Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chộn rộn Tết Độc lập vùng cao Chộn rộn Tết Độc lập vùng cao , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean) - “Sắp đến tết Mồng Hai rồi”, “Ít bữa nữa là tết Độc Lập!...”. Đó là những câu nói cửa miệng của trẻ vùng cao với một niềm háo hức. Mà đâu chỉ con trẻ, Người lớn ở vùng cao xứ Nghệ cũng một tâm trạng chộn rộn đón ngày Quốc Khánh của đất nước (2/9) như thế. 

Từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh một Việt Nam mới đến nay, một sinh hoạt văn hóa tinh thần dần trở thành một thứ bản sắc của người vùng cao. Đó là Tết Độc lập. Cữ này thường là lúc nông nhàn. Lúa rẫy, lúa ruộng đều đã làm cỏ xong và đang kỳ đẻ nhánh. Khoảng gần 2 tháng nữa mới đến mùa gặt lúa. 

Vui hội vùng cao.
            Ảnh: Trọng Sách
Vui hội vùng cao. Ảnh: Trọng Sách

Đối với cộng đồng người Thái ở miền Tây Nghệ An, Tết Độc lập là một dịp vui lớn. Ngày này, phần lễ không phải là điều quan trọng. Nhiều dòng họ chỉ mổ gà ăn mừng nhưng không cúng tổ tiên. Có những dòng họ chỉ đặt mâm lên bàn thờ tổ tiên để “báo cáo” về sự kiện đặc biệt trong nhà rồi vào cuộc vui. Dẫu vậy thì ngày Tết Độc lập cũng là dịp để anh em họ tộc ngồi lại với nhau chung mâm cơm. Từ đó mối thâm tình họ hàng, làng bản thêm được cố kết.

Ngày Tết Độc lập thường được chuẩn bị một cách đơn giản. Nhà nào kinh tế khấm khá có thể mổ con lợn nhỏ cốt để khao họ hàng với 1 vò rượu cần. Phần lớn các gia đình chỉ mổ 1, 2 con gà để những thành viên sum họp chung vui. Sau bữa cơm Tết, người ta cũng chỉ nghỉ ngơi, hội hè trong một buổi sáng rồi lại bước vào những công việc ngày thường. Dẫu chỉ là một bữa tiệc nhỏ, nhưng không khí thiêng liêng ngày độc lập vẫn khiến người ta gợi nhớ…

Chẳng hiểu sao cứ vào buổi sáng ngày Tết Độc lập khí trời lại thường mát dịu pha chút se se lạnh gió Thu. Thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên chợt thấy thiêng liêng và nhẹ nhõm. Đó là một bầu không khí đặc biệt khiến ngày Tết Độc lập như một dấu ấn tốt đẹp của một năm. Sau lễ này là những lễ hội mùa Thu khác của người trồng lúa rẫy. Đó là lễ cúng rẫy, lễ mừng cơm mới.

Người Thái ở Quế Phong có tục đón Tết Độc lập khá nhộn nhịp. Dịp này, làng bản thường góp rượu cần về cùng nhau chung vui. Không khí lễ hội thực sự xuất hiện khi tiếng cồng chiêng nổi lên và những điệu múa xòe uyển chuyển như muốn níu chân khách vãng lai.

Chọi bò trong ngày Tết Độc lập do đồng bào Mông, bản Sơn Hà (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) tổ chức. Ảnh: Hồ Phương
Chọi bò trong ngày Tết Độc lập do đồng bào Mông, bản Sơn Hà (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) tổ chức. Ảnh: Hồ Phương

Người Khơ mú là cộng đồng đông đảo ở huyện miền núi Kỳ Sơn. Từ ngày có độc lập tự do, cộng đồng này cũng tổ chức lễ mừng ngày Quốc khánh. Người Khơ mú cũng gọi đó là Tết Độc lập. Người ta chỉ đơn giản là ngồi chung nhau bên ché rượu cần để tận hưởng thời khắc kỷ niệm ngày đất nước thoát khỏi gông cùm nô lệ của phong kiến, thực dân.

Tết Độc lập cũng là lúc đã xong mùa làm cỏ rẫy. Người Mông ở các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong lại tổ chức ngày Tết Độc lập của mình. Cũng như quan điểm của người Thái, Khơ mú, Tết Độc lập chủ yếu là một dịp vui chứ không nặng nề phần nghi lễ.

Ở một số bản Mông thuộc huyện Kỳ Sơn, ngày Tết Độc lập người ta còn góp tiền mua bò để tổ chức chung vui. Nhà có điều kiện kinh tế khấm khá thì góp nhiều hơn nhà khó khăn. Dẫu góp nhiều hay ít thì ngày Tết Độc lập vẫn là cuộc vui trọn vẹn của cả cộng đồng. Từ sáng sớm, người ta đã dậy mổ bò để chuẩn bị cho bữa tiệc của cả bản.

Trong cuộc vui, người ta mời nhau chén rượu ngô, món thịt bò luộc và đâu đó một điệu hát vang lên bên mâm tiệc. Bên con dốc trước nhà, trên những bãi đất bằng phẳng nhỏ nhoi, những thiếu nữ với trang phục truyền thống với những màu sắc sặc sỡ mở hội ném pao. Cuộc vui cũng chỉ diễn ra chỉ trong một ngày chứ không kéo dài đến nửa tháng như Tết Nguyên đán.

Dẫu vậy thì ngày Tết Độc lập cũng không thể thiếu những trận đấu bò. Điều này đã trở thành thông lệ trong dịp lễ hội của cộng đồng người Mông.

Vui hội mùa Xuân. Ảnh: Trọng Sách
Vui hội chọi gà. Ảnh: Trọng Sách

Ngày nay, vào dịp Tết Độc lập, con trai Mông còn rủ nhau ra tận Mộc Châu (Sơn La), hay Điện Biên, Lai Châu để “bắt” vợ. Gọi là “bắt” vậy thôi, nhưng kỳ thực đó là những chuyến đi tìm bạn đời. Nếu kết quả tốt, thì cuối năm, vào mùa lúa rẫy sẽ có những đám cưới diễn ra trong không khí vui tươi và những ngày Đông vùng cao thêm ấm cúng.

Hữu Vi

Nguồn baonghean.vn

http://baonghean.vn/mien-tay-nghe-an/201609/chon-ron-tet-doc-lap-vung-cao-2731181/



  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60361615

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July