tranh thủ lúc Ních – xơn tạm ngừng hoạt động từ vĩ tuyến hai mươi trở ra làm chiêu bài tranh cử tổng thống mà vét than đưa về Hà Nội và các thành phố công nghiệp.
Cảng bị đánh phá, cầu bị đánh phá, đường sắt cũng bị đánh phá hỏng trên mười cây số từ thành phố đi ra.

Chỉ còn trông cậy vào đường sông và đường biển.

Than ! lò cao các nhà máy điện, các đầu máy xe lửa, các xưởng rèn, lò rèn, các lò lung vôi bón ruộng, xây nhà đang đói than. Có than mới có điện, mới có ánh sáng. Các bà nội trợ cũng cần than!

Bọn địch biết rõ điều đó nên chúng tập trung ném bom bão hòa tất cả các khu mỏ, Ở Hòn Gai không nơi nào còn một hòn gạch nguyên vẹn.

Vì ba vạn tấn than trong tháng mười một này, đồng chí Lê Văn Lương, Bí thư Trung ương Đảng, phải thân chinh ra tận khu mỏ đốc chiến.

-                  Anh em dám cưỡi thuyền đi trên thủy lôi đến đây chở than, các đồng chí có để cho anh em chờ đợi không?

-                  Thưa đồng chí, không! – Đồng chí giám đốc cảng Hòn Gai trả lời đồng chí Bí thư Trung ương Đảng – Cảng chúng tôi dù có bị hủy diệt, than vẫn xuống tàu!.

Ba vạn tấn than và còn thêm hàng quân sự nữa. Hàng quân sự càng phải tranh thủ chở gấp.

Thể thì sao?

Tàu bè sẽ đi lại như mắc cửi trên các luồng lạch còn đầy dẫy thủy lôi.

 

Một chiến dịch quét thủy lôi đại quy mô đã được phát động. Hải quân, công binh, các đội phá lôi thô sơ và hiện đại phải dốc toàn lực đánh phá mở đường.

Lần này đội phá lôi Lê Mã Lương cũng huy động toàn lực tham gia chiến dịch.

 

 

 photo 32_zps76bceccc.jpg

 photo 30_zpsc66a891a.jpg

 

 

Ngày 13 tháng 11 năm 1972

Sáng nay tôi ra bến tàu xem tình hình tàu Thanh Niên chuẩn bị ra sao và nó sẽ nhổ neo đúng vào giờ nào, ngày nào.

Trên tàu Thanh Niên 1, tất cả thuyền viên đang họp. Tôi tới, bí thư chi đoàn  Nguyễn Xuân Tám giới thiệu tôi với chi đoàn. Các đồng chí thanh niên vỗ tay hoan hô. Có đồng chí nói:

-                  Chúng tôi sẵn sàng kết nạp anh vào chi đoàn thanh niên Lê Mã Lương, vì phen này anh đi là cùng nổi cùng chìm với chúng tôi.

Đồng chí bí thư chi đoàn lần lượt giới thiệu với chúng tôi tên, quê quán của từng đoàn viên, nhiệm vụ, chức trách của từng người, kèm theo cả đặc điểm cá tính và biệt hiệu.

-                  Đây là máy trường Ngọ, biệt hiệu Đông –ki-sốt vì cao kều nhất đội.

-                   Đây là thủy thủ Lộc, biệt hiệu Lộc – bánh – bao, vì mặt dầy như chiếc bánh bao.

-                  Đây là lái trưởng Chung, biệt hiệu Chung – bi –ve, vì bụng tròn như bi….

-                  Chi đoàn lại tiếp tục họp tổng kết chuyến đi vừa qua. Trên danh nghĩa là đội viên mới của đội phá lôi Lê Mã Lương, tôi được mời cùng dự họp.

Bí thư chi đoàn Nguyễn Xuân Tám cầm quyển sổ ghi chép lên xem qua những gì đã ghi trong đó rồi nói tiếp các phần đang bỏ dở.

-                  Như vậy đấy – Anh nhấn mạnh – Trong chuyến đi vừa qua, đội ta phá đươc thủy lôi nhiều nhất. Đúng. Nhiều nhất kể riêng một đơn vị. Đây là điều chúng ta đáng lấy làm tự hào.

Nhưng có điều này, chúng ta nên nhớ: thành tích của chúng ta không phải chỉ riêng chúng ta mà làm nên được. Chúng ta phải chia công cho nhiều người, nhớ tới nhiều người. Các nhà khoa học, anh em quan sát làm nhiệm vụ âm thầm nhưng gian khổ hơn chúng ta nhiều. Rồi tổ điện. các đồng chí thấy đấy chị em làm việc như thế nào. Anh em công nhân sửa chữa tàu thuyền, máy móc cho chúng ta. Rồi các đồng chí tàu bạn, các đồng chí công an vũ trang, các đồng chí xã đội, đồng bào các địa phương. 

Bao nhiêu người góp vào. Chúng ta chỉ là những người bấm nút, làm động tác chiến đầu cuối cùng mà thôi.

Buổi sinh hoạt Đoàn kết thúc khi một đồng chí phó tiến sĩ về điên tử bán dẫn của Cục xuống kiếm tra vũ khí trước lúc tàu thuyền ra trận.

Lần này tàu phá lôi Thanh Niên 1 được trang bị một cuộn từ mới, có sức phóng từ mạnh hơn. Chiếc thuyền gỗ đã được thui lại, xảm lại và được trang bị một máy phát điện ba mươi lăm ăm –pe xinh xắn, mới tinh. Nó còn được lắp thêm động cơ chân vịt. Cho chạy thử. Nó lao nhanh như gió. Bây giờ thì nó đang nằm đấy khiêm tốn và rất tự tin. Trông bề ngoài nó chỉ là một chiếc thuyền chài tầm thường. Mui che một tấm cót rách mép, mấy chiếc quần áo cũ giặt phơi trên đầu sào. Xoong nồi, củi đuốc, lộn xộn trong khoang thuyền. Nó bé tí tẹo nhưng nó vẫn sẵn sàng xung trận với khả năng chiến đầu vừa linh hoạt vừa có hiệu quả cao nhất. 

Chiếc thuyền gỗ phá lôi độc đáo của Việt Nam nằm đấy, giữa vũng  nước vằn vện những khoang dầu ma dút  mầu cầu vồng, như giữa vòng hoa nguyệt quế.

Ngày 14 tháng 11 năm 1972

Đ/C BTTU Trần Kiên và ĐT phá lôNguyễn Uyển

 
Đồng chí Uyển, đội trưởng đội phá lôi Lê mã Lương gọi điện chính thức thông báo cho biết: 3 giờ chiều nay tàu Thanh Niên 1 và tàu Thanh Niên 2 lên đường. Tôi phải có mặt ở địa điểm xuất phát trước 2 giờ chiều.

2 giờ 30 phút. Giờ đi đã đến gần.

Trên tầu, đội trưởng Uyển kê tờ giấy lên nắp hầm máy viết vội bức thư gửi cho Hiền – chẻ - mũi chuyến này phải ở nhà học lớp đối tượng Đảng. Bí thư chi đoàn Nguyễn Xuân Tám bứt đầu bứt tai kèo nài với Long Vân để xin đi. Nhưng Long Vân trả lời kiên quyết:

-         Cậu ở nhà vì cả hai việc đó đều rất cần đến cậu. Tổng kết phong trào mà không có cậu là không được. Còn vợ cậu sắp đẻ, cô ấy chỉ một mình, không có cậu cũng không xong.

Dưới thuyền, Hiệu, chồng cô Huệ trong tổ điện của xưởng cơ khí, vác bánh lái ra tra vào sau thuyền và buộc lại. Còn Bảo, một anh chàng trẻ măng, da đen, mắt sâu hoắm nấp dưới bóng đôi lông mày rậm rì, thì buộc dây mới vào thuyền bằng những động tác rất thành thạo của con nhà dân chài.

Chung –bi-ve, lái trưởng, đã có mặt dưới tàu từ lâu. Chí – răng – vàng, lái phó, cũng vừa tới. Anh ăn mặc rất chỉnh tề. Sơ mi chít gấu mầu rêu, quần xanh thẳng cứng, chân đi giầy vải, mắt đeo kính đen gọng đồng. Và tất nhiên, những giờ phút nghiêm trang như thế này không thể thiếu chiếc áo may ô thủy thủ thập thò trước ngực. Vì Chí là thủy thủ chính cống chứ đâu phải tay ngang. Thủy thủ của tàu Hạ Long đồ sộ, cỡ quốc tế. Ở trên tàu này người ta  không nói “dừng lại”, như các tàu lèm nhèm khác, mà người  ta nói bằng tiếng Anh : “xtốp”.

Trên tàu và dưới thuyền đã đông đến trên ba chục người. Có cả “lão tướng” Long Vân và Phi Hùng, đội trưởng đội điện ảnh của Bộ giao thông vận tải cùng đi.

Đúng 3 giờ. Đội trưởng Uyển điểm quân thấy thiếu mất anh quản lý. Chết chửa, người nắm sự sống trong tay mà đến bây giờ tàu sắp nhổ neo rồi vẫn chưa có mặt!

-                  Vượng đâu? Anh quản lý của chúng ta đâu?

-                  À, Vượng kia rồi! – Có người reo lên.

