Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Chuyện về người thợ rèn tạc chân dung Bác Hồ Chuyện về người thợ rèn tạc chân dung Bác Hồ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Ròng rã mấy tháng trời, anh thợ rèn Nguyễn Công Phi cần mẫn với đục, búa đến quên ăn quên ngủ, 3 bức chân dung Bác Hồ được gò trên tấm nhôm mỏng đã được hoàn thành. Đó là tình cảm của người công nhân trẻ tuổi dành tặng Bác Hồ muôn vàn kính yêu khi Người đi xa…

 

Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được anh thợ rèn Nguyễn Công Phi gò trên mảnh nhôm vào năm 1969.
Bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được anh thợ rèn Nguyễn Công Phi gò trên mảnh nhôm vào năm 1969.

Trong một lần ghé thăm Bảo tàng Nghệ An, chúng tôi tình cờ bắt gặp một bức chân dung Bác Hồ được gò trên một tấm nhôm đặt ngay ngắn trên kệ của kho lưu trữ. Theo cán bộ Bảo tàng thì đây là bức chân dung Bác Hồ được một người thợ rèn của Nhà máy cơ khí Vinh thực hiện.

Bức chân dung Bác Hồ được gò nổi trên tấm nhôm, toát lên thần thái của vị Cha già dân tộc, cương nghị nhưng trìu mến, thân thương. Phía dưới bức chân dung là dòng chữ “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” cũng được gò nổi. Tên Nhà máy cơ khí Vinh và tên người thực hiện, anh thợ rèn Nguyễn Công Phi được khắc chìm. Chắc hẳn mỗi đường nét để bật lên thần thái của Bác Hồ được người thợ rèn nâng niu, dồn cả tâm sức và trí tuệ của mình vào đấy? Những băn khoăn đó thôi thúc chúng tôi đi tìm người thợ rèn Nguyễn Công Phi.

Tìm đến Công ty CP cơ khí Vinh (Nhà máy cơ khí Vinh ngày trước), chúng tôi nhận được thông tin “ông Nguyễn Công Phi đã mất từ lâu”. Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Công ty cơ khí Vinh và một số công nhân nhà máy đã nghỉ hưu, chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Toàn (SN 1946, trú tại khối Tân Tiến, phường Hưng Dũng, Tp Vinh) – vợ ông Nguyễn Công Phi. Người phụ nữ khuôn mặt tròn trịa phúc hậu ứa nước mắt khi nhắc đến người chồng quá cố.

Bà Nguyễn Thị Toàn kể về quãng thời gian ông Nguyễn Công Phi gò bức chân dung Hồ Chủ tịch.
Bà Nguyễn Thị Toàn kể về quãng thời gian ông Nguyễn Công Phi gò bức chân dung Hồ Chủ tịch.

Nguyễn Công Phi (SN 1947) là công nhân kèm cặp (thợ vừa học, vừa làm) thuộc tổ rèn của Nhà máy cơ khí Vinh. Bức chân dung Bác Hồ được ông Phi thực hiện khi Nhà máy cơ khí Vinh sơ tán về Thanh Chương để tránh chiến tranh phá hoại vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Trong thời gian này, Công ty thương nghiệp của bà Toàn cũng chuyển về sơ tán ở Dùng.

“Hồi đó chúng tôi chưa cưới đâu, đang trong giai đoạn tìm hiểu. Ngày 2/9/1969 Bác Hồ qua đời. Nhiều cuộc thi đua được phát động để biến đau thương thành hành động cách mạng, sớm giành độc lập dân tộc như Bác Hồ hằng mong mỏi. Một hôm, đâu như giữa cuối tháng 9/2069, tôi đến thăm thấy anh Phi gầy rộc đi.

Anh ấy tâm sự “Anh phải làm cái gì đó để tỏ lòng kính yêu đối với Hồ Chủ tịch. Anh sẽ khắc chân dung Bác Hồ lên tấm nhôm…”. Tôi bảo khó lắm, có làm được không? Anh Phi quả quyết “Anh đã nói là làm, đã làm là làm bằng được”. Thế là anh ấy bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình, “quên” luôn cả người yêu nhưng tôi không trách, không buồn. Đối với mỗi người Việt Nam lúc bấy giờ, tình yêu, sự tôn kính đối với Bác Hồ lớn hơn tất thảy những thứ tình cảm khác”, đôi mắt bà Toàn như lấp lánh khi kể về người chồng thân yêu.

Bức chân dung Bác Hồ gò nổi trên tấm nhôm, toát lên thần thái của vị Cha già dân tộc, cương nghị nhưng trìu mến, thân thương được ông Nguyễn Công Phi thực hiện với niềm biết ơn và thành kích vô hạn đối với Người.
Bức chân dung Bác Hồ gò nổi trên tấm nhôm, toát lên thần thái của vị Cha già dân tộc, cương nghị nhưng trìu mến, thân thương được ông Nguyễn Công Phi thực hiện với niềm biết ơn và thành kích vô hạn đối với Người.

