Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Điểm dừng trên hành trình tìm bạn cứu nước của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Điểm dừng trên hành trình tìm bạn cứu nước của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc , Người xứ Nghệ Kiev
 



Sau khi đậu đạt, vinh quy, cụ Nguyễn Sinh Sắc chưa muốn “lai kinh”, tâm trạng cụ rối bời, cái nhục mất nước, cảnh nhốn nháo ở chốn quan trường làm lương tâm cụ cắn rứt. Cụ tìm cách “cáo ốm” với bề trên. Trong thời gian đó cụ Phó bảng đến nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu.
Sau khi đậu đạt, vinh quy, cụ Nguyễn Sinh Sắc chưa muốn “lai kinh”, tâm trạng cụ rối bời, cái nhục mất nước, cảnh nhốn nháo ở chốn quan trường làm lương tâm cụ cắn rứt. Cụ tìm cách “cáo ốm” với bề trên. Trong thời gian đó cụ Phó bảng đến nhiều địa phương của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu.
Làng quê Nghệ Tĩnh, nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa, có nhiều nhà nho khí tiết thanh tao, nặng lòng với nước. Được cụ Hoàng Đường dạy dỗ, đào tạo từ nhỏ, Nguyễn Sinh Sắc lớn lên mang trong mình hoài bão cứu nước. Sau khi thi đậu Phó bảng, triều đình vời cụ ra làm quan nhưng vì ưu tư với vận mệnh của đất nước nên cụ đã tìm cách từ chối. Từ đây, cụ càng có điều kiện đàm đạo thời cuộc với Phan Bội Châu và các nhà nho yêu nước trong vùng. Năm 1903, cụ lên Võ Liệt (Thanh Chương), một vùng quê có truyền thống hiếu học và cách mạng; năm 1904, cụ sang làng Du Đồng huyện Đức Thọ; đến làng Đông Thái quê hương Phan Đình Phùng; sang làng Trung Lễ quê hương của Lê Ninh, cụ ra huyện Diễn Châu thăm ông Võ Tất Đắc, một Tri huyện ở Thanh Hóa, cáo quan về làng Vạn Phần (Diễn Vạn); thăm ông Võ Khang Tế ở làng Hậu Luật (Diễn Bình - Diễn Châu) từng làm Tương Tán quân vụ cho cụ Nghè Ôn; lên xã Trường Sơn thăm con cháu Lê Doãn Nhã, một lãnh tụ chống Pháp. Trên hành trình tìm bạn đồng tâm cứu nước, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn ra làng Quỳnh Đôi, để từ đó đi đến Kiến Xương - Thái Bình đàm đạo thời cuộc với sỹ phu ngoài Bắc.
Quỳnh Đôi là một làng lớn được thành lập cách đây trên 600 năm với tên gọi là Thổ Đôi Trang. Tính từ năm 1449, 21 dòng họ ở Quỳnh Đôi đã có 757 người đậu đạt, trong đó có 539 tú tài, 203 cử nhân, 6 phó bảng, 10 tiến sỹ. Tiêu biểu như Hồ Sỹ Dương, Hồ Phi Tích, Hồ Sỹ Đống,... nhiều nhà khoa bảng nhân cách lớn như Phan Hữu Tính, Văn Đức Giai, Dương Doãn Hài, Hồ Sỹ Tuần, Phạm Đình Toái, Hồ Trọng Đính, Hồ Bá Ôn,... các chiến sỹ yêu nước như bà Lụa - Trần Thị Trâm, Hồ Bá Kiện, Hồ Tùng Mậu,... nhà thơ Nôm tiêu biểu như nữ sỹ Hồ Xuân Hương. Làng Quỳnh Đôi có nghề dệt lụa nổi tiếng được du nhập từ Hà Đông. Vùng này cũng để lại nhiều di tích lịch sử như đình làng Quỳnh Đôi, nhà thờ họ Hồ, họ Nguyễn, nhà thờ Hồ Bá Ôn, Hồ Tùng Mậu, nhà thờ họ Hoàng Khánh, Hồ Sỹ Dương,... Nói về làng Quỳnh Đôi, dân gian truyền tụng câu ca:
... Nhất là ở đất Quỳnh Đôi
Nhà nhà thi lễ, đời đời văn chương
Người người quyết chí khoa trường
Đèn xanh một ngọn, quyển vàng năm canh
Văn tài phượng trắng tiền xanh
Hạnh hồng quế tía khoa danh chiếm dần1
