Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 18/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Năm mới trò chuyện với chuyên gia rượu vang Nguyễn Tiến Thịnh Năm mới trò chuyện với chuyên gia rượu vang Nguyễn Tiến Thịnh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Ba, 09/02/2016

(Baonghean) - Rất nhiều người Nghệ đã chia sẻ và tự hào về anh sau những công ở một lĩnh vực  hoàn toàn mới và có chút xa lạ với người quê. Vậy, điều gì đã khiến Nguyễn Tiến Thịnh, một chàng trai quê biển, chuyên“nếm, ngửi” nước mắm trở thành “chuyên gia nếm, ngửi rượu”?

Nguyễn Tiến Thịnh (còn được biết với cái tên Alex Thịnh) chuyên gia rượu vang, Giám đốc đào tạo Công ty Nhập khẩu rượu vang Đa Lộc. Anh sinh năm 1978, quê Quỳnh Dị, Hoàng Mai, Nghệ An. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Khoa Tiếng Pháp. Thịnh có 8 năm làm việc (chủ yếu là phụ trách ẩm thực) ở các khách sạn 5 sao tại Hà Nội, Việt Nam (Sofitel Metropole, Hilton Hanoi Opera và Sofitel Plaza) từ năm 2002- 2010; 4 năm làm việc tại Khách sạn 5 sao ở Macau (2011-2014).

Nguyễn Tiến Thịnh
Nguyễn Tiến Thịnh (thứ 4 trái sang) đạt giải Ba tại cuộc thi "Người phục vụ rượu giỏi nhất khu vực Đông Nam Á"

Điều đặc biệt, người con đến từ quê biển Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu từng đạt giải Nhất Cuộc thi “Người phục vụ rượu vang Pháp giỏi nhất Việt Nam 2015” (The Best Vietnamese Sommelier Competition); giải Ba Cuộc thi “Người phục vụ rượu giỏi nhất khu vực Đông Nam Á+ Đài Loan 2015” ( The Best Southeast Asia+ Taiwan’s Sommelier Competition in 2015” tại Băngkoc, Thái Lan.

Con đường đến với...rượu

PV: Chào anh Thịnh, trước tiên xin chúc mừng anh về những thành công trong một năm qua. Rất nhiều người Nghệ cũng đã chia sẻ và tự hào về anh sau khi bước lên bục trao giải tại Thái Lan tháng 12 vừa qua ở một lĩnh vực  hoàn toàn mới và có chút xa lạ với người quê. Xin tò mò hỏi anh, điều gì đã khiến anh, một chàng trai quê biển, chuyên“nếm, ngửi” nước mắm trở thành “chuyên gia nếm, ngửi rượu”?

Nguyễn Tiến Thịnh (cười): Đúng vậy, tôi là người con làng nước mắm. Từ nhỏ, tôi đã quen với việc “nếm và ngửi” nước mắm như bất cứ đứa trẻ quê Quỳnh Dị nào. Nhà tôi nghèo lắm. Đến nỗi, có nhiều bữa đói cơm. Tôi là con cả trong nhà, làm bất cứ việc gì để có thể đỡ đần bố mẹ. Nhiều bữa, đi củi, ngồi trên xe bò kéo tôi đã mơ mình trở thành hướng dẫn viên du lịch trong cái đói cồn cào của gan ruột. Ngày đó, thích nghề hướng dẫn viên, chỉ vì xem ti vi, cứ thấy hướng dẫn viên họ được đi nhiều, tiếp xúc với nhiều người, nhiều vùng văn hóa, được giới thiệu về quê hương mình cho nhiều người khác biết tới.

Tốt nghiệp Khoa Pháp Văn, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội nhưng cơ duyên lại đưa Tiến Thịnh đến với nghề
Tốt nghiệp Khoa Pháp Văn, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội nhưng cơ duyên lại đưa Tiến Thịnh trở thành chuyên gia "ngửi rượu". Trong ảnh: Tiến Thịnh (trái) và đồng nghiệp với những chai vang Pháp.

