Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh >
  Nguyễn Sinh Sắc - Người định hình nhân cách cho Chủ tịch Hồ Chí Minh Nguyễn Sinh Sắc - Người định hình nhân cách cho Chủ tịch Hồ Chí Minh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là một nhà khoa bảng vào đầu thế kỷ XX, lúc mà dân tộc Việt Nam đang bị chìm đắm trong ách nô lệ của thực dân Pháp và cũng là lúc nhiều nhà yêu nước trăn trở tìm con đường giải phóng.

Cụ đi lên từ lớp nông dân nghèo khổ, đã bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người quyết vươn tới đỉnh cao của kiến thức. Khi đỗ đạt, cụ không hề quay lưng với lớp người đồng cảnh mà sống hòa mình, hết lòng cưu mang, giúp đỡ họ. Cuộc đời cụ, cuộc đời của một người giàu lòng thương nước, thương dân, giàu nghị lực, sống thanh bạch, chịu đựng nhiều nỗi đau mất mát, truân chuyên. Nhân cách cao thượng đó của cụ sống mãi trong tình yêu thương của mọi người. Ở đây, người viết không muốn nhắc lại cuộc đời của cụ như phác họa một bức chân dung mà chỉ muốn đi sâu vào khía cạnh từ nhân cách sống của cụ đã định hình nhân cách cho những người con của mình, trong đó đặc biệt nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

 

Người cha - người thầy!

Sinh thời Nguyễn Sinh Sắc sớm mồ côi cha mẹ lúc chưa đầy 10 tuổi, được người anh họ cưu mang, đùm bọc. Sở hữu những tố chất thông minh, nhạy cảm, sâu sắc, cụ lại rất đam mê việc học. Cụ học miệt mài, không mệt mỏi dù phải vật lộn với miếng cơm, manh áo như một người nông dân bần hàn. Với cụ chỉ có thi đỗ đạt mới có thể giúp bản thân không bị nô lệ; chỉ có học mới có kiến thức để giúp dân, giúp nước.

Sau khi lấy vợ là Hoàng Thị Loan, con gái đầu của người cha nuôi, cụ vừa đảm nhận vai trò của người chồng, người cha, vừa kiên trì đeo đuổi chí hướng trên con đường học vấn. Đứa con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh, con trai thứ hai Nguyễn Sinh Khiêm, con trai thứ ba Nguyễn Sinh Cung lần lượt ra đời. Ba chị em bé Cung lớn lên trong ngôi nhà tuy nhỏ, đơn sơ nhưng lại tràn đầy thắm thiết tình nghĩa yêu thương của cha mẹ và ông bà ngoại. Cụ Sắc dù dành tâm huyết rất lớn cho việc học tập, thi cử nhưng chưa bao giờ lơi là trong việc giáo dục con. Lúc nào ông cũng chú ý tới việc dạy dỗ con. Từ cuộc sống của bản thân mình, cụ dạy cho các con đức tính kiên trì, chịu khó học tập. Cụ quan niệm: “Con cái là tương lai của mình. Việc mình làm dở hôm nay, hoặc chưa làm được, con cái sẽ tiếp tục nối bước...”.

Cụ rất quan tâm đến việc hình thành cho con một tư tưởng, nhận thức thật đúng đắn và sâu sắc về thời cuộc. 2 cậu con trai của cụ, từ nhỏ đến lúc lớn đã được bôn ba theo cụ từ Trung ra Bắc. Cụ thường xuyên có những cuộc gặp gỡ những người sĩ phu yêu nước nổi bật thời bấy giờ và đàm đạo chuyện thế sự. Các con cụ, từ đó đã sớm có nhận thức hơn người. Trong đó đặc biệt nhất là người con trai thứ Nguyễn Sinh Cung. Ngay từ nhỏ Cung tỏ ra là cậu bé ham hiểu biết, có những tư tưởng cấp tiến, giàu chí hướng. Cụ rất thận trọng, cân nhắc, suy nghĩ thấu đáo từ việc cho con học với ai, học ở trường nào... nhằm mục đích định hình, rèn luyện cho con ý chí lớn về lòng yêu nước, thương dân.

Cụ Sắc dùng nhiều phương pháp dạy con trong đó cụ thường lấy những cảnh đẹp, di tích lịch sử, vẻ đẹp của thế sông, thế núi, thế đất, về công lao của tổ tiên đã phải chiến đấu gian khổ chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước để chỉ dạy. Dù còn nhỏ tuổi nhưng những lời chỉ dạy của ông đã tạo nên những ấn tượng khó phai trong tâm hồn con trẻ. Cụ nói với các con: “Học để hiểu đạo lý làm người, thi đỗ cũng không nên làm quan, vì làm quan là áp bức, cướp bóc của dân”.

