Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Thân sỹ Nguyễn Đức Hoành và người chị của Bác Hồ Thân sỹ Nguyễn Đức Hoành và người chị của Bác Hồ , Người xứ Nghệ Kiev
 


 

 

(Baonghean.vn) Tháng 5 năm 1996, đoàn cán bộ Bảo tàng Xô Viết Nghệ - Tĩnh ra thăm Vịnh Hạ Long và Bảo tàng Quảng Ninh. Xe vừa đến cổng bảo tàng, anh Nguyễn Đức Nựu, cán bộ ra đón chúng tôi. Nghe giọng nói, tôi cười: “Anh ở xứ Nghệ quê choa à?”. Anh vui vẻ: “Bố mẹ tôi ở huyện Đức Thọ – Hà Tĩnh, học xong đại học tôi được tổ chức phân công về bảo tàng này. Rồi anh mời chúng tôi vào phòng khách uống nước, thăm bảo tàng. 

Tối hôm đó ra nhà khách chơi, vui câu chuyện của người xa quê, anh tâm sự: “Tôi có người ông là thân sỹ Nguyễn Đức Hoành, bạn thân với cô Nguyễn Thị Thanh, chị gái Bác Hồ”. Bên chén trà thơm, anh kể...

Ông Nguyễn Đức Hoành sinh năm 1881, mất năm 1968, ở làng Đức Lâm, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thời tuổi trẻ, ông học giỏi, hiểu sách thuốc. Những năm sống ở Huế, ông đã từng chữa bệnh cho mẹ vua Bảo Đại, được thưởng một đồng tiền vàng và áo vân sa về biếu mẹ. Ở bên cầu Tràng Tiền, lại làm nghề Đông y, ông đã quen biết cô Nguyễn Thị Thanh, cũng là một người chữa bệnh cho dân, được, mọi người nể trọng.

 



Về thăm Làng Sen quê Bác. Ảnh: S.M

Cô Thanh có tên chữ là Bạch Liên nữ sĩ, thời còn trẻ tham gia hoạt động yêu nước. Đến năm 1910, trong một chuyến đi liên lạc với nghĩa quân Đội Quyên, Đội Phấn, cô bị thực dân Pháp đón bắt ngay giữa đường. Cô đã thông minh nhanh chóng thủ tiêu các tài liệu bí mật mang theo người. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn bắt cô nhốt vào nhà tù và dùng hết mọi thủ đoạn tra tấn giã man. Không những thế, chúng còn lột trần cô ngâm vào bể nước từ sáng đến trưa. Chúng còn sai lính lấy nước đá đập nhỏ bỏ vào bể ướp cô đến chiều. Nhưng lòng yêu nước, chí trung kiên đã giúp cô vượt qua được tất cả. Cuối cùng, không có tang chứng cụ thể, chúng buộc phải thả cô ra khỏi nhà tù. Cô mở quán cơm kề Thành Vinh, năm 1918 xẩy ra vụ Nguyễn Kiên - lính khố xanh yêu nước đã bí mật vào thành lấy súng giấu ở hầm dưới giường quán cơm. Tiếp đó, Nguyễn Kiên và cô Thanh đem súng cất nơi khác, trên đường về qua nghĩa địa Chùa Diệc, gặp đội tuần tra, bị chúng bắt. 

Tháng 6/1918, Khâm sứ Trung Kỳ mở phiên toà xét xử tử hình và tù khổ sai 8 người. Riêng cô Nguyễn Thị Thanh phải chịu án đánh 100 trượng và tù khổ sai 9 năm đày cách quê hương 300 dặm. Bản án được Khâm sứ Trung Kỳ duyệt ngày 14/11/1918. Thi hành bản án ngày 2/12/1918, chúng đưa cô Thanh giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Ra tù, cô về Huế. Ít lâu sau, cô tìm cách đưa hài cốt người mẹ kính yêu là bà Hoàng Thị Loan từ núi Ngự Bình về quê nhà Kim Liên. Năm 1926, cô gửi thư cho Toàn quyền Đông Dương và Khâm sứ Trung Kỳ đòi ân xá cho vua Thành Thái và vua Duy Tân đang bị giam giữ. Năm 1929, nghe tin cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của cô qua đời, cô rời Huế vào Cao Lãnh – Sa Đéc để viếng cha và cảm ơn bà con cô bác đã chôn cất cụ Phó Bảng chu toàn. Năm 1940, cô về sống ở Thị trấn Sa Nam (Nam Đàn) tiếp tục làm nghề bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho dân, vui thú với các cháu nhỏ thôn quê. Đối với bọn quan lại ở Nam Đàn, cô tỏ ra khinh bỉ, có lần đi chợ Sa Nam, thấy tên đồn trưởng ỷ thế cướp giật gà vịt của dân, Cô đã đánh cho nó một bạt tai...(1)

Năm 1954, khi nghe tin cô Nguyễn Thị Thanh qua đời ở làng Sen (Kim Liên), ông Nguyễn Đức Hoành đã đi bộ từ làng Đức Lâm (Đức Thọ - Hà Tĩnh), tay dương ô đen, chân đi guốc mây, quần trắng áo dài thâm ra viếng cô. Trước tang lễ, bùi ngùi thương cảm, kính trọng một con người đã vào sinh ra tử, vì nước vì non, ông đã cảm tác khóc cô Thanh mấy vần thơ:

Cưỡi hạc lên tiên bổng vút xa,

Tái sinh trần thế nữa không bà.

Linh hồn biết có còn yêu nước,

Cách mạng không quên tự học nhà.

Gót ngọc đôi hàng ngày vắng mẹ,

Gan vàng nghìn dặm buổi theo cha.

Nghìn năm trung hiếu còn bia miệng,

Kỷ niệm nào quên gái nước ta!

Ông Nguyễn Đức Hoành có 23 vị thuốc Nam, chữa những bệnh hiểm nghèo. Khoảng năm 1961-1962, ông hiến cho Viện Đông y Trung ương. Hiến xong, ông viết thư báo cáo Bác Hồ. Nhận được thư của ông Hoành, Bác Hồ viết trả lời, thư có đoạn: “Thưa cụ, tôi cũng chỉ là người đầy tớ trung thành của nhân dân, việc gì ích nước lợi dân thì cụ hãy ra sức làm, lương y như từ mẫu”.(2)

Câu chuyện về thân sỹ Nguyễn Đức Hoành viếng cô Nguyễn Thị Thanh cách đây đã 57 năm, còn lưu lại trong ký ức của các cụ lão thành ở Kim Liên (Nam Đàn) và Đức Lâm (Đức Thọ). Ghi lại những kỷ niệm ấy, chúng tôi muốn tìm hiểu tính cách người chị gái của Bác, góp phần nghiên cứu quê hương, gia thế của Người, phục vụ cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

___________________

 (1).Quê hương, gia thế Chủ tịch Hồ Chí Minh (Trần Minh Siêu biên soạn): NXB trẻ 2009, trang 97.

(2). Ông Nguyễn Ngọc Kiên, ông Nguyễn Văn Kỳ (người bà con của cụ Nguyễn Đức Hoành) ở xã Đức Lâm, Đức Thọ, Hà Tĩnh cung cấp.

 

Phan Xuân Thành

nguồn baonghean


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60372108

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July