Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 19/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Dân ca Nghệ Tĩnh >
  Tiếng Nghệ trong dân ca ví, giặm Tiếng Nghệ trong dân ca ví, giặm , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi từng viết “Gió lào thổi rạc bờ tre/ Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Tiếng Nghệ là đặc trưng riêng biệt, đồng thời là niềm tự hào của biết bao thế hệ cư dân vùng Nghệ Tĩnh. Tiếng Nghệ xuất hiện trong nghệ thuật nhiều nhất có lẽ là qua dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Từ trong những câu hát của nhân dân, tiếng Nghệ đã tô thắm những ân tình của người dân bản xứ, làm đẹp thêm đặc trưng văn hóa Nghệ Tĩnh bao đời...

Là một loại hình dân ca được thoát thai từ chính cuộc sống lao động sản xuất nên trong dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, lời ăn tiếng nói của người Nghệ xuất hiện rất nhiều. Sự xuất hiện dày đặc của từ địa phương Nghệ Tĩnh trong các bài ví, giặm, hò đã khiến dân ca ví, giặm có những giá trị đặc biệt không thể trộn lẫn. Những mô, tê, răng, rứa, chi, hè… không chỉ biểu thị cách nói mà còn biểu thị những sắc thái tình cảm đặc biệt của con người Xứ Nghệ.

 


Sự xuất hiện đậm đặc của từ địa phương trong nhiều bài ví, giặm giúp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh có sức hấp dẫn đặc biệt đối với công chúng.


Lắm khi cùng là một từ nhưng lại biểu thị những cảm xúc khác nhau như trong bài Ví ghẹo, từ “rứa” mà 2 đối trọng nam và nữ dùng lại biểu thị 2 trạng thái khác nhau: Khi chàng trai hát “Ờ... ơ, chứ anh đến giàn hoa thì hoa kia đã (ơ... ơ) nở/ Anh đến bến đò thì đò đã sang sông/ Anh đến tìm em thì em đã lấy (ơ) chồng/ Mà em yêu anh như (ơ... ơ) rứa/ Hỏi có mặn nồng mà lấy chi?” thì từ “rứa” là lời trách móc, hờn giận. Còn khi người con gái nói: “Ờ... ơ, chứ anh đến giàn hoa, hoa đến thì thì hoa phải (ơ... ơ) nở/ Anh đến bến đò, đò đầy thì đò phải sang (ơ... ơ) sông/ Chứ đến duyên em thì em phải lấy (ơ) chồng/ Mà em yêu anh như rứa, có mặn nồng thì tùy anh” thì từ “rứa” lại là một sự từ chối khéo léo, thẳng thắn mà không hề tàn nhẫn.

Tiếng Nghệ Tĩnh trong dân ca Xứ Nghệ ở nhiều bài đã thể hiện rất rõ văn hóa, tính cách con người Xứ Nghệ. Như trong bài ví Đi tìm người thương, tính cách mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trọn nghĩa, trọn tình của người phụ nữ Nghệ Tĩnh biểu hiện rất rõ qua những từ địa phương: “Đã yêu thì yêu cho chắc/ Đã trục trặc thì trục trặc cho luôn/ Đừng như con thỏ đứng đầu truông/ Khi vui thì giỡn bóng mà khi buồn thì bỏ đi”. Người Nghệ nổi tiếng là thẳng thắn, “gàn” nhưng trong rất nhiều tình huống, người ta lại thấy được sự tinh tế trong tâm hồn biểu thị qua ngôn ngữ như trong lời trách của chàng trai trong bài Ví ghẹo: “Dừ thì mự nói mự nỏ thương, cau chanh hạt trên (ơ) buồng, trù thì rụng cuống ngoài nương, (ơ) tiền thì đứt chạc trong rương, (ơ) lợn thì bỏ cám trong chuồng, (chư) chọng thì bỏ môốc trong buồng, bạc tình chi rứa mự, chi bạc tình (ơ) rứa mự...” người ta thấy rõ sự tinh tế, sâu sắc của người nông dân chân lấm, tay bùn. Đặc biệt, cau chanh hạt là một cụm từ độc nhất vô nhị, chỉ có trong cách nói của người Nghệ và chỉ có trong dân ca Xứ Nghệ. Thông thường, khi quả cau già, hạt không còn ngọt nữa mà chuyển sang chua thì người ta thường nói “cau già”, “cau long hạt” chứ nói “cau chanh hạt” là vừa chuyển tải được tính và hình của quả cau quá mùa, vừa thể hiện sự tinh tế trong cách nhìn, cách nói của người Nghệ.

Tiếng Nghệ Tĩnh trong nhiều bài hát ví, giặm còn thể hiện ở các vần chứa nguyên âm dài như: oong, ooc, ôông, enh, ec… Trong lịch sử phát triển của tiếng Việt, các vần này đến khoảng thế kỷ XVII thì biến đổi tương ứng sang các vần: ong, oc, ông, anh, ach. Nhưng trong tiếng Nghệ vẫn được giữ lại và tạo nên một lớp từ độc đáo, ví dụ như: méc (mách), eng/ ênh nớ (anh ấy), trôốc (đầu)… Như trong bài Ví phường cấy có từ “toóc”: “Người ơi, rồi mùa toóc rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm” hoặc nhiều từ mang đậm tính địa phương trong một bài giặm kể: “Răng giừ (bao giờ) lươn lên rừng mần (làm) ổ/ Vượn chôống nôốc (chống thuyền) đi buôn/ Ròi độ gạy cành cơn (Ruồi đậu gãy cành cây)/ Nác (nước) đổ thấm lá môn/ Chuột khoét thủng Hoành Sơn/ Anh với em mì (mới) xa ngái (xa cách)/ Đôi lứa mình mì xa ngái”… Hiện nay, cách nói này chỉ tồn tại ở một số vùng của Nghệ An và Hà Tĩnh nhưng điều đó giúp khẳng định ví, giặm chính là hơi thở, là đặc trưng của con người Xứ Nghệ.

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp của con người mà còn phản ánh rõ nét văn hóa, lịch sử của mỗi một quốc gia, dân tộc cũng như của vùng, miền, địa phương. Sự xuất hiện đậm đặc của từ địa phương cũng như cách phát âm của người Xứ Nghệ trong dân ca ví, giặm đã khiến cái ân tình mộc mạc mà sâu lắng, giản dị mà tinh tế, rắn rỏi, cương quyết mà mặn mà tình nghĩa trước sau của người Xứ Nghệ bộc lộ rõ nét hơn.

Tác giả bài viết: Phong Linh

Nguồn tin: Báo Hà Tĩnh

http://nghean24h.vn/Xa-hoi/tieng-nghe-trong-dan-ca-vi-giam-389261.html


  Các Tin khác
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
  + Bí ẩn ngôi chùa cổ do con trai vua Lý Thái Tổ lập, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an ở Hà Tĩnh (16/10/2023)
  + Đây là con đèo nổi tiếng giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, có Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1883 (16/10/2023)
  + Cuộc thi kỳ lạ ở một làng ven biển Hà Tĩnh, dân thi chạy bằng hai cây gậy cao lênh khênh (28/08/2023)
  + Trai nghèo làng Nồi ở Nghệ An đẹp trai liều xin trầu con gái Quận Công, đỗ tiến sĩ làm quan tới hàm Thượng thư (26/08/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 59537382

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July