Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Thầy giáo 30 năm nằm trên giường dạy chữ Thầy giáo 30 năm nằm trên giường dạy chữ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Nghị lực phi thường của thầy giáo Nguyễn Hữu Thắng (Nghệ An) khiến nhiều người phải nể phục.


Ngôi nhà nơi anh Thắng ở
Ngôi nhà nơi anh Thắng ở
 

Trong căn nhà cấp bốn lụp sụp nằm sau dãy núi Đại Huệ (huyện Nam Đàn, Nghệ An), qua khe cửa sổ mở hé, một người đàn ông mặc áo trắng nằm bất động trên chiếc giường một đã cũ. 

Khi tôi cất tiếng chào, anh dùng cánh tay nhỏ bé, gầy gò cầm chiếc gương để bên người phản chiếu ra, trả lời: "Đúng nhà thầy Thắng đây rồi". Ngay sau đó, một cụ bà bước chầm chậm từ trong nhà ra đón khách. Bà là Nguyễn Thị Vượng (83 tuổi), mẹ của thầy giáo Nguyễn Hữu Thắng.

Bà Vượng có 6 người con và 5 người đã lập gia đình, trong đó 4 người đang sinh sống và lập nghiệp ở tỉnh Đắc Lắc. Tuy nhiên, bà chỉ còn một người con gái lấy chồng và hiện sống trong làng. Bà Vượng và người con trai nằm liệt giường sống trong ngôi nhà nhỏ, cũ kỹ.

Đã gần 40 năm qua, từ lúc bị teo cơ, anh Nguyễn Hữu Thắng (53 tuổi) chỉ nằm một chỗ và do một tay bà Vượng chăm sóc. Đến nay, ở cái tuổi gần đất xa trời, bà Vượng vẫn ngày ngày đi chợ nấu cơm, chăm sóc con trai tật nguyền.

Éo le cuộc đời

Khi ra đời, anh Thắng cũng khỏe mạnh và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác. Là con đầu nên anh Thắng được giao nhiệm vụ đi chăn trâu, đỡ đần cha mẹ. Với bản tính ham học, mỗi lần đưa trâu ra đồng, anh không quên kèm theo sách vở tranh thủ học bài.

Trong một lần đi chăn trâu, anh Thắng có cảm giác bị nhói ở bàn chân trái, từ nhẹ đến nặng dần, vài hôm sau phải đi tập tễnh. Gia đình nghĩ anh nô đùa nên vội đưa đến thầy lang trong làng bốc thuốc. Không biết hết bao nhiêu thuốc, bao nhiêu thầy nhưng chân anh Thắng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Gia đình tiếp tục đưa anh lên bệnh viện huyện Nam Đàn (Nghệ An) kiểm tra, chữa trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị thấp khớp, kê đơn thuốc cho về nhà tự uống. Chữa trị một thời gian nhưng không được, tuyến huyện giới thiệu lên tuyến tỉnh. 

Sau khi thăm khám, kết luận anh bị thấp khớp và chuyển ngược về tuyến huyện tiếp tục điều trị. Nhưng rồi gia đình nghĩ chữa lâu không được, huyện giới thiệu lên giờ trên lại chuyển xuống dưới nên gia đình không chữa theo con đường bệnh viện.

Nghe ở đâu có thầy thuốc giỏi, gia đình liền đưa anh Thắng đi chữa trị nhưng không ở đâu có kết quả.nĐến năm 1976, anh Thắng mất khả năng đi lại, đôi chân ngày một teo cơ chỉ còn da bọc xương.

Đến năm 1982, bố anh Thắng qua đời vì bệnh gan, cánh tay phải của anh cũng bắt đầu teo tóp dần và bị liệt hẳn, mất khả năng sinh hoạt.

Dạy thế hệ sau về nghị lực sống

Ngày biết mình hết khả năng đi lại, con đường đến trường cũng khép lại từ đó, anh Thắng vô cùng buồn bã. Anh Thắng tâm sự có lúc đã suy nghĩ tìm đến cái chết nhằm giải thoát nhưng nghĩ tới mẹ, tới các em, anh quyết chống lại sự bất công của số phận.

 

"Đi chữa ở Hà Tĩnh về không được, tôi thất vọng. Lúc đó tôi chỉ có suy nghĩ, khi con người đang đi lại được còn có chút hy vọng, còn một khi đã nằm rồi thì buồn lắm, tinh thần như đã chết. Muốn thoát khỏi cuộc đời sẽ tốt hơn, may mà mẹ và các em chăm sóc tận tình, những người em cũng thương anh nên tôi không muốn mọi người phải buồn sầu, đau khổ, tôi đã có suy nghĩ khác", anh Thắng bồi hồi nhớ lại.

Thầy giáo Nguyễn Hữu Thắng trò chuyện với PV Báo sáng 19/11

Từ đó, anh Thắng ngày ngày tập viết từng chữ méo mó bằng bàn tày trái. Để thành con chữ, anh khổ luyện không biết mất bao nhiêu ngày.

Anh Thắng nói với mẹ mượn sách vở về tự học, tự nghiên cứu kiến thức. Lứa học sinh đầu tiên của thầy Thắng chính là là cô em gái học lớp 5 và nhóm bạn học cùng lớp. 

Do không thể dùng cả hai tay nên anh nói nhiều hơn, nói kỹ từng vấn đề. Anh cũng ra đề kiểm tra bằng miệng, sau khi làm xong, học sinh đọc và anh trả ngay kết quả bằng miệng.

Thấy anh chỉ bảo dễ hiểu, những người đến học đến thường xuyên hơn. Người này đồn tai người khác, mỗi năm đều có người đến xin được anh hướng dẫn, giảng giải những bài ở lớp chưa hiểu.

Suốt hơn 30 năm, anh Thắng dùng kiến thức chỉ bảo không biết bao nhiêu học sinh. Anh hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình nhưng không lấy tiền của bất kể ai. Mỗi năm trung bình có 10 đến 15 học sinh được anh hướng dẫn. Nhiều ngày, có tới 3 em học sinh ngồi bệt dưới nền nhà chăm chú nghe anh giảng, ghi ghi, chép chép.

Hàng năm, vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, học sinh, các bậc phụ huynh thường mua hoa đến tặng thầy Thắng.

Khi phóng viên đang trò chuyện cùng anh Thắng vào sáng ngày 19/11, điện thoại anh reo lên, đầu dây bên kia là học sinh tên Dũng đã ra trường, đi làm gọi về hỏi thăm và gửi lời chúc đến người thầy cũ.

"Tôi có mượn sách về tìm hiểu, đọc thì nắm được nhiều vấn đề trước chưa học. Tuy nhiên chỉ để biết, không dám dùng kiến thức đó truyền đạt lại cho các em, vì những cái mình chưa thực sự thông hiểu mà truyền đạt dễ làm các em lệch lạc kiến thức. Bởi thế tôi chỉ bày học sinh học từ lớp 7 trở xuống" - anh Thắng thẳng thắn chia sẻ.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1027631#ixzz3Jh6fWDQe 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60403178

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July