Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Người "thổi hồn" vào văn hóa dân gian Người "thổi hồn" vào văn hóa dân gian , Người xứ Nghệ Kiev
 

(Baonghean) - Năm 1956, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, cố Phó Giáo sư Ninh Viết Giao - về dạy Văn cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng (TP. Vinh), sau đó dạy và phụ trách công tác bồi dưỡng giáo viên Trường Trung cấp Sư phạm Nghệ An, được điều về Ty Giáo dục (nay là Sở Giáo dục - Đào tạo). Sau đó, ông được điều động sang làm biệt phái Ban Sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ An, chuyên sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn văn hóa và văn nghệ dân gian xứ Nghệ. 

Những năm tháng gian khổ, ác liệt trong hai cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, với chiếc xe đạp Lin-con cũ kỹ, cọc cạch, chiếc mũ lá che nắng mưa, gói cơm nắm bằng lá chuối với muối vừng lạc đeo bên hông đã in dấu khắp các làng quê xứ Nghệ. Ông đi sưu tầm, ghi chép, nghiên cứu những câu ví, câu hò, câu vè, bài hát đối, hát ghẹo, hát phường vải, những câu chuyện cười, châm biếm còn lưu truyền trong dân gian. Tròn 58 năm cất công sưu tầm, ông đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm gồm nhiều thể loại: Thơ văn, Hồi ký cách mạng; Nghề, làng nghề thủ công truyền thống, Hương ước, Từ điển nhân vật ở xứ Nghệ...

Nhưng chủ yếu là các công trình nghiên cứu về văn học, văn hóa dân gian xứ Nghệ như: Hát phường vải; Hát giặm Nghệ Tĩnh; Chuyện cổ Thái Nghệ Tĩnh; Gánh bưởi qua sông (truyện cười xứ Nghệ); Kho tàng chuyện kể dân gian xứ Nghệ; Kho tàng ca dao xứ Nghệ; Kho tàng vè xứ Nghệ; Tục thờ thần và thần tích Nghệ An; Văn bia Nghệ An; Văn học dân gian Nghệ Tĩnh; Văn hóa xứ Nghệ; Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ... Các sách về địa chí: Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh (Nguyễn Đổng Chi, đồng chủ biên); Nam Đàn quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (đồng tác giả Trần Thanh Tâm); Tân Kỳ truyền thống và làng xã; Diễn Châu - Địa chí văn hóa làng và xã; Quỳnh Lưu - Địa chí văn hóa; Địa chí huyện Quỳ Hợp; Địa chí huyện Hưng Nguyên; Địa chí huyện Nghi Lộc; Nghệ An lịch sử và văn hóa; Diễn Châu 1380 năm lịch sử - văn hóa - nhân vật và trên 100 bài viết, báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí hoặc in trong các sách kỷ yếu. 

Cố PGS Ninh Viết Giao với những tư liệu  về Dân ca xứ Nghệ. 	ảnh internet

Cố PGS Ninh Viết Giao với những tư liệu về Dân ca xứ Nghệ. ảnh internet


Có lẽ, chính từ cái nghiệp, sự say mê “đãi cát tìm vàng” cho văn hóa dân gian xứ Nghệ, nên bạn bè văn nghệ ở Nghệ An, Hà Tĩnh đã “nhại” lại bài thơ của Tản Đà để tặng ông: 

“Nực cười cho bác Viết Giao

Quê hương Thanh Hóa lại vào Nghệ An

Sưu tầm văn học dân gian 

Bàn chân trải khắp trên ngàn dưới sông

Dạo chơi Nam Bắc Tây Đông

Bạn bè sum họp, vợ chồng cách xa” 

Suốt cuộc đời ông đã dành tâm sức, trí tuệ phấn đấu, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đeo đuổi cái “nghiệp” văn hóa dân gian xứ Nghệ. Ông được Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm chức danh khoa học Giáo sư cấp I; Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; hạng Nhì; được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; Năm 2013 Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam: “Xác lập kỷ lục người có nhiều công trình nghiên cứu nhất về văn hóa dân gian xứ Nghệ” và nhiều huân, huy chương, các giải thưởng khác... Nhưng trên hết, ông được nhân dân xứ Nghệ, nhiều người làm khoa học ở Việt Nam và quốc tế gắn cho ông những “danh xưng”: “Nhà Nghệ Tĩnh học”, “Nhà địa phương học ở Nghệ An”, “Người thổi hồn văn hóa dân gian xứ Nghệ”, “Người nặng lòng với văn hóa xứ Nghệ”, “Người đi tìm vàng trong cái nghèo của xứ Nghệ”, “Người phủi bụi tìm vàng”, “Người cứu một gia tài phi vật thể của xứ Nghệ”, “Người thổi hồn vào gia tài văn hóa dân gian xứ Nghệ”, “Người xứ Thanh, thành danh xứ Nghệ”. Những vất vả, gian truân, lao tâm khổ tứ, những giọt mồ hôi nhỏ xuống trên những trang sách, trên khắp mảnh đất xứ Nghệ đã kết tinh thành những hạt “vàng mười” cho kho tàng văn hóa, văn học dân gian xứ Nghệ. 

Những năm tháng cuối đời nằm trên giường bệnh, chống chọi, vật vã với những cơn đau của căn bệnh hiểm nghèo, Phó Giáo sư vẫn trăn trở với cái kho tàng Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh chưa được khai thác hết, chưa được nhân loại công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể để được trường tồn sống mãi với thời gian và nhân dân Nghệ Tĩnh. Ông từng lặn lội đi đến các cơ quan văn hóa, Ủy ban nhân dân các cấp, những người có tâm huyết ở Nghệ An, Hà Tĩnh; rồi gửi thư cho bạn bè, đồng nghiệp trong cả nước đề xuất, kêu gọi ủng hộ, lập tờ trình, hồ sơ trình UNESCO công nhận Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giờ đây, điều trăn trở ước vọng của cả cuộc đời ông, cái nợ của “nghiệp” ông với nhân dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã thành hiện thực...

Ninh Viết Quang

Theo baonghean.vn:

http://baonghean.vn/nghe-an-dat-va-nguoi/201502/nguoi-thoi-hon-vao-van-hoa-dan-gian-589231/


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60229431

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July