Từ đầu đường gòong tận trong  xưởng cơ khí, tôi thấy một chàng thanh niên hộc tốc chạy ra. Một chàng thanh niên rất đẹp trai, đầu tóc chải mượt, mặc áo sơ mi pô – pơ – lin mầu xanh mờ rất diện, ống tay áo vén cao, để lộ chiếc đồng hồ đeo tay vàng chóe.

Đội trưởng Nguyễn Uyển cười, nói với tôi:

 Cu cậu chuẩn bị rau, thịt gạo, than xong tranh thủ đi gặp người yêu đấy. Chắc là cu cậu mê cô nào trong tổ điện.

Đủ người rồi, đội trưởng hỏi:

-               Con Ních, và con Ắc – qui đâu?

Nghe gọi đến tên, một con chó vàng to lớn và một con chó trắng đốm đen nhỏ hơn, chạy đến nằm ngay dưới chân đội trưởng.

 

 photo 37_zpsd1449221.jpg

 

Anh em rút hết quần áo đang phơi trên dây, trên sào, và cắm cờ đỏ sao vàng lên trước mũi tàu và mũi thuyền.

Đ/C Nguyễn Thái Phong

 
3 giờ 15 phút. Thái Phong “vua thủy lôi”, đội chiếc mũ cát sùm sụp, sau khi uống cạn chén trà tiễn đưa, đứng dậy ra lệnh:

Lần này các đồng chí tiến ra tuyến đường Đông Bắc, giáp biển Trung Quốc, đánh phá luồng Cửa Lục, đánh ra đảo Tuần Châu, vùng hang Đầu Gỗ, Cặp Gà, ra Hòn Gai, bắt đầu vào thủy diện cảng đánh về. Mở luồng thật rộng cho tàu thuyền phục vụ chiến dịch đi lại thật an toàn.

Xin chào các đồng chí. Chúc các đồng chí lên đường lập chiến công xuất sắc”

Chí – răng – vàng cởi áo ngoài, mặc trần một chiếc áo thủy thủ  đứng vào trước tay lái. Điếu thuốc lá phì phèo trên môi. Mắt nhìn thẳng ra hướng cửa sông.

 

 photo 33_zpsf9fa63f3.jpg

 photo 34_zps9c998b64.jpg

 

Đúng 3 giờ 30 phút, anh kéo một hồi còi dài, cho tàu quay một vòng cung, hướng mũi ra biển.

Tiếng còi vang trên mặt sông, vọng vào thành phố. Tất cả anh em  dưới thuyền đều lên hết trên boong tàu, cùng đứng tập trung ở mạn phải

Chiếc thuyền gỗ mầu nâu tươi phủ lá ngụy trang, cột sau tàu bằng một sợi dây cáp dài 10 mét, cự ly cần thiết để khi tàu dừng, thuyền không đâm vào tàu.

Tàu rời bến, chạy tốc độ nửa máy, mang theo một đám khói xanh cuồn cuộn hai bên thân tàu và một vệt bọt trắng dài như một tấm lụa nõn.

Người đứng đông trên bến vẫy theo. Thái Phong , Phạm Kim,. Nguyễn Xuân Tám, các bà gõ gỉ phao đèn, các cô gái lái cần cẩu, thủy thủ trên các thuyền trong bến, cô Ninh, cô Hoa ở tổ điện, cô Lựu máy nổ, mặc áo mầu nâu nhạt, quần bảo hộ lao động, vung nón vẫy theo.

Còn cô Huệ, người mẹ hai con, vợ của Hiệu đang đứng cạnh tôi đây, không thấy trong đám đông trên cầu tàu.

 Cầu tàu đã từng chứng kiến trong những đêm tối trời, cảnh người ta khiêng các chiến sỹ phá lôi bị vỡ đầu, thủng ruột, gẫy cột sống và ngất lịm từ trên những chiếc tàu phá lôi xuống, mình đầm đìa máu tươi. Cái cầu tàu đã từng trông thấy những chàng hiệp sỹ đầu đội mũ xe tăng, gối bịt băng cứng như gối cầu thủ, mình nồng nặc mùi nước mặn và mùi thuốc nổ, từ trên tàu chạy xuống hươ tay chào bạn bè ra đón với niềm vui hân hoan vô hạn của người chiến thắng trở về.

Một số chàng trai đó chỉ đi mấy bước nữa đã vào đến tổ điện, vào đến tổ máy nổ. Họ muốn đến ngay với vợ đang làm việc ở đây. Nhưng còn xấu hổ nên vờ hỏi chuyện các bạn cùng tổ, rồi cuối cùng mới đến với người đàn bà ở nhà tim thắt lại vì chờ mong và lo lắng.

“Thế nào em?  Ở nhà các con của chúng ta khỏe cả chứ?”

Vài hôm sau- chỉ vài hôm sau thôi, các chàng trai đó lại hăm hở ra đi theo những tiếng nổ xé biển và những cột nước dựng lên lưng chừng trời.

Chiếc tàu phá lôi Thanh Niên 1, kéo theo chiếc “tàu” phá lôi Thanh Niên 2, ra khỏi vùng nước của bến tàu. Bây giờ nhìn theo hướng bàn tay vẫy gấp của Hiệu, tôi thấy một người phụ nữ còn rất trể, đứng cạnh máy nước phía sau căn nhà của tổ điện, giơ bàn tay nhỏ, trắng xanh lên vẫy lại.

Tôi nhận ra cô Huệ, vợ Hiệu, cô công nhân quấn bô – bin điện, sản xuất cầu giao tự động cho máy phóng từ phá lôi.

Một đám mây màu da cam từ trên vòm trời chiều nhìn xuống cảnh tiễn đưa thật kín đáo của đôi vợ chồng trẻ.

Gió cửa sông thổi mạnh vào phía trước mũi tàu. Sông Cấm mở rộng ra dần và ngời sáng dưới nắng chiều. Đàn chim hải âu tiễn chúng tôi đi với những vòng lượn thấp trên tàu và những đôi cánh dài, trắng muốt rung rung.

Trong lúc đó, hai chị em con Ních và con Ắc – qui đặt hai chân trước lên quả thủy lôi bị trói gô ở đuôi tàu, dướn người nhìn theo những đám bọt sóng trắng xóa chạy lùi mãi, lùi mãi về phía sau, về phía thành phố đang mờ dần.

Buổi tối

Tàu ra khỏi cửa sông Cấm, đến một ngã ba sông. Có lệnh báo cho tất cả thuyền viên đeo phao cứu sinh.

Chí – răng – vàng, đội mũ, đeo phao, cầm lái, cúi xuống chỉ tay ra phía trước mặt nói với tôi và Phi Hùng:

-      Ngã ba Quả Xoài kia. Một trận quyết tử đã diễn ra chính ở đây.

Nói xong anh bấm chuông ra lệnh cho Tám B, phụ máy, cho tàu chạy chậm lại, chạy nửa máy.

Tàu vào giữa cuống họng của tuyến đường biển ra vào cảng Hải Phòng. Ngã ba Quả Xoài coi như đã quét sạch mìn. Nhưng cứ phải cảnh giác. Biết đâu còn những quả sót lại. Biết đâu chúng lại lén lút, thả mìn xuống bằng cách nào khác mà mình không nắm được.

Bên phía tay trái, qua bóng tối mờ mờ, tôi còn trông thấy hai đầu cột điện của chiếc tàu bị mìn đánh đắm, nhô lên trên mặt biển như một cánh tay tuyệt vọng.

Tàu ra khỏi ngã ba Quả Xoài là đã đi vào địa đầu của vùng Vịnh Hạ Long, của tuyến đường biển Đông Bắc. Vào vùng Trường Sơn trên biển. Vào con đường gay go, nguy hiểm của những người lái tàu.

 

 photo 36_zps67bc452f.jpg

 

Núi nhấp nhô mọc lên giữa biển đã hiện màu đen kịt trước mặt.

Im lặng.

Tiếng máy đều đều lan trên biển rì rào sóng động.

Tai mũi của đội trưởng Nguyễn Uyển ghé sát tai mũi của Chí. Hai người thì thầm trao đổi ý kiến với nhau.

Con tàu tối thui, không đèn, không đóm đi trên một con đường kỳ lạ như đi trong giấc mơ.

Chí lái bằng tay phải, tay trái vắt sau lưng một cách kiên quyết và tự tin.

Đứng cạnh Chí và Uyển, nhìn ra phía trước, có lúc tôi thấy như con tàu đang đâm đầu vào dãy núi dăng ngang trước mặt. Nhưng khi mũi tàu chui vào bóng tối đen đặc dưới chân núi thì chân núi tách ra, để một khe hở hẹp, vừa đúng cho mình con tàu lách qua. Khe hở hẹp đến nỗi đứng ngoài sàn tàu tưởng có thể đưa tay ra sờ thấy vách đá hai bên.

Tàu vẫn chạy. Chí khom người trên tay lái, đưa một tay lên che mắt nhìn xói vào bóng tối.

Chệnh một li, tàu húc đầu vào núi là người trên tàu có thể văng xuống vực sâu hoặc đập đầu vào vách núi.

Tôi thử căng mắt nhìn xem. Không làm sao phân biệt được đâu là núi, đâu là nước, đâu là chỗ trống có thể luồn qua trong một mầu đen như hắc ín, giữa hẻm núi ban đêm.

Đang chui trong hẻm núi, bất ngờ bóng tối mở ra, để lộ một vùng biển lờ mờ dưới ánh trăng lu.