       Những nơi cụ đến là địa phương có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, những người cụ kết giao đều có lòng yêu nước và có chí cứu nước. Ra làng Quỳnh, cụ Sắc thăm ông Hồ Sỹ Tư, ông là người đậu cử nhân rất sớm (22 tuổi) khoa thi Nhâm Ngọ năm Tự Đức thứ 31 (1882), tuy sống cảnh hàn vi, Pháp và Nam triều nhiều lần mời ra làm quan nhưng ông một mực từ chối, ông là bạn thân với ông Nguyễn Thức Tự ở Nghi Lộc (thường gọi là cụ Sơn), bạn và là đồng chí của nhiều sỹ phu yêu nước trong đó có Phan Bội Châu, Nguyễn Sinh Sắc ở Nam Đàn. Ông giáo dục con cháu lòng yêu nước, căm thù giặc Pháp sâu sắc. Từng vào kinh thi hội nhưng khi thực dân Pháp mở rộng lấn chiếm nước ta, ông bỏ luôn không đi thi, về dạy học ở Hưng Yên, Phú Thọ. Con ông là Hồ Sỹ Đản học giỏi, không đi thi, chỉ làm thuốc và dạy học. Ông nội Hồ Sỹ Tư là Hồ Sỹ Trinh đậu khoa Đinh Mão, Gia Long thứ 6 (1807), làm quan đến Đốc học Quảng Trị. “Anh Thành (Nguyễn Tất Thành) đã được theo cha đến Quỳnh Đôi, một làng nổi tiếng lắm người học giỏi, đỗ đạt cao:
Kinh kỳ dệt gấm thêu hoa,
Quỳnh Đôi quê lụa thủ khoa ba đời”2
Nhà ông Hồ Sỹ Tư khi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến cũng chỉ có 3 gian 2 chái, 1 bếp nhỏ, mái lợp tranh rạ, phên đất nhồi rơm. Đồ đạc trong nhà cũng đơn sơ: 1 chõng tre, 2 giường gỗ, bàn ghế nhỏ, bộ đồ trà tiếp khách, đặc biệt, nhà ngoài có 2 giá gỗ để đầy sách chữ Hán. Khi anh Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Khiêm được cha cho đi theo ra đây rất mê tủ sách của ông Hồ Sỹ Tư. Hai anh đọc sách cả ngày mà không biết chán. Hàng ngày đến giờ nghỉ học, anh Nguyễn Tất Thành thường ra giếng làng múc nước đem về cho bà Tư nấu ăn, anh em chuyện trò vui vẻ. Nhiều năm sau ông Tư không đi dạy xa nữa mà mở lớp tại nhà truyền thụ kiến thức cho nho sinh. Lớp học có Nguyễn Như Hườn, Hồ Sỹ Niêm, Hồ Viết Thắng, Nguyễn Bính và một số con em trong làng. Họ ngồi học trên giường, bên chõng tre, có nước chè hột, chè vối để uống3.
Những ngày ở đây, cụ Nguyễn Sinh Sắc thường đàm đạo hàng buổi với cụ Hồ Sỹ Tư và các nhà yêu nước trong vùng. Trong lúc hàn huyên, cụ thường hay phê phán lối học trên cành, trên lá của các cụ đương thời là không thiết thực. Các cụ không hiểu tại sao cuộc khởi nghĩa của cụ Đình (Phan Đình Phùng), cụ Nghè Ôn (Nguyễn Xuân Ôn) sôi động, oanh liệt nhưng lại thất bại. Những suy tư, trăn trở về vận mệnh đất nước của cụ Nguyễn Sinh Sắc với ông Hồ Sỹ Tư và các nhà nho, trong lúc tiếp nước, hầu sách các ông, Nguyễn Tất Thành, nghe được khiến anh suy nghĩ nhiều. Rồi khi được tin thực dân Pháp tuyên truyền các mục tiêu lớn của đại cách mạng tư sản Pháp, anh đã suy nghĩ và muốn tìm hiểu bản chất của nó. Về sau, Người đã nhắc lại giai đoạn này: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp tự do, bình đẳng, bắc ái thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”4.