Năm lớp 6, một người chị họ học Đại học Ngoại ngữ về quê dịp hè đã dạy cho một vài đứa trẻ, trong đó có tôi biết đến Tiếng Pháp. Tôi thấy mình bắt đầu say môn học này, say mê văn hóa Pháp và như bạn biết đấy, tôi đã thi đậu Đại học Ngoại ngữ, Khoa Tiếng Pháp. Ra trường, nhìn ngó chúng bạn, tìm hiểu ở quê, thấy mình khó mà xin việc được với ngành học Tiếng Pháp, vậy nên cố bám trụ lại Hà Nội, chấp nhận làm bất cứ công việc gì để không phải xin tiền bố mẹ. Làm thuê cho quán bia, đi đưa hàng cho các cơ sở kinh doanh..., xếp cái bằng đại học lại với nỗi ngậm ngùi, cứ nghĩ mình có duyên với Tiếng Pháp đến thế. Nhưng có ngờ đâu, một ngày kia, cái duyên ấy nó vẫn còn, đem đến cho mình những “món quà” bất ngờ.

Bắt đầu là chuyện xin vào làm tại các khách sạn lớn ở Hà Nội, được đào tạo về ẩm thực, được học về rượu vang, và vì chăm chỉ, chịu khó, lại có vốn tiếng Pháp nên lại được chọn tham quan một chuyến bên Pháp. Chuyến đi ấy như một bước ngoặt đối với tôi, khi tôi đứng chân trên những cánh đồng nho, những hầm rượu trứ danh... Trở về, một điều thôi thúc tôi, tại sao người ta ngửi rượu vang lại có thể phân biệt được loại rượu, độ rượu, và thưởng thức có nghệ thuật như thế còn mình lại chỉ thấy “chát chát” (vang đỏ) hoặc “chua chua” (vang trắng)? Tôi bắt đầu tìm hiểu và...say mê vang từ đó, quãng năm 2008.

P.V: Anh có nhớ mình nhấp ngụm rượu đầu tiên năm bao nhiêu tuổi? Và so sánh với bây giờ, anh nếm chúng như thế nào để thành... “chuyên gia”? Anh có hay...say rượu không?

Nguyễn Tiến Thịnh: Mình biết uống rượu đầu tiên năm học lớp 10 thì phải, đó là trong một cuộc liên hoan của lớp, khi ấy bọn mình học Trường THPT Quỳnh Lưu 2. Là rượu “nút lá chuối” nhé! Cũng là để thể hiện mình như bao bạn trẻ nông nổi khác (cười). Bây giờ thì nếm rượu đương nhiên ở một tâm thế khác rồi, của một người làm nghề, thậm chí là...say nghề. Giờ là để thưởng thức, để hiểu, để thả trí tưởng tượng qua hương vị của chúng: này là mùi gỗ, hoa chanh, mùi khói...

Tiến Thịnh bên vườn nho
Anh Nguyễn Tiến Thịnh bên vườn nho nguyên liệu dùng chế biến rượu vang

Trên thế giới, nghề “ngửi rượu” này rất được xem trọng. Chả thế mà người ta có hiệp hội, có câu lạc bộ, liên đoàn chuyên gia... Họ đào tạo các chuyên gia về lĩnh vực ngửi nếm rượu. Như ở Nhật, mới hình thành chừng 10 năm nhưng có tới gần 10.000 chuyên gia về lĩnh vực này. Còn ở Việt Nam, đây là lĩnh vực còn mới mẻ, mới có chừng 20 người thôi, được đào tạo chủ yếu ở Châu Âu.

Nhiều người nghĩ rằng, chắc mình sẽ hay...say lắm. Sự thực thì những “chuyên gia” như bọn mình lại rất biết “điểm dừng” trên bàn nhậu.

Thành công từ học hỏi và đam mê

P.V: Dấn thân vào lĩnh vực mới mẻ, đạt được những thành công cũng chẳng phải dễ dàng, anh có thể chia sẻ về “nghề” , và lời khuyên cho các bạn trẻ mới lập nghiệp?