Do tư chất thông minh hiếu học, lại được cha đặc biệt chăm sóc giáo dục, thường xuyên kề cận bên cha, nên mọi lời nói, hành động hàng ngày của cụ đều có ấn tượng và tác động sâu sắc đối với Nguyễn Sinh Cung. Trong những buổi theo cha bàn việc nước, mặc dù cậu bận việc dâng trà, nhưng cậu vẫn nghe được những điều các cụ nói, điều các cụ bàn, việc mà các cụ ưu tư lo lắng... Có lần cậu nghe được mấy từ “tự do, bình đẳng, bác ái” cậu không hiểu được và hỏi cha. Ông trăn trở: “Điều mà con muốn biết, chính bọn cha cũng đang muốn biết. Cái lối học “tầm chương trích cũ” đã làm cho dân mình ngu si, đình đốn, không theo kịp với đà tiến phát của hoàn vũ. Những từ đó là 3 cái đích lớn của cuộc đại cách mạng Pháp nhưng đến giờ này chúng ta vẫn chưa hiểu được”. Chính cách sống và ý chí của cụ Sắc luôn là bài học đầu đời cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung.

Vun bồi ý chí cứu nước!

Khi cụ ra nhận chức quan ở Huế, cụ quyết định cho 2 cậu con trai theo học trường Đông Ba. Đây là ngôi trường dạy 3 thứ chữ Hán, Quốc ngữ và Pháp với mục đích đào tạo những người làm quan cho Pháp. Nhiều sĩ phu bảo thủ chống đối, bài bác nhưng cũng có lắm kẻ hám danh cầu mong được vào học. Cụ cho con theo học ngôi trường này với một quan điểm khác. Cụ Sắc bày tỏ: “Muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, muốn biết Pháp thì phải học chữ Pháp”. Cụ muốn con mình có thể đi tìm câu trả lời cho những từ mà cậu đã hỏi “tự do, bình đẳng, bác ái”. Để hiểu những từ đó, cũng như hiểu được cách đánh đuổi giặc Pháp chỉ có cách là phải hiểu Pháp. Đây là một diễn biến có ý nghĩa trong quá trình định hình nhận thức của cậu Cung. Cậu càng học nhiều, hiểu biết nhiều, cậu càng suy nghĩ về những điều bàn luận của cha và các sĩ phu trước đây. Những gì học được, nghe thấy được, kèm theo lời giảng dạy của cha, đối với cậu là những bài học hết sức sống động, có ấn tượng mạnh mẽ. Cậu càng ngày càng nhận ra chân tướng của kẻ thù dân tộc và căm thù giặc ngày một thêm sâu sắc.

Tháng 6-1906 cụ nhận chức Thừa biện Bộ lễ, trông coi việc học hành ở Quốc Tử giám với Hàn lâm Kiểm thảo Tòng thất phẩm. Với chức thuộc quan ông không được cấp nhà lớn và người hầu. Cũng là quan, nhưng sao thấy nhà mình sinh hoạt không như các nhà quan khác vậy cha, cậu Thành hỏi, cụ Sắc đáp: “... làm quan cốt sao giữ được cái tiết sạch giá trong; cái gì có thể giúp đỡ được dân chúng thì làm, chớ không phải làm quan để vơ vét của dân làm giàu”. Tư tưởng này đã được thể hiện rất rõ trong cụ khi bàn luận với một số người tâm quyết: quan Biện tu Phạm Khắc Doãn, quan Thượng thư Đào Tấn, quan Thừa biện Trương Gia Mô, giáo sư Lê Văn Hiếu ở trường Quốc học... Ông tâm sự: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ”. Và đây cũng là tư tưởng mà cụ dạy các con trong cuộc sống của một xã hội Việt Nam đang bị nô lệ.