Một lúc sau, núi lại dựng lên, dăng ngang trước mặt. Tàu lại đi vào bóng đen dưới chân núi, theo những con đường tối mịt. Khoảng nửa giờ sau, tàu lại ra biển, lượn quanh những dãy núi, những hòn đảo lớn, đảo nhỏ, muôn hình muôn vẻ.

Gió lạnh thổi như giữa mùa đông, Long Vân phải quấn khăn quàng len lên cổ. Đã qua trọng điểm có thủy lôi nhưng không ai cởi mũ, bỏ phao, cứ mặc luôn trên mình cho ấm.

Tiếng máy đều đều và sóng biển rì rào vỗ về. Mọi người thiu thiu ngủ.

-                  Ra mà xem! Ra mà xem các cậu ơi! – Đột nhiên, Chí gọi giật giọng

Mọi người choàng dậy, chạy ra cầu tàu. Dưới ánh trăng xanh mờ, tàu kéo xà lan đi thành những đoàn dài rồng rắn ngược về hướng Hải Phòng. Hết đoàn nọ đến đoàn kia. Đi mãi, đi mãi, hết xà lan đến tàu Giải Phóng. Những con tàu kéo đi nườm nượp trên đường biển. tàu Giải Phòng nháy đèn hiệu chào tàu phá lôi. Chí nháy đèn hiệu, chào lại.

8 giờ tối. Tàu hãm máy đánh “kịch” dừng lại như  chiếc xe khách hãm phanh trên đường bộ. Đã đến nơi trú quân của đội tàu phá lôi Lê Mã Lương. Tàu dừng lại trước cửa một cái hang lớn. Chí rời khỏi buồng lái, đi ra trước mũi tàu, đưa hai tay lên miệng làm loa gọi lên.

-      Hang trưởng đâu rồi? Ra mà nhận rau muống, chè tàu, thuốc lá, đài bán dẫn để nghe vọng cổ cho sư- ơ – ơ – ơ –ng…”

-      Vách núi vọng lại:

“sư- ơ – ơ – ơ –ng…”

Khoảng mười lăm phút sau, một chiếc thuyền nan từ dưới chân núi đen sẫm bơi ra. Hai thanh niên giữ điện đài liên lạc trong hang, ghé thuyền, trèo lên tàu. Long Vân mời họ hút thuốc rồi hỏi chuyện.

-         Tàu Thanh Niên 3 ra đây làm ăn như thế nào?

-         Nổ sáu quả. Nhưng bị hai quả nổ sát ngay cạnh tàu- Một thanh niên to béo, mặc quần cộc, vừa mới lên tàu, đứng tựa vào buồng lái trả lời.

Rồi bằng một giọng thật thà nhưng dí dỏm, anh kể về chiếc tàu “già” do một anh gần 40 tuổi, mặt giỗ người gầy nhom chỉ huy. Chiếc tàu “già” phá lôi này là đối thủ đáng gờm của các tàu phá lôi Thanh Niên.

-      Ông Nhật bên tàu “già” qua đây dừng lại – Anh thanh niên nói – Chúng em ra hỏi thăm tình hình đánh đấm ra sao, ông ấy bảo: “ Cánh già chúng tớ làm sao địch nổi cánh trẻ các cậu. Đánh sơ sơ một ngày, chúng tôi chỉ diệt được có 12 quả! Cánh già chúng tớ ấy à! Thuyền trưởng, thuyền phó đều gầy nhô cả xương ra nên phải cho thủy lôi nổ cách xa những năm mươi mét. (Tiêu chuẩn kỹ thuật tốt nhất, an toàn nhất). Còn các cậu thanh niên của tàu Thanh Niên 3 nhà các cậu, cậu nào cũng béo mẫm nên mới dám cho thủy lôi nổ ngay bên hông và cả ngay dưới đít tàu!”

Nói xong ông ta cười ha hả, ra vẻ khiêu kích, rồi nổ máy đi luôn. Em hỏi bao giờ về Hải Phòng, ông ta bảo “ Kiếm được xoàng xoàng độ dăm chục quả, chúng ta mới dám về!”.

Long Vân, cố vấn của đội phá lôi thanh niên, cũng cười ha hả, rồi nói.

-      Cánh già này là phải “ cảnh giác” với họ. Không phải tay vừa đâu. Họ vượt qua đầu mình như chơi….

Nhớ lại cách  đây mấy hôm, tôi đã được nghe kỹ sư Nguyễn Xuân Tám nói về chiếc tàu “già” này, và về Nhật người chỉ huy của nó.

Nhật là chiến sĩ phá lôi kỳ cựu. Trong thời gian chiến tranh Giôn – xơn, anh đã dùng chân lái tàu  lướt trên bãi thùy lôi kích thích cho lôi nổ. Lần này, thấy cánh thanh niên đi phá lôi sôi nổi. Nhật hăng hái xin thành lập một phân đội gồm toàn người “già” như lứa tuổi của anh để đi đánh thi với cánh trẻ của đội Lê Mã Lương.

 

Ngày 15 tháng 11 năm 1972

Buổi sáng.

Khi vùng Vịnh Hạ Long trước mặt hang Con Gái biến thành một bức tranh hai màu nguyên chất, xanh lục và vàng kim nhũ, và mọi vật trên tàu đều như được tráng một lớp men vàng trong suốt, có một đồng chí công an vũ trang, bơi chiếc thuyền nan đến xin gặp ban chỉ huy tàu phá lôi. Lúc đó, chúng tôi vừa ăn cơm xong và đang chuẩn bị kéo neo.

Đồng chí đại úy công an vũ trang vừa lên tàu, gặp một người rất bảnh trai, to béo, mặc quần rộng ống, đi giầy da mõn nhái màu đen bóng lộn, liền dừng lại chào và nói:

-            Báo cáo thủ trưởng! Tôi đến muốn yêu cầu anh em ở đội phá lôi giúp cho một việc.

Sâm, đồng chí cấp dưỡng, được nhận lầm là thủ trưởng, mỉn cưởi thích thú, chỉ tay ra phía mũi tàu:

-            Thủ trưởng ngoài đó!

Lát sau đồng chí đại úy công an vũ trang trình bày với Long Vân và đội trưởng Uyển:

-            Mười sáu chiếc thuyền đánh cá đèn của đồng bào thuộc hợp tác xã đánh cá Đại Thắng bị máy bay A7 của Mỹ thả mìn bao vây từ hai tuần nay, đang đói, Hết cả cái ăn rồi. Anh em công binh Quảng Ninh đã đến rà phá năm ngày nay, chẳng nổ quả nào mà gạo ăn mang theo cũng cạn ráo rồi. Chúng thả một chùm 7 quả quanh khu vực thuyền đậu, chỉ mới nổ một quả, còn sáu quả chưa nổ. Hết gạo, hết cá, đói nhưng đồng bào không dám đi ra. Cách đây ít hôm một thuyền liều mạng đi ra bị nổ một quả, thuyền chìm, chết một người.

Nghe tin có đội phá lôi Lê Mã Lương ra đây, chúng tôi đến nhờ các đồng chí giúp một tay, giải phóng đồng bào.

Long vân giở xắc cốt, lấy hải đồ ra. Đồng chí công an vũ trang chỉ nơi có thủy lôi.

-         Nó ở đây. Đúng giữa khu vực H này.

Long Vân và đội trưởng quyết định, vì có hai cái lợi: Thứ nhất, giải phóng được đồng bào. Thứ hai, quét sạch khu vực H, sẽ thông được luồng mới cho tàu thuyền kéo than từ Hòn Gai về Hải Phòng.

Đánh xong sẽ tiếp tục hành quân lên Đông Bắc quét mìn theo kế hoạch đã định

Lập tức, tàu nhổ neo, nhằm thẳng vùng H trong khu vực hang Đầu Gỗ. Trong lúc tàu chạy, ban chỉ huy đã thống nhất kế hoạch tác chiến: cho thuyền gỗ, tức tàu Thanh Niên 2 xuất trận.

Tàu chạy khoảng nửa tiếng đồng hồ, dừng lại trước một ngọn núi vàng rực trong nắng sớm.

Đội trưởng ra lệnh cho tàu phóng từ quét một hình dẻ quạt xung quanh khu vực để bảo đảm an toàn cho thuyền xuất kích.

Chí – răng – vàng làm đúng thao tác, khẽ cho tàu rẽ qua, rẽ lại trên một vòng cung.

Chiếc thuyền gỗ đã cắm cờ đỏ sao vàng lên đầu mũi. Ba chiến sĩ trên thuyền chài đậu xúm xít dưới chân núi. Bằng ống nhòm Long Vân trao cho, tôi thấy được cả những quần áo đang phơi trên sào và mấy đứa trẻ ngồi chơi trên mui thuyền.

Trên tàu Thanh Niên 1 cũng được lệnh đội mũ, đeo phao cứu sinh vào người.

Bằng một cái khoát tay, đội trưởng Nguyễn Uyển, người to khỏe, cao lớn, da sạm nắng, ra lệnh cho thuyền gỗ xuất kích.

Con thuyền do Ngọ, một chàng trai cao kều mang biết hiệu Đông – ki – sốt chỉ huy, bứt mình ra khỏi bóng tàu, lao nhanh ra phía trước.

Mười lăm phút trôi qua trong hồi hộp, chờ đợi. tai người nào cũng chờ nghe những tiếng nổ.

Nhưng chỉ yên lặng.