Nguyễn Tiến Thịnh: Sau rất nhiều thăng trầm, trải nghiệm và bằng chính những gì cuộc đời đã dạy cho tôi, tôi hiểu rằng, học hỏi và đam mê sẽ là con đường khiến người ta đi đến thành công. Như tôi, ban đầu, chỉ là con số không về vang. Chỉ là uống để thấy chúng “chua chua” hay “chát chát”. Thế rồi, tìm hiểu về chúng, thấy cuốn hút. Thấy đó là cả một nghệ thuật lớn về ẩm thực. Ở đó có chiều sâu về văn hóa, khiến tôi không thể dứt ra được.  Nó quyến rũ tôi, không phải chỉ bởi tôi chinh phục, hiểu được nó, mà còn bởi nó ẩn chứa những khám phá vô tận. Khác với nhiều loại đồ uống khác, vang có một “đẳng cấp” riêng, chứa đựng sự tinh tế và xúc cảm. Chinh phục được nó không dễ, bởi vậy rất ít người theo đuổi nó, ở Việt Nam, tính đến bây giờ.

Anh Nguyễn Tiến Thịnh (phải) và
Anh Nguyễn Tiến Thịnh (phải) và các giải thưởng người phục vụ rượu vang Pháp giỏi nhất.

Tôi thấy mình thực sự may mắn khi tìm được niềm đam mê, và yêu nghề. Tôi yêu cái nghề phục vụ rượu vang này, nói một cách hoa mỹ hơn, là cái nghề “đại sứ - cầu nối từ rượu vang đến với khách hàng”. Bạn hãy tưởng tượng, tôi và bạn, bên một chai vang. Bạn nhấp nó chỉ là để uống món khai vị, nghĩ rằng vì nó tốt cho tiêu hóa, hay chỉ để xem nó ngon hay không theo khẩu vị của bạn. Còn tôi, tôi bắt đầu vận dụng tất cả các giác quan để khám phá về nó, mùi hương của nó chạm vào lưỡi, lan đến khứu giác, tôi đang nhắm mắt lại để thấy nó đến từ đâu, vào năm nào...

P.V: Thật thú vị, thưa anh Thịnh. Anh có thể có lời khuyên nào cho những người không sành về rượu vang chọn, mua và uống vang như tôi chẳng hạn?

Nguyễn Tiến Thịnh: Một người mua vang để uống hoặc biếu tặng bình thường, tôi luôn luôn khuyên: hãy chọn theo khẩu vị. Không cần bạn phải quá cầu kỳ, để tâm đến “nghệ thuật” uống vang hay dùng loại đắt tiền để thể hiện “đẳng cấp”. So sánh thì khập khiễng, nhưng bạn hãy hiểu đơn giản về khẩu vị như thế này nhé: bố mẹ tôi ở quê, khi tôi đưa ông bà đi du lịch chẳng hạn, đến các nhà hàng lớn với những món ăn được chế biến bởi các đầu bếp nổi tiếng, có thể ông bà vẫn sẽ than vãn không ngon.

Đối với ông bà, ăn cơm với cà và rau vặt có khi lại “ sướng” hơn. Vậy nên, chúng ta cần uống hay để làm chuyên gia thì nó khác nhau đấy! Lưu ý một tý đối với vang bịch, khi ta mua nếu không thấy ngày sản xuất, hạn sử dụng thì nên xem tem hải quan nhé! Càng mới càng tốt. Lâu quá thì không nên dùng, nhất là dạng vang rẻ tiền. Còn một lưu ý là ly uống vang trắng uống ly bầu nhỏ, vang đỏ uống ly bầu to, tránh tay tiếp xúc với bầu ly mà nên cầm ở chân ly, bảo quản nhiệt độ rượu vang ở tủ lạnh...

P.V: Xin cảm ơn anh! 

Thùy Vinh (thực hiện)

Nguồn baonghean.vn

http://baonghean.vn/nghe-an-dat-va-nguoi/201602/nam-moi-tro-chuyen-voi-chuyen-gia-ruou-vang-nguyen-tien-thinh-2664499/



  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60181962

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July