Trong một lần nói chuyện với 2 con về tình hình xã hội, cụ phân tích: “Chung quanh chúng ta đều là những người yêu nước, đều muốn chống giặc để cứu nước. Từ thứ dân đến sĩ phu và một số quan lại đều sôi sục căm thù giặc. Nhưng mỗi người có suy nghĩ và hành động của mình. Trước đây quan Ngự sử Phan Đình Phùng, quan Phụ chánh Tôn Thất Thuyết, Tán tướng Quân vụ Nguyễn Thiện Thuật và nhiều vị khác đã dùng võ lực đánh Pháp nhưng tất cả đều lần lượt tan rã, nay chỉ còn có cụ Đề ở Yên Thế. Nhưng theo cha lực lượng của cụ Đề rồi cũng mai một. Gần đây, Giải San và Phó bảng Trinh đề ra đường lối duy tân làm cho nước giàu dân mạnh rồi mới đánh Pháp. Nhưng ông Giải San lại chủ xướng nương tựa vào Nhựt để đuổi Pháp, còn ông Phó bảng Trinh thì yêu cầu Pháp cải cách, sửa đổi lề lối cai trị để rồi từng bước đuổi Pháp đi. Con đường của ông Giải San đi ắt phải dẫn tới cảnh “tái nô dịch cũ”. Còn con đường ông Phó bảng Trinh lại khó thành công hơn vì kẻ cướp vào nhà thì chỉ có cách đánh nó thôi chứ không thể “van xin” nó được. Rồi ông tiếp: “Bây giờ cha hỏi con, chung quanh chúng ta có nhiều người yêu nước căm thù giặc, đứng lên chống giặc từ hàng thứ dân đến sĩ phu, quan lại và kể cả đức vua (vua Thành Thái), nhưng rồi tất cả lần lượt đều bị bóp chết trong trứng nước. Cho nên cha thấy điều cốt yếu nhất là chống giặc bằng cách nào, bằng con đường nào để cuối cùng đuổi được giặc, giành quyền tự chủ cho quê hương cho giống nòi”.

Những lời nói của người cha gieo vào lòng Cung sự suy nghĩ miên man về “con đường nào” để cứu nước. Nhiều đêm cậu trằn trọc không ngủ được. Cậu cảm nhận được nỗi ưu tư của cha: yêu nước nhưng chưa biết làm sao để cứu nước. Muốn chống được kẻ thù, phải biết chúng cho tường tận.

Tình thương Cung dành cho người cha gầy gò vì những nỗi vất vả, truân chuyên nhiều lúc trở nên khắc khoải. Cung không kìm nổi sự âu lo, xúc động về sức khỏe của cha khi bày tỏ chí hướng của mình là đi vào Nam, xuất dương sang nước Pháp tìm đường cứu nước. Nhưng lúc ấy, cụ dạy con: “Cái nhục của cha con ta đâu bằng cái nhục mất nước, không có cái nhục nào bằng cái nhục mất nước, phải tìm con đường cứu lấy nước lấy dân. Chú Giải San và Phó bảng Trinh tuy nhỏ tuổi hơn cha nhưng đã làm những việc mà cha chưa làm được, dù chưa thành nhưng đã gây chấn động cả nước, thức tỉnh được mọi người. Cha kỳ vọng vào lớp trẻ của con. Con đường sang phương Đông, chú Giải San đã đi nhưng người Nhật không thật tình giúp ta. Còn nước Tàu, việc họ lo chưa xong làm sao giúp ta được. Con nên tìm một hướng đi khác”.

Dõi theo bước chân con

Từ lâu cụ đã nhận thấy trong 2 người con trai, ở Nguyễn Tất Thành (tên khác của Nguyễn Sinh Cung) có nhiều nét độc đáo: thông minh, nhạy bén, quyền biến, nhiệt tâm, lại giàu lòng thương dân yêu nước... nên từ lâu cụ nghĩ rằng, Thành là người có thể thay thế cụ thực hiện hoài bão của mình. Do đó, cụ đã dạy dỗ và cho Thành bằng một tình cảm đặc biệt. Bây giờ nghe con nói đến kế hoạch ra đi của mình để tìm con đường cứu nước, lòng cụ phấn khởi vui mừng những hiềm vì nỗi lo âu đường xa xứ lạ dữ lành chưa tỏ, nên cụ hốc hác gầy rạc người đi. Hôm trước khi lên đường, Thành nhìn cha ái ngại:

- Cha, hồi này sức khỏe của cha suy sụp quá nhiều, cha đã hy sinh cho con suốt bao năm dài, nuôi dưỡng, dạy dỗ, dìu dắt con từng bước đường đời. Nay đã từng tuổi này mà con chưa kịp báo đền, quả thật là bất hiếu, ra đi con chưa yên lòng.

- Nước mất thì lo mà cứu, con chỉ có mỗi một việc đó phải làm. Cứu nước tức là hiếu với cha rồi đó. Con hãy mạnh dạn lên đường. Cha chỉ ở quanh quẩn đất Sài Gòn này để trông tin tức của con. Câu nói của cụ Sắc là một luồng gió mát, là động lực phi thường đã giúp Nguyễn Tất Thành mạnh bước ra đi tìm đường cứu quốc.

