Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Đền Sắc - nơi hội tụ khí thiêng sông núi Đền Sắc - nơi hội tụ khí thiêng sông núi , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Cùng với sự thành kính và những nén tâm nhang của các chư tăng phật tử trên địa bàn toàn tỉnh hướng về lễ vu lan, báo hiếu, những ngày tháng 7 linh thiêng này cũng đã trở thành thời khắc khó quên đối với con cháu dòng họ Đồng và biết bao người dân trên địa bàn xã Thạch Khê khi họ cũng đang rưng rưng một tấm lòng hướng về địa chỉ tâm linh - Đền Sắc Trản Nội – nơi thờ phụng vị Tán trị công thần Triều Lê huý Đồng Văn Năng đã vinh dự được xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh.

Sử sách lưu rằng, Đồng Văn Năng được sinh vào những năm cuối thế kỷ thứ XV và mất vào những năm gần cuối thế kỷ XVI. Tên thường gọi trong dân gian là Ông Phổ - là Đức Tổ đời thứ 4 của dòng họ Đồng - một dòng họ lớn có nguồn gốc từ Hải Dương về định cư tại làng Thanh Cao - xã Thạch Khê ( Thạch Hà) từ thế kỷ thứ XIV. Quãng thời gian đó, Lê triều bước vào giai đoạn suy vong do bộ máy thống trị ngày càng mục nát, tầng lớp quan lại sống xa hoa truỵ lạc. Các cuộc tranh dành, thoán đoạt và xung đột giữa các phe phái phong kiến ngày càng gay gắt đã khiến đời sống của người dân hết sức lầm than. Lòng yêu nước, thương dân trong thời buổi nhiễu nhương cùng với niềm tự hào về dòng họ và truyền thống văn khoa võ nghệ của quê hương đã thực sự là mạch nguồn rèn đúc ý chí làm nên nghiệp lớn cho Đồng Văn Năng từ những ngày còn thơ bé.

Đền Sắc - nơi hội tụ khí thiêng sông núi

Đền thờ Đồng Văn Năng đã được họ tộc xây dựng lại trên nền cổ xưa tại làng Cao Thanh- Thạch Khê

Hiện tư liệu chính sử chép về sự nghiệp của võ quan Đồng Văn Năng khá hiếm hoi để có thể đánh giá, nhìn nhận sâu hơn về sự nghiệp và công lao của ông đối với non sông đất nước. Nhưng dựa vào nguồn tư liệu do dòng họ cung cấp và các đạo sắc phong còn lưu lại, tương truyền rằng sau khi đỗ đạt, ông đã trở thành một võ quan có tài thao lược, từng lập được nhiều công lớn trong cuộc chấn hưng Lê triều nên được phong “Tán trị công thần” - (là người đã làm được những việc quan trọng giúp Vua), “Anh vĩ tướng quân” - Đô chỉ huy sứ tả hữu kiểm vệ quân Cẩm y, tước Phổ dương hầu thuộc hàng tam phẩm.

Sau khi ông mất, con cháu trong dòng họ và nhân dân trong vùng đã xây mộ và lập đền thờ ông trên địa phận xóm Cao Thanh - xã Thạch Khê (Thạch Hà). Cũng theo truyền miệng và các tư liệu lịch sử địa phương cho biết, ông đã được nhân dân địa phương tôn làm Thành hoàng làng - vị thần bảo hộ của mỗi làng Việt cổ truyền. Sự linh thiêng của ông đã được các triều đại phong kiến ban cấp các sắc phong chuẩn cho dân làng thờ phụng tại đền Sắc Trản Nội.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại rằng: Trước đây, đền thờ vị thành hoàng này được xây 3 gian bằng đá, phía trong kẻ vẽ hoa văn, đỉnh nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Nội thất 3 gian đều bố trí ban thờ đắp bằng vôi đá, trên có hương án, hòm sắc và đồ tế khí. Thế nhưng, sự thăng trầm của lịch sử, sự khắc nghiệt của thời gian đã khiến cho ngôi đền ngày một xuống cấp và bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 1960. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nỗi niềm đau đáu của chính quyền xã nhà về một di tích, một địa chỉ tâm linh cùng với sự trăn trở của cháu con trong dòng họ về việc trùng tu tôn tạo nhà thờ Đồng tộc và nhà thờ vị thần tổ của dòng họ Đồng Văn Năng đã thực sự làm sống dậy di tích lịch sử ngay trên nền xưa cũ.

Ông Đồng Xuân Vượng - Tộc trưởng dòng họ Đồng ở Thạch Khê cho biết: “Năm 1982 con cháu họ Đồng đã xây dựng nhà thờ riêng trong khuôn viên nhà thờ dòng tộc và rước sắc phong, bài vị của vị Thần tổ về thờ. Từ sau khi được tỉnh xếp hạng di tích cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, thời gian qua chúng tôi cũng đã kêu gọi sự đóng góp của cháu con nội tộc nguồn kinh phí 700 triệu đồng cùng hàng chục ngày công cho việc xây dựng lại ngôi đền ”.

Hiện toàn bộ khu di tích, bao gồm nhà thờ Đồng tộc và nhà thờ vị thần tổ của dòng họ - Đồng Văn Năng được xây liền kề trên một khu đất cao ở phía bắc rìa làng, tuy thế đất hẹp nhưng tầm nhìn rộng mở và phóng khoáng với lối kiến trúc cổ xưa, được bài trí khá công phu và đẹp mắt. Hiện tại, ngoài sắc phong đền thờ của ông còn lưu giữ được nhiều câu đối bằng chữ hán nói về cuộc đời, sự nghiệp và sự cống hiến của ông cho quê hương đất nước.

Quyết định công nhận đền thờ Anh vĩ tướng quân Phổ dương hầu Đồng Văn Năng được xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh đã không chỉ mang lại niềm vinh dự lớn lao cho con cháu dòng họ Đồng Kiều Mộc mà còn là niềm tự hào đối với biết bao thế hệ người dân trên dải đất vùng biển ngang của huyện Thạch Hà. Bởi ngoài địa chỉ tâm linh của con cháu hậu duệ và nhân dân trong vùng, đền thiêng còn là một dấu son chói lọi giáo dục nhắc nhở mọi thế hệ mai sau về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và truyền thống học hành khoa cử của làng xã Long phúc xưa kia, Thạch Khê ngày nay - Một vùng đất bạc màu tự ngàn đời cha ông chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng. Nhưng, nhờ sự tảo tần lam lũ của những người dân một nắng hai sương, nhờ sự phù trì bảo hộ, che chở của vị Linh phù bản cảnh Thành Hoàng làng trước thiên tai địch hoạ nên mảnh đất này đã trở nên phồn thịnh nhất xứ Nghệ kể từ đầu thế kỷ XIV.

Và hôm nay đây, trong sự chuyển mình phát triển, con cháu dòng họ Đồng cũng đang tiếp bước truyền thống của tiền nhân cùng với những người dân Thạch Khê ngày đêm cống hiến sức mình cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước.

THUÝ NGỌC

báo hà tĩnhonline


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66554001

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July