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, nhân dân Quỳnh Đôi đã tham gia biểu tình với gậy gộc, giáo mác và trong cuộc đấu tranh năm 1931, địch đã xử bắn 5 chiến sỹ cách mạng cạnh đình làng. Năm 1938, con ông Hồ Sỹ Đản là Hồ Sỹ Khảng (tức Hồ Viết Thắng), cùng Hồ Sỹ Văn, Hồ Sỹ Trọng, Dương Ngọc Võ,... được tổ chức kết nạp vào Đoàn thanh niên Dân chủ. Đến năm 1939, theo yêu cầu của cách mạng, một số thanh niên được cử đi hoạt động ở các nơi khác, riêng Hồ Viết Thắng làm Bí thư Huyện ủy Diễn Châu. Khi mặt trận Bình dân Pháp sụp đổ, Chính phủ Đalađiê lên cầm quyền, chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp lại rộ lên. Một số phần tử thoái hóa, phản bội quyền lợi dân tộc đã khai cơ sở của ta, nhiều cán bộ Quỳnh Đôi bị bắt tù đày ở nhà lao Vinh như: Hồ Viết Thắng, Dương Ngọc Võ, Hồ Ngọc Triêm, Phan Hữu Khiêm... Sau Cách mạng tháng Tám, tháng 2 năm 1951, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 khai mạc tại chiến khu Việt Bắc. Trong Đại hội có đại biểu là người xã Quỳnh Đôi như Hồ Tùng Mậu, Hồ Viết Thắng, Hoàng Ngọc Ân, Nguyễn Chấn. Đồng chí Hồ Tùng Mậu, Hồ Viết Thắng, Hoàng Ngọc Ân được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, riêng Hồ Viết Thắng được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, rồi Phó bí thư Khu uỷ khu 4, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa, 9 năm ở chiến khu Việt Bắc bên cạnh Bác Hồ. Năm 1955, ông Hồ Sỹ Đản ra thăm con là Hồ Viết Thắng tại Hà Nội có dịp gặp Bác, thấy ông Đản, Người nhớ ngay (Người quả là có trí nhớ thần kỳ): “Ngày còn nhỏ tôi đã về nhà cụ ở làng Quỳnh Đôi rồi đấy. Hồi đó tôi đã gặp cụ, cụ còn nhớ không?”5. Năm ấy Nguyễn Tất Thành mới 13 tuổi, ông Hồ Sỹ Đản 19 tuổi.
Ngôi nhà cụ Hồ Sỹ Tư, cách đây khoảng 10 năm con cháu đã tu sửa lại. Hiện tại là nhà ngói, xây tường, có 2 cửa sổ, 1 cửa đi dài 10 mét rộng 5 mét, mặt hướng về phía Nam. Phía trước có sân, giếng nước, xung quanh trồng chuối, cau, dừa, táo, phượng và vườn ngô. Đồ thờ tự trong nhà có lư hương, câu đối, cửa võng, bộ bàn ghế. Phía bên trái nhà có xây tấm biển đá hoa cương khắc dòng chữ: “Đây là nhà cụ Cử nhân Hồ Sỹ Tư (1860-1935). Năm 1904 cụ Nguyễn Sinh Sắc đã tới đây cùng các sỹ phu Nghệ Tĩnh bàn việc nước. Hai con cụ là Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Tất Thành (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) cũng đã đi theo cha và lưu lại đây”.
Năm tháng đã đi qua, nhưng sự kiện cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu đã đến làng Quỳnh Đôi thăm ông Hồ Sỹ Tư và đàm đạo với các nhà nho yêu nước vẫn còn in đậm trong ký ức của các cụ lão thành cách mạng và nhân dân làng Quỳnh Đôi. Nghiên cứu sự kiện này góp phần tìm hiểu thêm cội nguồn văn hóa quê hương xứ Nghệ, cái nôi quan trọng sản sinh ra nhiều danh nhân, trong đó có vĩ nhân Hồ Chí Minh.

Chú thích:
(1) Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu (Ninh Viết Giao) - NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội 2008, tr.948.
(2)  Hồ Chí Minh thời niên thiếu (Ban sử Đảng Tỉnh uỷ Nghệ An) - NXB Nghệ An 2007, tr.52.
(3) Lời kể của cụ Nguyễn Như Hườn 92 tuổi, xóm 4 xã Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu ngày 15/11/2010.
(4) Dẫn theo Quê hương và gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trần Minh Siêu - NXB Trẻ 2009, tr.45.
(5)  Báo Nghệ An cuối tuần, ngày 24/10/2010.

                   Bài viết sưu tầm tại http://ngheandost.gov.vn  của  Phan Xuân Thành   (Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Nghệ An)


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60211038

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July