Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Trầm tích mộc bản Trường Lưu Trầm tích mộc bản Trường Lưu , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baohatinh.vn) - Trường Lưu xưa nay vốn nổi tiếng với 8 cảnh đẹp, với dòng họ hiếu học, khoa cử Nguyễn Huy và là một trong những miền quê hát ví nổi tiếng. Những vỉa tầng văn hóa trầm tích trong những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lần lượt được phát hiện và đánh thức đã tô đậm thêm truyền thống văn hóa của một miền đất địa linh nhân kiệt trên quê hương Can Lộc, trong đó, mộc bản Trường Lưu là một di sản tư liệu vô cùng quý giá.
Trầm tích mộc bản Trường Lưu

Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ bên gia tài mộc bản của dòng họ đang được lưu giữ tại gia đình.

Làng Trường Lưu (nay là xã Trường Lộc - Can Lộc) là một trong những làng văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây là quê hương của dòng họ Nguyễn Huy với 3 danh nhân văn hóa Việt Nam và nhiều nhà khoa bảng khác.

Làng Trường Lưu có lịch sử hơn 5 thế kỷ, song, nổi tiếng khắp nước là từ khi Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) về hưu, dày công xây dựng thành một làng có 8 cảnh đẹp. Thám hoa Nguyễn Huy Oánh đã lập nên “Phúc Giang thư viện” rồi mở trường dạy học gọi là “Trường Lưu học hiệu” để đào tạo nhân tài cho vùng quê Xứ Nghệ. Nơi đây có cả một xưởng in với hàng ngàn bản sách được in khắc gỗ.

Trước đây, mộc bản Trường Lưu được xếp đầy ở ba gian nhà của đền Thư viện, là nơi thờ Nguyễn Huy Oánh, xấp xỉ 2.000 bản. Sau năm 1945, do đền Thư viện bị xuống cấp, mộc bản Trường Lưu được chuyển về nhà thờ Nguyễn Huy Tựu, lúc đó, số lượng còn gần 1.700 bản. Sau này, do nhận thức của nhân dân chưa cao nên nhiều bản bị chẻ làm củi đun, làm kè cho mương thủy lợi… đến nay, chỉ còn gần 400 bản gỗ khắc chữ Hán - Nôm ngược. Đây là những trang tư liệu với thư pháp đẹp, tinh xảo, do các danh nhân họ Nguyễn Huy Trường Lưu như: Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Quýnh… sáng tạo, biên soạn và dùng làm tài liệu giảng dạy, truyền bá văn hóa cho học trò và người dân trong vùng. Hiện nay, số mộc bản cổ nói trên đang được gia đình Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Huy Mỹ lưu giữ cẩn thận và đã được sao chụp, số hóa gần 800 trang.

Trầm tích mộc bản Trường Lưu
Trầm tích mộc bản Trường Lưu

Một trong những trang bìa và trang trong của Mộc bản Trường Lưu

Mộc bản được khắc với kỹ thuật thủ công truyền thống, khắc ván bằng âm bản tinh xảo trên cả hai mặt, chữ Hán và chữ Nôm được khắc nổi theo thể chân thư, mỗi mặt khoảng 18-20 hàng theo chiều ngang tấm gỗ. Chiều dài mỗi tấm gỗ mộc bản bằng kích cỡ trang giấy 30 cm, rộng 20 cm, dày 2 cm, được làm từ gỗ cây thị, một loại gỗ có độ dai, mềm và bền cao.

Các mộc bản này có niên đại thời Lê (thế kỷ 18), nội dung khá phong phú, liên quan đến dòng họ Nguyễn Huy, trong đó, có những mộc bản cổ có giá trị quý hiếm, như cuốn sách: “Mai đình mộng ký” của danh nhân Nguyễn Huy Hổ. Theo các mộc bản còn giữ được và căn cứ thư tịch cổ, mộc bản Trường Lưu đã được dùng để in những bộ sách kinh điển của Trung Quốc xưa về triết học và văn chương cử tử: Tính lý toản yếu đại toàn (2 tập) khắc năm 1758; Ngũ Kinh toản yếu đại toàn (9 tập) khắc năm 1758; Tứ thư toản yếu khắc năm 1773.

Ngoài ra, còn có một số cuốn như: Thống tông chi yếu (là bộ sách do Nguyễn Huy Oánh sao chép sách cũ); Quốc sử toản yếu (tóm tắt lịch sử Việt Nam); Hoàng Hoa toàn tập (biên định Ðại Thanh nhất thống chí)… và rất nhiều sách văn học khác cùng một số bản đồ khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia...

Hệ thống văn bản của mộc bản Trường Lưu được đánh giá là có tính giáo dục cao, chứa đựng nhiều thông tin phong phú, đa dạng, có nhiều vấn đề liên quan đến giá trị lịch sử, văn hóa cổ của dân tộc. Ngoài thông tin về giáo dục, văn học, nghề in, đời sống KT-XH của một vùng quê xa kinh thành, mộc bản Trường Lưu còn cung cấp thông tin về các dòng họ nổi tiếng ở Can Lộc cũng như Hà Tĩnh và sự hình thành truyện thơ Nôm, hình thành Hồng Sơn văn phái, mối liên hệ giữa văn chương bác học và văn chương bình dân...

Với trầm tích văn hóa ẩn chứa trong từng nét chữ, mộc bản Trường Lưu đã góp phần khẳng định bề dày truyền thống văn hóa độc đáo của miền đất Can Lộc. Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh và Bộ VH-TT&DL cùng dòng họ Nguyễn Huy đang làm hồ sơ mộc bản Trường Lưu đề nghị UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới. Hy vọng, với sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những giá trị ẩn chứa trên từng vân gỗ sẽ phát huy tác dụng trong xây dựng đời sống văn hóa và con người mới hôm nay.

Phong Linh

http://baohatinh.vn/doi-song-van-hoa/tram-tich-moc-ban-truong-luu/99435.htm


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60413754

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July