Sáng hôm sau, từ Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên trẻ bước lên con tàu Latouche-Tre’ville của hãng Năm Sao trong vai trò là một người bồi bàn thẳng hướng ra đại dương mênh mông. Cụ biết rằng, con mình sẽ làm được những điều mà mình hằng ấp ủ. Nhưng tấm lòng thương con của người cha vẫn làm cho cụ lo lắng cảnh con phải bôn ba hải ngoại nơi xứ người. Từ đó, cụ luôn chờ đợi tin tức của con, dõi theo bước chân con như người bạn đồng chí hướng. Khoảng thời gian dài, cụ nghe tin rằng, có một người thanh niên bồi bàn người Việt bị chết trên tàu, lòng cụ đau như cắt. Có lúc cụ không tha thiết với cả công việc kê toa, bắt mạch và đi lang thang để quên đi những cơn phiền muộn, ray rứt, khắc khoải. Sau cơn yếu lòng đã dần dần trấn tỉnh trở lại. Hàng ngày, cụ đi xem mạch kê toa kiếm sống, ăn cơm ở vỉa hè chợ Bến Thành chung với bà con lao động lam lũ. Cụ mặc đồ như phu xe kéo, quần xà lỏn, áo vải xanh Nam Định, sống hòa mình với mọi người, đêm về ở chùa.

Đây cũng là lúc cụ bén duyên với Phật giáo. Chuyến đi sang Phnôm-Pênh, cụ gặp nhiều nhà sư, Hòa thượng Hồng Đại Bửu Phước trụ trì chùa Sùng Phước ở châu hộ vốn là đệ tử của Tổ sư Hòa thượng Như Hồng Quốc Ân ở chùa Quốc Ân (Huế). Cụ thường xuyên gặp gỡ để trao đổi việc đạo và đời. Sau đó do bị mật thám theo dõi, cụ về chùa Sùng Phước để lánh mặt. Suốt thời gian này, cụ vẫn đeo đuổi hy vọng về tin tức của người con. Nhưng điều ấy sao vẫn mơ hồ. Cụ về chùa Linh Sơn. Đó là ngôi chùa kiến trúc khá đồ sộ thuộc xã Mỹ Trà, cách chợ Cao Lãnh non nghìn thước (nay thuộc xã Cao Lãnh) là một ngôi chùa nổi tiếng ở lục tỉnh lúc bấy giờ. Chùa do Hòa thượng Hoàng Đạo Tục danh là Hòa thượng Hấu trụ trì là một nhà sư yêu nước. Cụ Sắc thường cùng Hòa thượng đàm luận việc đạo và đời. Lúc này ở khắp nơi, mọi người đều nói với nhau về bản yêu sách ký tên Nguyễn Ái Quốc. Khi biết người viết nên bản yêu sách là người con đã mất hút tin tức của mình, cụ như người chết đi sống lại. Lòng cụ phấn khởi, sung sướng. Cụ ra đứng nơi Bến cảng Nhà Rồng, lời nói của cụ hòa cùng sóng biển thì thầm: “Thành, con có biết giờ này cha đứng tại nơi con ra đi. Chẳng những cha mà cả dân tộc này trông đợi con về”. Con cụ tìm ra một con đường cứu nước khác hẳn với những cách mà thanh niên thuộc thế hệ của cụ đã làm. Con đường ấy thật vững chắc, toàn diện với lực lượng hậu thuẫn không chỉ là sĩ phu mà là công - nông nghèo khổ. Cụ thấy mình cần phải giúp con bằng cách này hay cách khác. Với năm tháng còn lại của cuộc đời, cụ sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cao cả trên bằng cách của mình: ngấm ngầm vận động liên kết các sĩ phu yêu nước, âm thầm bồi dưỡng kích động lớp trẻ...

Tiếng tăm của cụ bắt đầu được mật thám Pháp đặc biệt lưu ý. Hơn nữa, tác động của “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” của Nguyễn Ái Quốc làm chúng theo dõi cụ chặt chẽ hơn. Năm 1921, cụ về Chợ Giữa (Vĩnh Kim, Xóm Dầu, Tiền Giang). Tại đây cụ cũng đến thăm các chùa trong vùng, cùng các cao tăng đàm đạo về đạo pháp và dân tộc, giúp các nhà sư dịch kinh kệ, lý giải các điều cao siêu trong kinh Phật. Biết cụ là người tinh thông Phật học nên các bậc chân tu lúc bấy giờ thường cùng cụ bàn việc nước, việc đạo. Quan điểm của cụ tu là nhập thế phải xả thân cứu đời mới phát triển đạo được.