Gió thổi lên từ lúc nào, không ai để ý. Mặt biển gợn sóng, con tàu khẽ lắc lư. Tiếng sóng xô vào mạn tàu mỗi lúc một to.

Vẫn im lặng.

Thỉnh thoảng, theo gió vọng về tiếng máy mơ hồ của con thuyền đang thay đổi vị trí trong khi tìm “địch”

Nửa tiếng đồng hồ chậm chạp trôi qua. Đội trưởng Uyển bắt đầu sốt ruột:

-            Hay là thần hồn át thần tính, họ phóng đại lên?

-            Không. Tôi tin chắc là vùng đó có lôi. Đã nổ một quả, tức phải có một chùm – Long Vân nói lại, ống nhòm không ngừng theo dõi con thuyền đang sục sạo giữa vùng Ba Hang.

Ình!/ Ình! Ình

Cùng với những tiếng nổ như sấm, một cột nước dựng lên như cây đa cổ thụ. Nó đứng sừng sững trước mặt chúng tôi vài tích tắc rồi đổ xuống, trùm kín cả con thuyền.

Nỗi vui mừng trên tàu không sao tả siết. Anh   em reo hò.

Con tàu bị chấn động, lắc đi lắc lại như đưa võng, làm những người đang reo hò ngã giạt vào nhau. Phi Hùng suýt văng cả máy quay phim đang cầm trên tay.

-                  Đánh tiếp! Đánh tiếp! – Long Vân giơ cao nắm tay, hô lên, tuy biết rằng trên chiếc thuyền gỗ chẳng ai nghe thấy.

Chiếc thuyền gắn máy bị cột nước đồ xuống, trùm lên , lát sau lại hiện ra. Nó lượn một vòng rộng trước đám thuyền chài như gửi đồng bào lời chào chiến thắng rồi chạy về phía sau triền núi.

Một lúc sau, từ phía đó lại vòng về, một tiếng nổ gọn . Năm phút sau, một tiếng nổ nữa. Rồi một tiếng nổ nữa tiếp liền theo.

Đây là tiếng nổ cuối cùng.

Biển bị rung động dữ dội, phồng lên, thọp xuống, làm con tàu bị dồi lên, dồi xuống, chao đảo, đu đưa, rất nguy hiểm.

Im lặng trở lại

Thuyền gỗ xé nước trở về vời lá cờ ướt nhũn .Các chiến sĩ cũng ướt nhũn  từ đầu đến chân.

Anh  em ôm họ vào lòng một lúc lâu rồi mới thả ra.

Tàu nổ máy, tiếp tục hành quân với một khí thể được nâng lên đến đỉnh cao.

Con ngựa chiến bé nhỏ vừa lập chiến công lớn ngoan ngoãn bám sát đuôi tàu ruổi rong trên con đường biển sáng bừng dưới nắng.

Tàu Thanh Niên 1 chạy ra một quãng thì gặp tàu “già” của Nhật bỏ neo, kề mạn với mấy chiếc thuyền đánh cá của đồng bào.

Các chiến sĩ ‘già” đang dùng xô kéo nước biển lên tắm giặt ùm ùm sau đuôi tàu. Trên nóc hầm tàu, ban chỉ huy đang gật gù trà lá.

Thấy tàu Thanh Niên 1 và tàu Thanh Niên 2 đi qua. Nhật vẫy gọi mời vào, Hai tàu áp mạn vào nhau. Hai ban chỉ huy ra bắt tay nhau rất thân thiết rồi ngồi chồm chỗm hai bên mạn tàu, đối diện với nhau nói chuyện, như hai đàn chim đậu trên cành cây. Các chiến sỹ trên tàu ‘già” bưng nước chè tàu loại hảo hạng và thuốc lá Trường Sơn bao bạc ra mời.

Nhật. khuôn mặt rỗ tươi lên như hoa, hỏi:

-   Trên đường từ Hải Phòng ra đây, các cậu có đánh đấm gì không?

-   Đánh đấm gì đâu – Uyển trả lời – Cánh trẻ chúng tôi chỉ rong chơi ngắm cảnh thôi mà.

-   Sao đội trưởng thanh niên ngồi nghiêng nghiêng thế kia nhỉ? Hay bị lôi nổ dưới đít?...

Họ cười ha hả. Rồi hẹn khoảng 20 tháng mười một sẽ gặp nhau ở vùng Cửa Vạn, tổ chức một cuộc hội chiến, quét lôi từ đấy về tận Cảng Hải Phòng.

Họ từ biệt nhau trong không khí hết sức hào hứng. Đứng dậy, Uyển hỏi mấy chiến sỹ đứng sau lưng mình:

-      Các đồng chí có ngửi thấy mùi gì bên tàu ‘già” không?

-      Mùi cá tươi kho giềng thơm lừng

-      Đấy! Đấy! Mấy bố già khôn lắm. Cứ neo tàu ngay chỗ đồng bào làm nghề chài là sinh hoạt tươi như thế đấy!...

Đến khi hai chiếc tàu rời nhau, bấy giờ đội trưởng Uyển mới nói cho Nhật biết:

-            Chỉ cách đây một lúc thôi, chúng em đang dong chơi ngắm cảnh, gặp đồng bào bị thủy lôi bao vây ở khu vực H, chúng em đã mạn phép các anh, chúng em đánh nổ một lúc sơ sơ có sáu quả thôi mà!

Nói xong Uyển cười lớn, rồi ra lệnh cho tàu đi luôn…

10 giờ 30. Vượt qua vùng núi Pháo. Gặp ngay tàu Thanh Niên 3 đang bỏ neo dưới chân núi. Nó đi hơn mười ngày chưa về. Tối qua, đến hang Con Gái hỏi người ta bảo nó đang làm ăn đâu ở vùng Cửa Vạn. Té ra nó đang ở đây. Ở dưới chân núi Pháo. Cờ đỏ đuôi nheo cắm cao trên đầu sào trước mũi tàu, trông khí thế ra phết.

Hai tàu vừa kề mạn, các chiến sĩ bên tàu Thanh Niên 3 đã nhảy sang ôm lấy các chiến sĩ bên tàu Thanh Niên 1. Một anh kêu lên:

-            Đánh sướng không chịu được ! Xuất kích ra đến khu Hòn Rom, chỉ trong vòng nửa giờ, phá bốn quả. Chưa đầy một buổi sáng xơi luôn mười quả. Hai quả nổ ngay sau tàu. Nó đẩy tàu tới rồi nó lôi tàu lui. Sướng không chịu được!

Một anh khác lên tiếng:

-            Có mấy cây san hô đẹp quá, đỏ ối như mặt trờ mọc, để trong hầm tàu vỡ hết sạch!

Một anh nữa tròn xoe con mắt, phồng má lên nói:

-            Nổ một phát, một tảng đá to bằng gian nhà từ trên núi rơi xuống cách tàu năm mét. Ùm! Tàu dội lên, phúc quá. Thủy lôi nổ chưa chắc đã chết. Còn hòn đá đó mà rơi trúng tàu thì cứ gọi là nát nhừ như cám!

Thế là đội phá lôi Lê Mã Lương đủ cả mặt, tập kết dưới chân núi cao, bóng núi tím sẫm đổ trùm xuống trùm lên cả ba con tàu.

Tàu Thanh Niên 1 chuẩn bị ăn cơm trưa, chẳng mấy khi cả ba tàu họp mặt đông đủ, gặp bạn bè, bếp Sâm tỏ ra linh hoạt khác thường. Con người to cao, béo tốt, trắng trẻo, bệ vệ, lúc nào cũng mặc bộ quần áo rộng thùng thình, chân đi giầy da láng mõn nhái này đã khiến đồng bào các vạn chài trên biển trầm trồ; Anh này đích thị là quan to nhất trên tàu.

Để khao một ngày chiến thắng giòn giã và một ngày vui đoàn tụ dưới chân núi giữa Vịnh Hạ Long đẹp như cảnh tiên này, bếp Sâm dọn cả tàu ăn một xoong thịt lợn kho trắng nhợt và một chậu thau củ cái nấu chưa chín, ăn cay chảy cả nước mắt.

Bếp Sâm  xoa hai bàn tay vào nhau, trịnh trọng tuyên bố: Trong cuộc liên hoan hôm nay, thịt thì có hạn, còn củ cải thì ….tha hồ!

Đêm qua, tôi nằm ngủ cạnh Thống. Trong lúc mọi người nghe Uyển “kể chuyện đêm khuya” quả thủy lôi địch ném xuống đỉnh Hòn Mây, hiện đang cột ở đuôi tầu kia.

Quả thủy lôi này do đồng bào làm nghề chài lưới gần Hòn Mây phát hiện và báo cho đội phá lôi Lê Mã Lương khi tàu đi qua đây lần đầu.

Thống và một số anh em đề nghị với Long Vân cho lên đỉnh Hòn Mây tóm cổ về cho các nhà khoa học của ta nghiên cứu.

Lúc đầu Long Vân do dự vì nguy hiểm, nhưng sau nghĩ lại, vì tương lai của binh chủng phá lôi nên anh đồng ý.

Thống và hai chiến sĩ phá lôi leo tuốt lên tận đỉnh núi, tìm thấy nó thụt vào trong hang núi, nằm chơi vơi giữa khe đá. Ba người bò lên qua một ngách đá hẹp chỉ lọt một người chui. Hai anh nằm phía trên tháo ngòi nổ của nó ra. Nhưng gay quá, ren của nó làm rất hiểm, đinh ốc của nó toàn đóng chìm, tháo mãi không ra.