Sau những giờ sản xuất ở xưởng, Nguyễn Công Phi lại bắt tay vào thực hiện tâm nguyện của mình. Vẽ hay tạc tượng Bác Hồ thì nhiều người đã làm nhưng gò lên nhôm thì chưa mấy ai thực hiện được, nhất là đối với người chưa từng được gặp Bác Hồ như anh thợ rèn Nguyễn Công Phi. Ngắm thật kỹ bức ảnh chân dung Hồ Chủ tịch, Nguyễn Công Phi khắc từng đường nét vào trí não, đo đạc, phân chia tỷ lệ trên tấm nhôm để tác phẩm giống bức ảnh gốc nhiều nhất có thể.

Không thể đặt tấm nhôm xuống đất rồi “đục” thành đường nét, như thế là bất kính với vị Cha già của dân tộc, Nguyễn Công Phi dựng tấm nhôm lên, đừng phía sau, cứ một tay búa, một tay đục, cần mẫn “gò” từng nét cho đến khi bức chân dung hoàn thành. Trước sự quyết tâm và tình cảm của Nguyễn Công Phi đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Nhà máy và tổ thợ rèn cũng hết sức tạo điều kiện, phân công những công việc đơn giản, thậm chí có hôm cho nghỉ hẳn việc để anh dồn tâm sức cho nhiệm vụ đặc biệt này.

Ông Trịnh Văn Thành: Khi bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên hoàn thành, chúng tôi thực sự kinh ngạc vì nó giống Bác Hồ quá.
Ông Trịnh Văn Thành: "Khi bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên hoàn thành, chúng tôi thực sự kinh ngạc vì nó giống Bác Hồ quá".

“Khi bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên hoàn thành, chúng tôi thực sự kinh ngạc vì nó giống Bác Hồ quá. Không thể ngờ rằng đây là tác phẩm của một người thợ rèn kèm cặp mà cứ tưởng của một nhà điêu khắc tài hoa nào đó”, ông Trịnh Văn Thành – cựu công nhân Nhà máy cơ khí Vinh nhớ lại.

Sau nhiều tháng, 3 bức chân dung Bác Hồ được gò trên những mảnh nhôm đã được hoàn thành. “Hôm đó anh Phi lên thăm tôi, phấn khởi khoe “Anh hoàn thành được tâm nguyện rồi, mọi người khen giống Bác Hồ lắm” và bàn chuyện cưới xin. Năm 1970 chúng tôi nên vợ nên chồng, cũng trong năm đó thằng Sơn ra đời. Cuộc sống thời điểm đó còn nhiều khó khăn nhưng khi được lãnh đạo nhà máy thưởng 800 đồng khi hoàn thành 3 bức chân dung Bác Hồ, anh ấy xin góp để xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân của nhà máy”, bà Toàn kể tiếp.

Theo anh Nguyễn Công Sơn – con trai cả của ông Nguyễn Công Phi thì 3 bức chân dung Hồ Chủ tịch được cha anh thực hiện có 1 bức được tặng cho nước Cu – ba anh em, một bức được tặng cho Liên Xô, chỉ còn duy nhất một bức hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Toàn - vợ ông Nguyễn Công Phi chia sẻ với PV Dân trí.
Bà Nguyễn Thị Toàn - vợ ông Nguyễn Công Phi chia sẻ với PV Dân trí.

Sau 3 bức chân dung Bác Hồ, anh thợ rèn Nguyễn Công Phi tiếp tục thực hiện bức tượng công – nông – binh được đặt ở trước cầu Bến Thủy (hiện nay đã được thay thế bằng cụm tượng khác). “Ông ấy tài lắm, không qua trường lớp đào tạo nào nhưng gì cũng biết, từ rèn đến tiện, bào, cơ khí…, không những biết mà cái gì cũng giỏi. Chính ông ấy cũng là người có sáng kiến cải tiến lồng quay của máy cày góp phần giảm thời gian, công sức, tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp”, ông Trịnh Văn Thành nhớ về người đồng nghiệp cũ.

Cuối năm 1979, ông Nguyễn Công Phi được điều về Viện quy hoạch xây dựng Nghệ An. Vừa ở vị trí công tác mới được 6 tháng thì ông ngã bệnh rồi qua đời khi mới 33 tuổi, để lại người vợ trẻ và 3 đứa con thơ dại, khi đó người con gái út mới 1 tuổi rưỡi. “Sự ra đi đột ngột của anh ấy khiến mẹ con tôi chới với, hụt hẫng một thời gian dài. Anh ấy chu toàn việc cơ quan, về nhà chăm vợ, thương con hết mực nhưng trời không thương anh ấy, để anh ấy đi sớm quá”, người phụ nữ gần 40 năm góa bụa, một mình nuôi con bật khóc…

Hoàng Lam

http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-ve-nguoi-tho-ren-tac-chan-dung-bac-ho-20160519070450921.htm

 


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60208787

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July