Vào những năm đầu của thập kỷ XX, do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, một số nhà sư tiến bộ ý thức được vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc nói riêng và tiền đồ của Phật giáo nói chung nên đứng ra khởi xướng phong trào vận động chấn hưng đạo Phật. Cụ quyết định quy y với pháp danh Nhật Sắc hiệu Thiện Thành, nhằm hoạt động được dễ dàng hơn.

Qua bao năm tháng đi lại nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng người trong xã hội, miệt mài nghiên cứu Phật học... đã giúp cụ kiên định một phương sách vận động chống Tây hoàn chỉnh hơn trước. Phương sách đó là nông dân, Phật giáo và chủ nghĩa yêu nước.

Năm 1923, cụ đến ở chùa Hội Khánh cùng với Tú Cúc Phan Đình Viện, Hòa thượng Thiện Quới, Hòa thượng Từ Văn, thầy Ký Cội... thành lập Hội Danh dự yêu nước, lấy chùa làm trụ sở. Hoạt động của hội là truyền bá, phổ biến và chấn hưng đạo Phật nhưng bên trong thực chất là tuyên truyền kích động phong trào yêu nước xuyên qua các buổi thuyết pháp, giảng đạo, diễn thuyết, mở các lớp dạy chữ nho, dạy bắt mạch, hốt thuốc, kinh dịch...

Cụ đến chùa Hội Khánh sau khi ra viện ngày 9-12-1923 đã được mật thám Sài Gòn nhận tin báo cáo số 879: ...Nguyễn Sinh Huy sau khi ra viện sẽ tập trung ở Thủ Dầu Một để vượt biên. Chúng xin khâm sứ Trung kỳ một chỉ thị bắt ngay. Do sự truy tìm khắt khe của mật thám, nên cụ ít ở một nơi cố định mà thường xuyên đi lại nhiều nơi.

Cụ hoạt động tích cực, ảnh hưởng nhiều đến thanh niên yêu nước, nên mật thám theo dõi ngày càng sát sao hơn, nhất là khi mật thám biết cụ có liên hệ với thanh niên Nguyễn Ái Quốc... nên cụ giả vờ uống rượu, lúc cần thiết cụ cũng để cho say sưa, nói năng lung tung để đánh lạc hướng chúng. Trên người cụ thường mang cái túi dết to chứa nhiều giấy tờ, viết tới suốt đêm và không tỏ vẻ gì sợ hãi. “Dư luận cho rằng ông ta là một người ảo tưởng”. Kết quả là Arnoux, chánh mật thám Sài Gòn nhận được những báo cáo: “Ông ta mềm nhũn chỉ chuyên chú vào đạo Phật và chai rượu có lúc điên loạn vì được tin con trai chết” hoặc là “xác nhận Nguyễn Sinh Huy (một tên gọi khác của cụ Nguyễn Sinh Sắc) có tính thần bí, đi tu và nghiện rượu. Nếu có bắt hãy thả ra...”. Đây là phương sách mà cụ sử dụng để đánh lừa mật thám pháp.

Nguyễn Sinh Sắc một nhà sĩ phu yêu nước, một người cha đã định hình cho nhân cách Hồ Chí Minh từ cách sống, cách suy nghĩ và con đường cứu nước từ thuở Hồ Chủ tịch còn thơ. Chính sự định hình này, mà Bác Hồ trở thành một thiên tài của dân tộc, một danh nhân văn hóa của nhân loại.

Tình cảm cha con giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Ái Quốc còn là tình cảm của người cùng lý tưởng và chí hướng hiếm có trong cuộc đời. Những lời dạy bảo đầy yêu thương mà kiên định lập trường “vì nước quên thân” của cụ đã tiếp thêm sức mạnh cho người con trai trên con đường cứu dân, cứu nước. Từ ngày chia tay nơi Bến cảng Nhà Rồng, 2 cha con chưa được gặp lại nhau lần nào, ngoài những tin tức mà cụ nắm bắt được từ đồng bào, đồng chí. Nhưng tâm hồn cụ lúc nào cũng dõi theo từng bước chân con. Từ Nguyễn Sinh Cung, đến Nguyễn Tất Thành, rồi Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, cuộc đời hoạt động cách mạng của vị Chủ tịch kính yêu của đất nước Việt Nam trở nên bất tử. Đến khi nhắm mắt lìa đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn canh cánh một nỗi lòng là chưa được vào Nam để viếng mộ cha cho tròn chữ hiếu. Nhưng nhớ lời cha: “Nước mất thì lo mà cứu, con chỉ có mỗi một việc đó phải làm. Cứu nước tức là hiếu với cha rồi đó”, Người cũng được an lòng!

nguồn baobinhduong.org.vn - HUỆ THÔNG


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60210232

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July