Loay hoay từ sáng đến tận 12 giờ trưa vẫn không làm sao moi được cái ruột hiểm độc của nó. Ba người bàn nhau phải đục nó ra. Một anh tụt xuống núi về tàu mang đục lên. Thống nằm bò trên quả thủy lôi để đục, trong khi hai đồng chí kia nằm phía dưới vẫn phải  khom lưng đỡ lấy quả thủy lôi, nếu không, nó tuột xuống vực sâu mất.

Tiếng đục vang trên chóp núi. Cụ già “ lỡ dại” chỉ quả thủy lôi cho họ, cứ bơi thuyền đi đi lại lại dưới chân núi, vừa hối hận vừa lo: “Nó nổ thì chết hết thôi. Chết hết thôi! Biết thế, tôi chẳng đời nào chỉ cho đâu”

Thống cứ đục, Vượng quản lý và Ngọ máy trưởng ở dưới cứ cong lưng lên mà đỡ.

Đục tới chiều nó vẫn trơ trơ.

Cuối cùng họ hò tất cả người dưới tầu lên, đem cả dây diện lên, trói gô nó lại rồi dong dây mà vần nó, đỡ nó từ trên đỉnh núi xuống chân núi. Rồi cả đêm anh  em thay nhau dùng cưa sắt ngồi cưa đít nó ra. Cưa suốt ngày đêm. Không dám thắp đèn vì sợ máy bay chúng phát hiện. Chỉ chốc chốc chớp đèn pin lên xem  một cái lại tiếp tục cưa mò. Cố vấn Long Vân cũng đến tham gia việc cưa kéo nguy hiểm chết người này.

Thế mà đến hừng đông, họ cưa đứt đoạn sau quả thủy lôi, tháo dỡ tất cả máy móc giấu kín trong ruột và mang cả xác nó về.

 

Ngày 16 tháng 11 năm 1972

Buổi sáng

Các chiến sĩ trên tàu Thanh Niên 1 dậy từ khi còn mờ đất. Anh  em chuẩn bị xuất kích, vừa đi, vừa đánh trên đường tiến lên mũi Ngọc.

Anh em đã làm vệ sinh trên tàu. Thống lột bạt lau máy. Bếp Sâm vội thu nhặt mớ củ cải thái phơi khô để suốt đêm trên nắp hầm. Mấy anh phồng mồm thổi phao cứu sinh cá nhân bằng cao su đủ màu. Ngọ, Uyển, Phi Hùng, Long Vân ngồi trên chiếc ghế đệm dài có lò xo tựa lưng vào thành buồng lái. Trước mặt là chiếc máy phóng từ với những kim đồng hồ và những nút trắng, nút xanh, nút đen, nút đỏ.

Tàu Thanh Niên 1, tạm biệt tàu Thanh Niên 3 được lệnh về gấp Hải phòng  sửa chữa những hư hại do “cú đá gót” của thủy lôi gây ra ở phía “mông” thuyền . Sửa chữa gấp rồi trở lại ngay. Chậm nhất là ngày 19 hoặc 20 tháng mười một có mặt ở H2 để tham gia trận hội chiến đại qui mô của cả một hạm đội tàu phá lôi, quét sạch luồng cho tàu lớn có thể chạy từ vùng biển quốc tế vào tận cảng Hải Phòng.

Tàu Thanh Niên 2 ( tức thuyền gỗ) và ba chiến sỹ ở lại làm nhiệm vụ trinh sát, xác định những vùng có thủy lôi và chuẩn bị chiến trường. Đội trưởng Uyển phải về lo liệu việc sửa chữa tàu Thanh Niên 3. Thế là mất một cây “kể chuyện đêm khuya”

Tàu Thanh Niên 1 lên đường kéo theo  một chiếc ca – nô gắn máy đuôi tôm. Cờ đỏ đuôi nheo vung vẩy trên nền núi  nền mây.

Tàu theo luồng chạy thẳng ra Hòn Gai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Mặt trời vừa lên, nắng đã đốt nóng rực hông tàu bên mạn phải.

Tàu chạy một thôi dài. Đến trưa, Hòn Gai đã hiện ra trước mặt. Một thành phố kéo dài viền quanh các chân núi.

Từ dưới tàu nhìn lên đã trông thấy cảnh đổ nát ngổn ngang dăng dăng khắp nơi.

Đảo Tuần Châu nằm ngay trước mặt cảng Hòn Gai. Nhìn ra có thể trông thấy mờ mờ những ngôi nhà có tường trắng trên đảo.

Chúng tôi tranh thủ đổ bộ lên Hòn Gai. Đã ba ngày hôm nay chân mới chạm mặt đất

Long Vân vào ty Cảng vụ bàn kế hoạch quét mìn.

Giặc Mỹ ném bom Hòn Gai dã man chẳng kém Hải Phòng. Đi đâu cũng thấy gạch vụn. Các cơ quan, cửa hàng và nhân dân đều ở trong hang núi.

Chúng tôi trở về tàu. Anh  em chờ Long Vân trên ty Cảng vụ xuống ăn cơm xong là bắt đầu quét mìn.

Trong lúc đang rỗi rãi, có một chiếc thuyền nan từ hướng Cửa Ông ghé đến bên tàu, mấy anh chạy ra mạn tàu nhìn xem.

Chiếc thuyền chở một bà đã có tuổi, miệng nhai trầu, và ba cô gái. Cô mặc áo nâu, trông có vẻ lớn tuổi nhất trong đám các cô lên tiếng hỏi:

-   Các anh có nước cho chúng em xin một ít để uống.

-   Bác và các cô là người ở đâu ta?

-   Chúng em ở Tuần Châu.

-   Cách đây hơn 1 tuần, có tàu nào đến phá lôi ở Tuần Châu không?

-   Có, một chiếc tàu đến phá được năm quả thủy lôi.

-   Còn thủy lôi nữa không?

-   Còn nhiều, chúng nó thả bao nhiêu là bao nhiêu!

-   Chính tàu chúng tôi đã phá năm quả ấy đấy. Hôm trước đang làm việc dở có lệnh gọi về. Hôm nay ra làm tiếp. Quét bằng hết!

-   Thật không?

-   Thật chứ đùa a.

-   Thế thì hay quá. Chúng em đi lại hàng ngày, cứ sợ nơm nớp.

Bếp Sâm bưng bốn chiếc chén ra, bày lên thành tàu rót một chén trà đầu tiên mời người nhiều tuổi nhất thuyền. Rồi mời ba cô. Cô mặc áo nâu uống cạn chén nước nói:

-            Chúng em là người sông nước, uống 1 cốc chẳng thấm tháp vào đâu. Chúng em xin các anh ….một bi đông.

-            Một thùng tôn nó cũng có- Tám A tỏ ra hào phóng. Anh chàng cầm chiếc bi đông cô gái đưa  lên, chạy đi rót nước, nhưng bảo trước.

-            Nước này là chúng tôi cho vay, khi nào ra Tuần Châu sẽ tìm đến tận nhà đòi lại đấy nhé.

-            Chúng em xin mời các anh cứ vào chơi. Nhà chúng em ở ngay đầu xóm, tàu ghé vào là đi thẳng tới nơi thôi.

-            Bà mẹ và ba cô gái Tuần Châu chào mọi người trên tàu, chèo thuyền đi ra.

Bếp Sâm “quan to nhất tàu” phát biểu cảm tưởng:

-            Mấy ngày mênh mông trời biển, hôm nay gặp một “pha” như thế này cũng đỡ buồn. Chiều nay, sau khi chiến thắng trở về, còn ít thịt ta làm một bữa tươi. Nếu không để lâu nó thối mất, đổ xuống biển chỉ nuôi béo đàn cá của ông thủy sản.

-            Đồng ý! Đồng ý – Anh  em hô lên

Long Vân về. Kế hoạch thay đổi. Cấp trên ra lệnh hoãn đánh Tuần Châu, nhổ neo ra ngay mũi Ngọc, tập trung toàn lực quét luồng gấp cho tàu lớn vào Cảng Hải Phòng.

Buổi chiều

Trên đường lên mũi Ngọc, Long Vân phê bình lái phó Chí:

-               Từ Hòn Gai ra là cậu chạy lang bang!

-               Sao  lại chạy lang bang nhỉ? Có chỗ tôi không thích chạy.

-               ở đây không phải vấn đề thích hay không thích, mà phải bảo đảm an toàn. Tớ biết cậu muốn đi đúng luồng chính thì cậu có thể đi đúng như kẻ chỉ, nhưng đằng này cậu lại muốn “điệu” cơ. Còn muốn trêu ghẹo mấy quả thủy lôi kia.

Xin cậu cứ chạy đúng luồng cho. Bảo đảm kế hoạch chiến dịch. Còn muốn “phăng – tê – di”, muốn ghẹo mấy quả MK52 thì để lúc nào nhàn rỗi. Bây giờ ta phải tranh thủ thời gian. Nghĩ như thế có đúng không?

Chí ta bị Long Vân bắt đúng mạch, không cãi vào đâu được, chỉ cười trừ.

Thế đấy, ngay công việc nguy hiểm nhất, Chí cũng thích bay bổng một chút, không thích đi theo lối mòn, thích sôi nổi, không thích cái gì trầm  trầm.

