Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  3 anh hùng Nghệ An tiêu biểu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ 3 anh hùng Nghệ An tiêu biểu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - Các anh hùng Trần Can, Đặng Đình Hồ và Phan Đình Giót là những gương mặt tiêu biểu trong số những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và được nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
 

Anh hùng Phan Đình Giót

Anh hùng Phan Đình Giót sinh năm 1922, quê ở làng Vĩnh Yên, xã Tam Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.

Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này.

Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h 30 phút ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955.

Anh hùng Trần Can 

Anh hùng Trần Can sinh năm 1931, quê ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, nhập ngũ tháng 1/1951. Từ khi vào bộ đội, anh chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, chỉ huy hết sức linh hoạt và trở thành tấm gương cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công sôi nổi trong toàn đơn vị.

Anh hùng Trần Can.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tại trận đánh mở màn trên đồi Him Lam, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ huy, cắm lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch lên cứ điểm Him Lam.
Trong trận này, tiểu đội Trần Can bắt sống 25 tên địch, thu nhiều vũ khí. Đặc biệt, trong trận đánh chiếm điểm cao 507, Trần Can đã dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên đánh chiếm mỏm Cột Cờ.
Khi ta và địch đánh giáp lá cà, Trần Can bị thương nặng nhưng với quyết tâm mãnh liệt, Trần Can đã thay thế cán bộ đại đội tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu, kiên quyết giữ vững trận địa để cùng toàn đơn vị tiến lên chiếm sở chỉ huy ở trung tâm Mường Thanh, góp phần tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm của địch. Do bị thương quá nặng, Trần Can đã hy sinh anh dũng vào sáng ngày 7/5/1954, trước giờ toàn thắng chỉ 1 tiếng đồng hồ. 
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, Trần Can được tặng thưởng hai Huân chương Chiến công (hạng Nhì và hạng Ba), một Huân chương Chiến công hạng Nhất, hai lần được bầu là Chiến sỹ thi đua của Đại đoàn 312. Ngày 7/5/1956, đồng chí được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Anh hùng Đặng Đình Hồ 

Anh hùng Đặng Đình Hồ.
Anh hùng Đặng Đình Hồ sinh năm 1925, quê ở xã Thanh Bình (nay là xã Phong Thịnh), huyện Thanh Chương. Nhập ngũ năm 1950, Đặng Đình Hồ có tác phong chiến đấu linh hoạt, táo bạo, đã nổ súng là kiên quyết xung phong tiêu diệt địch, dù bị thương vẫn tiếp tục chiến đấu, có tác dụng cổ vũ đơn vị hăng hái thi đua giết giặc lập công.

Trận Đồi Mồi trong Chiến dịch Hòa Bình (tháng 1 năm 1952), khi nổ súng, ông đã nhanh chóng dẫn đầu tổ ba người xông lên cửa mở, chiếm lô cốt đầu cầu, tạo điều kiện cho đơn vị đánh thẳng vào trung tâm, diệt một đại đội địch, làm chủ trận địa. Trong khi chiến đấu, Đặng Đình Hồ bị thương cả hai mắt, nhưng tự bỏ ra ngoài để anh em dìu về trạm quân y, nhường cáng thương cho đồng chí khác.

 

Tháng 4 năm 1954, Đặng Đình Hồ phụ trách Trung đội phó trung đội dũng sĩ của trung đoàn ở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đơn vị nhận lệnh phối hợp với đại đội bạn đánh sở chỉ huy địch ở đồi C. Bước vào trận đánh, đồng đội chưa mở được cửa đã bị thương vong nhiều, Đặng Đình Hồ đề nghị xin lên đánh nhưng bộc phá hết, phải chờ, giữa lúc đó đồng chí không may bị thương. Nhưng đồng chí vẫn kiên quyết ở lại chỉ huy đơn vị, chờ bộc phá đưa lên mở được cửa mới chịu để anh em đưa ra ngoài.

Anh hùng Đặng Đình Hồ đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến Công hạng nhì, 7 lần được tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn khen và là Chiến sĩ thi đua của trung đoàn. Ngày 7 tháng 5 năm 1956, Đặng Đình Hồ được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng thưởng Huân Chương Quân công hạng Ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tổng hợp

Nguồn baonghean.vn

http://baonghean.vn/3-anh-hung-nghe-an-tieu-bieu-trong-chien-dich-dien-bien-phu-196347.html


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66565403

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July