Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Hào sảng tiếng tuồng nơi huyện lúa Hào sảng tiếng tuồng nơi huyện lúa , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean.vn) - “Hát tuồng với tôi là sự đam mê, nó không chỉ là sở thích cá nhân, đem lại cho tôi niềm vui trong cuộc sống, mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc” - Đó là tâm sự của cụ Nguyễn Viết Quyền - một cựu chiến binh yêu tuồng cổ say đắm ở xã Phúc Thành (Yên Thành).
 

Có mặt tại nhà cụ Quyền vào một ngày Đông hửng nắng, các cụ cao niên trong làng đang hội tụ về đây để sinh hoạt tuồng. Giữa sân, bên ấm nước chè xanh, mọi người quây quần đông vui.

Cụ Nguyễn Viết Quyền độc diễn trích đoạn Quang Trung đại phá quân Thanh.

Trong tiếng nhạc rộn ràng, cụ Quyền với trang phục sặc sỡ, đang say mê độc diễn tuồng cổ với trích đoạn “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Được xem cụ biểu diễn với điệu bộ oai hùng và giọng tuồng hào sảng ít ai nghĩ rằng cụ đã bước sang tuổi 85.

Cụ Nguyễn Viết Quyền trong trang phục biểu diễn tuồng cổ. Ảnh: Huy Thư
Sinh ra từ “vùng quê của dân ca nhạc cổ”, cụ Quyền mê tuồng từ hồi còn nhỏ nên hay theo ông ngoại đi hát trong làng. Lớn lên vào bộ đội, cụ lại mang làn điệu tuồng quê mình đi xa và từng nổi tiếng ở đơn vị với vai diễn Đờ-cát-tơ-ri trong vở “Chiến thắng Điện Biên”.

Sau bao năm binh nghiệp, rồi chuyển ngành, về hưu sống giữa quê hương, cụ vẫn gắn bó và dành cho tuồng cổ một tình yêu đặc biệt.

Cụ thường diễn tuồng vào những dịp lễ Tết, đám cưới, đám thọ ở các gia đình, lễ tế tổ ở các dòng họ, ngày hội đền Đức Hoàng, ngày thành lập các đoàn thể ở địa phương... Vào những ngày này, hễ tổ chức, cá nhân nào mời cụ đi diễn là cụ sẵn sàng tham gia ngay. Nơi gần cụ đi xe đạp, có khi là đi bộ, nơi xa (cách nhà hàng chục km) thì cụ nhờ con cháu hoặc thuê xe chở đi.

Theo cụ: “Mọi người còn nghĩ đến tuồng, còn yêu tuồng, còn muốn xem tuồng là sự vui mừng cho văn hóa truyền thống. Bởi thế dù bận bịu, xa ngái đến đâu, tôi vẫn thu xếp đi diễn cho bằng được”.

Cụ hát tuồng hay bởi chất giọng ấm, vang. Người dân quê mê cụ “nhảy” tuồng, còn vì cả cái cách diễn dân gian sôi động, tự trào. Cụ hát khá nhuyễn các điệu Nam ai, Nam thương, nói hường, nói lối…  và thuộc làu nhiều trích đoạn tuồng cổ xa xưa như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lục Vân Tiên hồi trào...

Ngoài biểu diễn, cụ còn soạn được lời mới và viết được nhiều tác phẩm tuồng cho riêng mình với những đề tài mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực: Bác Hồ về thăm Yên Thành, Mẹ Việt Nam anh hùng, mừng Đảng mừng Xuân, xây dựng nông thôn mới…

Cụ còn tự tay thiết kế và mua sắm khá nhiều trang phục để diễn tuồng: áo, quần, giày, mũ giáp, trượng, đao, kiếm... Tuy không đếm cụ thể, nhưng thấy cụ mắc dày trên 2 dây phơi  và phải trải khắp chiếc chiếu giữa sân thì biết số lượng khá nhiều, phải đến “vài chục thứ”.

Cụ Quyền tự tay thiết kế và mua sắm rất nhiều trang phục để diễn tuồng. Ảnh: Huy Thư
Cụ nói: “Thỉnh thoảng phải đưa chúng ra phơi chứ nhiều thứ không diễn đến nơi, không phơi nó hỏng”. Cụ Phạm Thị Huấn – vợ cụ Quyền chia sẻ: “Ngày trước, khi trong nhà còn khó khăn, ông ấy còn bán cả lúa gạo để mua trang phục. Những hôm ốm đau mê mệt nghe nói đến tuồng là tỉnh ngay. Mới đây, một buổi chiều bị ong đốt 12 mũi sưng vù cả người, đau nhức nhối, nhưng sáng mai ông ấy vẫn cứ đi diễn tuồng bình thường”.

Theo cụ Quyền, diễn tuồng không “mềm mại” như diễn chèo, hát tuồng đòi hỏi phải có sức khỏe mới có thể làm điệu bộ dứt khoát, mới thể hiện được cái hào sảng của tuồng, ngược lại hát tuồng cũng là một cách để rèn luyện thân thể.

“Hát tuồng với tôi là sự đam mê, nó không chỉ là sở thích cá nhân, đem lại cho tôi niềm vui trong cuộc sống, mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi sẽ diễn tuồng đến khi không còn sức khỏe nữa thì thôi” - cụ Quyền tâm sự.

Không chỉ diễn tuồng, viết tuồng, cụ còn sáng tác thơ Đường, làm văn điếu… Cụ Quyền được mọi người biết đến như cây tuồng cổ thụ của làng. Cuộc vui nào có cụ là nơi đó tiếng tuồng được lan tỏa.

Trăn trở lớn nhất hiện nay của cụ là thành lập được câu lạc bộ tuồng của xã, để những người yêu tuồng ở Phúc Thành có nơi sinh hoạt, giao lưu, gìn giữ phong trào hát tuồng ở địa phương, đồng thời để cụ truyền lại “gia sản” trang phục “đồ sộ” của mình.

“Tôi mong sớm thành lập được CLB tuồng Phúc Thành để trao gửi những thứ mà tôi đã sắm” - cụ Quyền trăn trở.

Cụ Quyền và đội nhạc trong một buổi diễn tuồng. Ảnh: Huy Thư
85 tuổi đời, 60 năm tuổi Đảng và gần như cả cuộc đời gắn bó với tuồng cổ, cụ Quyền đã có những đóng góp nhất định cho phong trào văn hóa văn nghệ địa phương và được ban ngành các cấp ghi nhận, tặng nhiều giấy khen, bằng khen.

Ông Trần Văn Thành - cán bộ văn hóa xã Phúc Thành khẳng định: “Cụ Quyền là người tuổi cao gương sáng, một người say mê tuồng cổ và nhiệt tình với phong trào. Với người dân chúng tôi, cụ là người giữ hồn tuồng cổ và thắp lên tình yêu dân ca nhạc cổ của quê hương”.


  Các Tin khác
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
  + Bí ẩn ngôi chùa cổ do con trai vua Lý Thái Tổ lập, cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an ở Hà Tĩnh (16/10/2023)
  + Đây là con đèo nổi tiếng giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình, có Hoành Sơn Quan do vua Minh Mạng cho xây năm 1883 (16/10/2023)
  + Cuộc thi kỳ lạ ở một làng ven biển Hà Tĩnh, dân thi chạy bằng hai cây gậy cao lênh khênh (28/08/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59771826

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July