Qua những chuyện anh  em kề về người lái phó tài ba của mình, tôi được biết về Nguyễn Minh Chí như sau:

Chí có trí nhớ phi thường và rất thông minh, xử trí tài tình, thương yêu đồng đội  rất mực. Hồi anh  em đi đánh bằng thuyền chưa gắn máy, còn phải  bơi chèo, bao giờ Chí cũng lái tàu đi yểm trợ, và chờ đánh xong để kéo thuyền về mặc dù anh đã lái tàu đi đánh suốt ngày. Chí thường tình nguyện đứng lái suốt tám tiếng, mười tiếng, có khi suốt đêm.

Chí quê ở Hải Phòng, cha mẹ mất sớm. Chí sống lang thang trong thành phố Cảng, đã bị bọn Tây say đánh toạc cả mặt và là khách quen thuộc của “ vườn hoa đưa người” Anh đã đi ở cho nhiều nhà trong thành phố

Hồi đó người anh gầy đét như con cá mắm khô vì khổ quá. Năm anh mười bảy tuổi, thành phố được giải phóng. Con người anh sôi nổi lên từ đấy. Anh xung phong đi xây dựng tuyến đường sắt khu Bốn. Xong đường sắt anh được đưa về làm việc ở khu mở rộng của nhà máy xi măng Hải Phòng.

Thấy anh làm việc bao giờ cũng hăng say, sôi nổi, công trường cử anh làm tổ trưởng tổ đóng cọc dựng nền. Anh quai vồ đóng cọc hăng đến nỗi các cô thợ hồ trông thấy đều mê.

Sau khi lấy một cô thợ hồ làm vợ, anh xin vào làm việc trên tàu Hạ Long một chiếc tàu lớn do Cộng hòa dân chủ Đức giúp ta. Vốn là một con rái cá của sông Cấm, anh thèm khát biển cả. Biển cả mới thỏa mãn được trái tim sôi nổi của anh.

Làm thủy thủ, anh đã đi nhiều chuyến, cứu tàu bị nạn, lặn xuống đáy biển thăm dò và trục vớt tàu bị đắm lên  Hành động dũng cảm của anh được báo Hải Phòng đăng tin và các nhà văn ở Hải Phòng viết thành sách dưới đầu đề “ con cá kình của biển Đông”.

Trong thời chiến tranh Giôn – xơn, Chí chuyên lái tàu nhỏ đi tiếp tế cho các đảo. Thời đó chỉ có máy bay, không có mìn.

Đến chiến tranh Ních –xơn, nghe tin bên Ty Bảo Đảm Hàng Hải tuyển vào đội phá lôi, Chí mừng hơn thi đậu thuyền trưởng. Vào đội là anh xin trở lại sinh hoạt Đoàn ngay.

Tuy tuổi Đoàn đã hết nhưng anh cảm thấy mình vẫn trẻ trung, sôi nổi như thời kỳ còn quai vồ đóng cọc trước những con mắt thán phục của các cô thợ hồ cách đây hơn 10 năm.

Hôm sắp ra đi, chị thợ hồ đã trở thành vợ của anh, lo quá , cứ thở dài.

Chí bảo vợ:

“ Đi dạo chơi Vịnh Hạ Long chứ đi đâu mà thở ngắn thở dài. Người ta mất bạc nghìn cũng chẳng được đi ngắm cảnh Hạ Long. Mình chẳng tốn một xu, cơm ngày ba bữa Nhà nước nuôi, chỉ lái thuyền đi du lịch, còn đòi!”

Ngày 18 tháng 11 năm 1972

Đến hừng đông, gió lặng. Trởi trở rét. Mùa đông đã về trên vùng biển phía bắc.

-         Mấy ngày loay hoay chưa đánh đấm gì, chán ghê! – Thống kêu.

Tàu nhổ neo, hướng lên mũi Ngọc khi các chiến sỹ trong tàu còn ngái ngủ. Bếp Sâm đến bên Thống, vừa ngáp vừa bảo:

-         Lên Mũi Ngọc là cánh ta bắt đầu nổ mạnh đấy. Trước khi ra trận, trông đầu tóc của cậu mà “phát tởm” lên được!

Quả thật, tóc Thông lâu ngày không cắt, phủ kín gáy như đuôi gà trống. Thống nhìn bếp Sâm, giải thích:

-         Hôm về Hải Phòng bận quá, chẳng có thời gian đâu mà nghĩ đến đầu tóc.

Lát sau, bếp Sâm đã cắt xong đầu tóc cho Thống. Cắt rất công phu, làm anh chàng trẻ ra đến mấy tuổi.

Cắt tóc xong, Sâm dùng khăn mặt của mình phủi tóc trên cổ, trên tai cho Thống rồi đứng ngắm cái gáy trắng hếu của Thống một cách âu yếm và hải lòng.

Gần 1 giờ chiều.

Vừa lên mũi Ngọc giáp biển Trung Quốc thì nhận được lệnh quay lại vùng H2 ngay tức khắc làm nhiệm vụ quét mìn cho tàu lớn đưa hàng vào.

Tàu phá lôi Thanh Niên 1 trở lại vùng đảo của Vịnh Hạ Long. Đi ngoắt ngoéo giữa các lạch nước uốn quanh các chân núi, tàu dừng lại dưới bóng râm của một ngọn núi cao, nhìn sang một cửa hang lớn

Đây là hang bà Đốc và đây cũng là H2, chỉ huy sở của mạng lưới trinh sát trên đoạn giữa tuyến đường từ phía cực Bắc về Hải Phòng. Ở đây tàu Thanh Niên 1 gặp tàu TV4 một chiếc tàu phá lôi cũ kỹ của các chiếc sĩ phá lôi lão thành. Mọi người thường gọi tàu này là tàu “Các cụ”.

Một người khoảng ba mươi tuổi, mặc áo  sơ mi đen, quần ka – ki màu xi – măng, đứng trên một tảng đá lớn, giơ  cao hai bàn tay nắm chặt với nhau, gửi lời chào từ xa tới các chiến sĩ trên tàu Thanh Niên, rồi xuống một chiếc thuyền gỗ, dùng chân chèo và hai tay khỏa nước bơi ra tàu.

“Chẳng mấy khi rồng đến nhà tôm” – Người từ cửa hang mới chèo thuyền ra đưa tay xoa xoa mớ tóc đen nhánh có cái xoáy trâu bò trước trán, hể hả nói bằng giọng Nam Bộ, vừa nói vừa trèo lên tàu.

Đây là đồng chí Nguyễn Văn Xoài, chỉ huy trưởng H2 một cựu binh của chiến trường Nam Bộ đồng thời là một thuyền trưởng dày kinh nghiệm.

Đồng chí Xoài đưa chúng tôi xuống  tổng hành dinh của mình. Vào trong mới biết cái hang rộng như một tòa nhà lớn. Nhũ đá từ trên trần hang được nước bào nhẵn từ hàng triệu năm xưa buông xuống như những chiếc đèn dây ở nhà hát lớn Hà Nội. Một cái hang tuyệt đẹp tôi chưa thấy bao giờ. Từ hang chính này còn có lối đi thông ra vô số hang phụ nhỏ hơn.

Trước cửa hang chính, trên một phiến đá lớn dựng lên như một cái bình phong, có bốn câu thơ của Tố Hữu viết bằng sơn đen chữ to:

Vì độc lập tự do núi sông hùng vĩ

Vì thiêng liêng giá trị con người

Vì muôn đời hoa lá xanh tươi

Ta quyết thắng giành mùa xuân đẹp nhất

Hàng trăm đồng chí hoa tiêu trẻ tuổi của Cục đường biển, chỉ hoạt động ban đêm, đang ngủ trên nhứng chiếc giường nhôm hoặc đang đánh cờ tướng.

Xoài mời Long Vân và tôi lên văn phòng thiết lập trên một cái hang nhỏ nhìn xuống hang lớn, ở ngay trên đầu tổ điện đài gồm ba thanh niên đanh đánh lên không trung những ký hiệu mật mã “tút, tút, tút, tút, tút”….

Xoài nói chuyện luồng lạch, cung cấp tình hình cho Long Vân, Phấn khởi trước cái tin sẽ dùng cả một hạm đội tàu phá lôi tập trung quét luồng đại qui mô, Xoài vơ hết cốc chén trên bàn lại, bày ra thành những hòn đảo to , đảo nhỏ để giải thích hiện trường. Ở đâu có mìn, ở đâu chỉ nghi là  có mìn, chỗ nào đã trinh sát, chỗ nào chưa, vào đánh phải đi cửa nào, ra lối nào vv…

Rồi anh với tay lên một hốc đá lấy cuốn sách ẩm ướt, giở ra xem.

Anh vỗ đùi đen đét, reo lên:

-         Ngày mai, 19 tháng mười một , là ngày con nước “ba đừng”. Nước chết! Đánh “xuya” lắm!

-         Cuối cùng Xoài cho biết một tin buồn: Trưa ngày hôm kia 16 tháng mười một, một thuyền của đồng bào từ Cửa Ông về Tuần Châu vấp mìn nổ, chết bốn người. Một bà mẹ và ba cô gái.

-         Tin này đưa về tàu phá lôi Thanh Niên 1 làm tất cả các chiến sĩ trên tàu xót xa, xúc động

Đồng chí Ngọ, quyền đội trưởng, một con người thép tôi luyện từ lò lửa trên đảo Long Châu với cây đèn biển không bao giờ tắt, đã khóc rưng rức.

Trông những giọt nước mắt giàn giụa trên khuôn mặt đen cháy như sành của anh, tim tôi thắt lại

Anh vừa khóc, vừa nói “giá chúng ta đừng thay đổi kế hoạch, cứ tiếp tục quét mìn ở khu vực Tuần Châu sáng hôm đó thì đồng bào không chết”

Tôi còn nhớ tất cả khuôn mặt phụ nữ ngồi trên thuyền ghé vào  tàu xin nước trưa ngày 16. Và giọng cười tiếng nói của từng người.

“Mời các anh cứ vào chơi. Nhà chúng em ở ngay đầu xóm. Thuyền ghé vào là đi thẳng tới nơi”

Buổi tối, Long Vân rủ tôi lên thăm tàu “Các cụ”. Anh giới thiệu:

-            Các bố già bên đó đối với cánh thanh niên hào hiệp lắm. Giúp đỡ tận tình. Tàu bị hỏng, các bố sửa chữa cho. Từ bị cháy, các bố nhường từ của mình cho.

Tàu “Các cụ” thả neo bên kia chân núi, đợi sáng mai cùng tàu Thanh Niên hiệp đồng chiến đấu. Vừa ghé ca nô leo lên tàu, chúng tôi đã được một lão chiến sĩ đón tiếp với những cử chỉ thân ái và nồng hậu.

Long Vân giới thiệu với tôi đây là cụ Sấm, “lão tướng”. Cụ đã  tham gia phá những quả thủy lôi đầu tiên giặc Mỹ ném xuống sông Ninh Cơ ở Nam Hà và Cửa Hội thuộc tỉnh Nghệ An, từ hồi chiến tranh Giôn – xơn. Hồi đó Long Vân là đội trưởng.

Long Vân ôm lấy cụ Sấm, giọng xúc động

-                        Trước kia cánh mình đi phá lôi phải kéo dây, vác tấm tôn, quần xắn móng lợn chạy tất tả, lặn lội suốt ngày đêm chứ đâu được như bây giờ ngồi tàu lớn, ngồi ghề mềm lò xo và bấm nút. Đâu có mũ xe tăng, mũ phi công mà đội như bây giờ.

Cụ Sấm, gần bảy mươi tuổi, đưa tôi đi xem tàu. Một chiếc tàu đánh cá cũ kỹ, vỏ sắt, boong tàu bằng gỗ. Chiếc máy phát điện cổ lỗ sĩ, to đùng, đặt trước mũi tàu, là lấy bớt của tổ hàn ở phân xưởng sửa chữa. Cho nên máy còn giữ nguyên hai bánh xe cao su và cả cái càng dài để múc vào xe mà kéo. Đưa lên tàu, cái càng không những trở thành vô dụng mà thỉnh thoảng nó còn móc rách quần áo của các cụ.

Đúng là tàu VT4 cũng già nua như các chiến sĩ của nó. Tuy nhiên, theo lời cụ Sấm, tàu TV4 tùy già nhưng khỏe. Nó phóng từ rất mạnh và “nghiêm túc”, không bao giờ xảy ra trục trặc.

Trên đường trở về, tôi hỏi Long Vân sao không trang bị cho các cụ một chiếc tàu khá hơn. Anh bảo đã trang bị tàu tốt, máy tốt, nhưng các bố già nhường hết cho con cháu.

 

Ngày 19 tháng 11 năm 1972

Buổi sáng

Long Vân, tôi và bếp Sâm dậy từ lâu, sớm nhất tàu, rửa mặt, đánh răng, uống nước xong, tôi ngồi trên ghế nệm có lò xo xem hải đồ. Long Vân ra đứng trước mũi tàu, vừa nhíp nhổ râu, vừa nhìn ra vùng biển trước mặt, suy nghĩ

Anh suy nghĩ gì?

Chắc không có gì ngoài trận đánh sắp diễn ra trong vài giờ tới.

Cái bóng cao, gầy của Long Vân đang đè lên bóng núi trước mặt, là hiện thân của sức chiến đấu bền bỉ, dẻo dai và vô vùng gian khổ của người chiến sĩ Việt nam ta. Các chiến sĩ trên tàu phá lôi và các đồng chí lãnh đạo của Cục Đường Biển nói về anh với lòng thương yêu và kính trọng.

Long Vân đã dành được lòng thương yêu và kính trọng đó không phải bằng cái gì khác hơn là tinh thần chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp cánh mạng, từ thời tuổi hãy còn xanh.

Long Vân trước là tiểu đoàn phó bộ đội chống Pháp. Hòa bình lập lại anh được phục viên và đưa về tham gia xây dựng nhà máy đóng tàu Bạch Đằng rồi xây dựng cầu Cảng ở Hải Phòng. Trong chiến tranh của Giôn – xơn, anh làm đội trưởng phá lôi.

Hầu hết các bến sông, bến cảng, từ Hải Phòng vào làm việc, tâm sự với anh tôi biết trong trái tim của người chiến sỹ đã ngoài bốn mươi tuổi này vẫn cháy bỏng khát vọng của thời thanh xuân.

Giờ G, sắp tới. Long Vân và Ngọ dùng ca –nô đi tàu “các cụ” trao đổi lần chót kế hoạch hợp đồng.

Hai tàu Thanh Niên và TV4 sẽ quét luồng lạch R trên mười cây số. Những cây số còn lại sẽ do ba tàu  khác, trong đó có tàu “già” của Nhật đảm nhiệm. Tàu Thanh Niên 3, nếu ra kịp trong ngày hôm nay, sẽ quét từ cảng Hòn Gai ra mỏ Cẩm Phả.

6 giờ 30 phút. Tàu “Các cụ” từ chân núi trước mặt hang B trương quốc kỳ nổ máy tiến ra. Nguyễn Văn Xoài, tóc phất  phơ trước gió, đứng trên mũi tàu dẫn đường .

Từ chân núi cạnh hang B, tàu Thanh Niên do Nguyễn Minh Chí lái, rẽ sóng ra theo. Trước khi tàu xuất kích, lái phó Chí đã thử lại từ, thu dọn mọi vật có chất kim loại để trước mũi tàu, bảo đảm cho từ phóng ra phải “căng” như đường đại bác.

Gió mùa đã dứt, nhưng dư âm vẫn còn. Mặt biển lạnh se.

Long Vân ngồi dưới ca nô với bác sĩ Việt phụ trách cấp cứu của cả hai tàu. Ca – nô chạy vè vè ngang tầm của tàu Thanh Niên.

Tàu chạy khoảng năm phút, nhìn lên tàu “Các cụ” phía trước thấy cờ đỏ đã thu vào, cờ vàng đã trương lên.

Tàu đang đi vào vùng có thủy lôi

Quyền đội trưởng Ngọ đem cờ vàng ra cắm lên mũi tàu Thanh Niên, lập tức máy phóng từ trước mặt tôi liên tiếp nháy đèn hiệu. Những chiếc kim màu đỏ trên mặt hai chiếc đồng hồ điện lắc qua lắc lại.

Trong buồng lái, Nguyễn Minh Chí sàng tay lái sang phải, rồi sang trái. Mũi thuyền gắn cuộn từ quét xung điện ra theo hình dẻ quạt khắp trên bề mặt rộng của tuyến luồng. Là cờ vàng trước mũi tàu lướt qua lướt lại trên nền núi xanh mờ và bầu trời đầy mây xám.

Vịnh Hạ Long lặng gió. Mặt biển xanh màu cẩm thạch sủi lên những gợn sóng hình vẩy cá.

Một cuộc chiến tranh kỳ lạ, chống một kẻ thù giấu mặt nhưng vô cùng nguy hiểm

Không một tiếng súng. Đây là cuộc chiến tranh điện tử. Chúng ta đang đánh chúng bằng những xung xanh, xung đỏ, xung bắc, xung nam. Đánh chúng bằng những luồng điện.

Mặt biển vẫn yên tĩnh. Yên tĩnh hoàn toàn. Chẳng có vẻ gì là chiến tranh. Càng không có vẻ chiến trường. Nhưng đây là một cuộc chiến tranh vô cùng tàn bạo mà kẻ thù đã dùng để chống lại ta. Tàn bạo và rộng lớn. Rất rộng và rất lớn.

Trong  lúc này cả loài người tiến bộ đang lên án hành động độc ác thả mìn phong tỏa của tên tôi phạm chiến tranh Ních – xơn. Một hành động dã man nhất mà tên tổng thống trước hắn không dám làm.

Tàu VT4 của các cụ vẫn quét chính giữa luồng, cách ba trăm mét phía trước, đúng cự ly, đúng vị trí. Cách đánh của  các cụ chân phương nhưng chắc chắn.

Thời gian  trôi qua, căng thẳng và chậm chạp. Lái phó Chí mình mặc áo bông nhưng trán đã vã mồ hôi.

Bếp Sâm sẽ sàng  mang ấm nước chè nóng đến rót một cốc đầy đặt cạnh tay lái. Rồi lần lượt  rót cho tất cả chiến sĩ trên tàu mỗi người một chén.

Mọi người hồi hộp chờ đợi một tiếng nổ, khát khao một tiếng nổ lớn. Còn tiếng nổ đó sẽ đem lại hậu quả  như thế nào thì không nghĩ đến.

Chết ư? Bị thương ư? Điều đó đã được xác định rồi.

Xác định rồi nên lòng thanh thản.

Tôi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng vì chờ đợi, vì khát khao nghe một tiếng nổ. Rồi sau đó ra sao, tôi cũng không nghĩ tới. Không cần nghĩ tới.

Gần hết mười cây số luồng rồi. Trên tàu càng yên lặng. Chẳng ai nói một lời . tay sàng, tay rê của lái phó Chí vẫn vững chắc và chính xác như máy, như những chiếc kim màu đỏ trên mặt hai chiếc đồng hồ của máy phóng từ.

Không có mặt trời. Tuy nhiên, đã mười một giờ trưa, khi tàu “các cụ” dừng lại. tàu Thanh Niên cũng dừng lại theo.

Có lẽ người bối rối nhất trong cuộc săn lùng này là H trưởng Nguyễn Văn Xoài.

Làm sao một chiến sỹ nổi tiếng trên đường biển như anh – một con mắt thần- lại có thể dẫn tàu phá lôi vào chiến đấu ở một nơi không có lôi?

Anh đang bơi xuồng sang tàu Thanh Niên – Để giải thích với Long Vân.

Long Vân đã trở về tàu với nỗi thất vọng được giấu kín và thái độ bình tĩnh vốn có của một người chỉ huy dày dạn.

Long Vân xuống xuồng của Xoài đi sang tàu “Các cụ” hội ý một lúc rồi về.

Anh ra lệnh:

-      Ăn cơm trưa xong lại xuất kích. Không thay đổi kế hoạch. Chiều nay quét lại luồng lạch R. Tàu Thanh Niên quét giữa luồng . tàu “Các cụ” quét sát chân núi.

Anh  em lặng lẽ ăn cơm. Họ đã quen với những cuộc đi săn về không. Biển rộng mênh mông, tìm quả thủy lôi như tìm kim ấy chứ. Cái khó nhất, gian lao nhất chính là ở đấy.

Nếu không đem về được những tiếng nổ thì cũng có thể xác định được trên luồng này không có thủy lôi.

 Nhưng ai dám quả quyết là trên luồng này không có thủy lôi để đưa tàu trọng tải hàng vạn tấn vào?

Món canh bí ngô nấu với lạc của bếp Sâm rất thành công. Vừa ngọt vừa bùi. Hôm nay đã phải ăn đến món cá khô dự trữ.

Ăn cơm trưa xong, các chiến sỹ trên tàu Thanh Niên chưa kịp xỉa răng ( món cá khô nướng của bếp Sâm dai quá) tàu “Các cụ” đã nổ máy xuất kích.

Ngọ đang ngồi, vội đứng dậy kêu:

-         Các bố già hăng thật!  Thế này thì con cháu theo sao kịp.

Anh vừa thổi vừa uống vội chén nước chè đang nóng bỏng, rồi hô:

-         Nhanh lên! Nhanh lên! Tàu Lê Mã Lương xuất kích!

Buổi chiều.

Quét lại luồng lạch R. Phạm vi đánh rộng hơn buổi sáng. Tàu Thanh Niên 1 quét giữa luồng. Tàu “Các cụ” quét ven chân núi. Khí thế xuất quân không được hăng như lúc sáng. Vì đã thấm mệt.

Hai chiếc tàu tiến thong thả, chậm chạp như người đi bách bộ. Chỉ có các chiến sĩ lái tàu và phóng từ là giữ vững tư thế chiến đầu bền bỉ.

Mũi tàu sàng qua sàng lại, quét điện xung khắp trên mặt luồng. Hai chiếc kim màu đỏ trên mặt đồng hồ điện lắc qua lắc lại, lắc qua, lắc lại đều đặn, không mệt mỏi. Cầu giao tự động đóng mở đúng chu kỳ, không xê xích. Chiếc ca nô chở Long Vân và bác sĩ cấp cứu lượn vè vè quanh tàu, chỉ huy cuộc chiến đấu.

Trời vẫn u ám, xám xịt. Một không khí ngái ngủ bao trùm mặt  biển và bao trùm chiếc tàu Thanh Niên.

Bỗng một loạt tiếng nổ ình, ình, ình nổi lên từ dưới chân núi phía trái, trước mặt tàu Thanh Niên.

Tôi chỉ kịp nhìn thấy cột nước vọt lên và những tảng đá trên núi rơi xuống biển thì chiếc tàu Thanh Niên bị hất mạnh về phía sau, giạt đi một quãng xa, rồi bị hất mạnh về phía trước. tôi ngã lộn từ trên ghế lò xo xuống chiếc phao cao su đen để trên nóc hầm tàu.Trước mặt tôi Thống và Ngọ cũng ngã dúi bên máy phóng từ.

-                  Đóng từ lại! – Lái phó Chí vẫn đứng vững trong buồng lái, hô lên.

Nhìn ra phía trước, chiếc tàu “Các cụ” đã dừng lại. Nó đang “nhảy đầm” trên những ngọn sóng dềnh lên thụt xuống, lại dềnh lên.

Chiếc ca nô của Long Vân bị giật tít ra xa đang dập dình, dập dình trông đến là nguy hiểm.

-         Hốt bạc rồi ! Các bố già “sút” thủng lưới Ních – xơn rồi ! – Anh  em trên tàu Thanh Niên reo lên:

-         Một chùm năm quả!

-         Sáu quả chứ chẳng phải năm     !

-         Thế là 6 – 0 nhé! …

Một lúc lâu sau, tàu ổn định và tiếp tục rà phá nốt chừng hơn một cây số còn lại.

Trên tàu “Các cụ”, có bóng ai cao lớn như bóng cụ Sấm đứng sau đuôi tàu phất lá cờ đỏ sao vàng báo tín vui cho tàu Thanh Niên đang chạy phía sau.

Bếp Sâm chạy vào buồng lái lấy lá cờ đỏ của tàu mình ra phất lại để chia vui. Bếp Sâm đang đứng dãng hai chân lên trên tàu, cạnh cuộn từ để phất cờ thì nghe như tiếng “cách, cách” như có tiếng súng bóp thử.

Sâm vội nhảy xuống. Tàu đột nhiên đứng khựng lại. Mặt nước phía trước mũi tàu nứt ra.

Năm tiếng nổ “bình bình” từ dưới biển bật lên cùng những cột nước vọt cao đến mười lăm mét xòe ra như những hình nấm, rồi rơi ụp xuống. Mặt biển lệch hẳn sang phía trái. Chiếc tàu chao đảo. lắc lư, đưa tới, đưa lui, rung lên bần bật.

Trước mặt, chỗ những cột nước vừa rơi xuống, còn lại những vòng tròn đang to dần ra và ngầu bọt đen. Bọt nước biển hòa lẫn thuốc nổ.

Tàu lấy lại thăng bằng, lái phó Chí cho tàu phóng lên, vượt nhanh qua vùng thủy lôi vừa nổ, bọt nước xèo xèo.

Bếp Sâm nhảy lên mũi tàu phất cờ đỏ báo tin vui cho tàu “Các cụ” biết.

Về đến H2, Long Vân nói với Nguyễn Văn Xoài:

-         Luồng bảo đảm an toàn rồi. Ngay tối nay, anh có thể đi dẫn tàu vạn tấn vào dỡ hàng và trú đậu.

Để khao quân, Ngọ và Thống đem một gói mìn làm  bằng thuốc nổ moi ở ruột quả thủy lôi trên Hòn Mây lên ca-nô, đi đến một cái vực phía sau núi, đánh một phát, đem về hai con cá vược mình đỏ tía như hồng ngọc, mỗi con nặng hai mươi lăm cân.

Tôi đang đứng trên tàu xem anh  em làm cá. Một người trong hang Bà Đốc  bơi xuồng cao su ra, lên tàu đưa cho tôi một bức điện. Tôi nhận ra đồng chí Phúc phó H trưởng. Anh chàng có bộ ria mép và trông đẹp trai như một diễn viên điện ảnh, làm công việc tổ chức mạng lưới phát hiện các bãi thủy lôi tôi đã gặp hồi đầu tháng 9.

Giở bức điện ra xem, tôi bàng hoàng cả người. Bức điện gọi tôi về Hà Nội ngay, nhận công tác mới.

Ngày 20 tháng 11 năm 1972

Thế là tôi phải tạm biệt Hải Phòng.

Tạm biệt thành phố yêu thương, ở đó tôi đã được sống những ngày có ý nghĩa nhất trong cả cuộc đời.

Thành phố bị giặc Mỹ bao vây phong tỏa này, nếu tương lai cần đến chuyện thần thoại thay cho lịch sử thì bản anh hùng ca của mỗi ngày trong cuộc sống hiện tại sẽ có thể đem hát lên suốt tháng, suốt năm như câu chuyện kỳ lạ nhất của những thời xa xưa.

 Nhưng chẳng cần tới chuyện thần thoại. Những con người của thành phố Cảng còn vĩ đại hơn cả những anh hùng trong truyền thuyết.

Dưới bước chân của những người bản vệ thành phố này, vòng vây thép của tên đế quốc hung bạo nhất trên trái đất đã bị nghiền nát.

Và máu của những người công dân của thành phố này đã đổ ra, sẽ làm cho thành phố vinh quang đời đời.

 

 photo 40_zpsab96138c.jpg


 photo 39_zps81bcd730.jpg

 

 photo 38_zpsd3ca58d4.png

 

   Tác giả: Hoàng Tuấn Nhã                 Sưu tầm và biên soạn ảnh: Nguyễn Tiến Hà                                                          Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

     ĐT: 0915 059 018 - 0436 243 743

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 60225254

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July