Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 17/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Phạm Ngọc Cảnh - Một nhà thơ, một trái tim người lính Phạm Ngọc Cảnh - Một nhà thơ, một trái tim người lính , Người xứ Nghệ Kiev
 
Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh ra đi lúc 6h sáng hôm qua (21/10). Tiễn ông về nơi chín suối, chắc không có nhạc của Lý ngựa ô, nhưng những người miền Trung và nhân dân cả nước vẫn thương ông, tiếc ông và trân trọng những di sản văn chương ông để lại cho đời; trân trọng một nhà thơ luôn bừng bừng sức nóng của trái tim người lính.

"Trong những năm tháng của tuổi trẻ, nếu chúng ta không chịu khó suy nghĩ thì tuổi trẻ sẽ trôi đi một cách vô tình. Không ai giằng níu được cái tuổi, nhưng cái sức trẻ thì ta phải giữ lấy, bởi mỗi con người cầm bút đều mang trong mình sức nổ tầm xa" - một lời tự bạch bỗng hóa lời tuyên ngôn của nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh được in trên báo Tiền Phong cùng với chùm thơ, gồm bốn bài: Mẹ, Sư đoàn, Tiếng chiêng A Túc, Lời diễn viên vào tháng 3 năm 1975 đã khiến tôi ngưỡng mộ anh.

Phạm Ngọc Cảnh - Một nhà thơ, một trái tim người lính

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh (ngoài cùng, bên trái) cùng các cán bộ, BTV Tạp chí VNQĐ. Ảnh: vannghequandoi.com.vn

Tôi đã đọc thơ Phạm Ngọc Cảnh, thuộc thơ anh trên lưng trâu, từ hồi còn bé khi được các chú bộ đội qua làng tặng cuốn Tạp chí văn nghệ quân đội. Đã không ít lần trong bài văn phân tích hay bình luận về thơ ca chống Mỹ cứu nước, tôi lại lấy bài thơ "Quảng Trị" của ông ra dẫn chứng, cho tới bây giờ bài thơ ấy vẫn còn neo vào đáy dạ tôi:

Nơi đất nằm yêu thương

Nơi đất bừng mãnh liệt

Một đường Chín anh hùng

Thơ chào không kịp viết

Nhà thơ cho độc giả hiểu thêm về sự khốc liệt mảnh đất này:

Pháo và gió đặc trời

Xe tăng gào tới khản

Đầy vơi lại đầy vơi

Sau lưng là túi đạn...

Khi tôi lên đường nhập ngũ, lại được một người bạn thân gửi tặng chiếc khăn tay và tập thơ "Đêm Quảng Trị". Tập thơ ấy hồi tân binh, tôi đã cho cả trung đội mượn đọc, người nọ chuyền người kia đến nhàu nát cả sách. Không ít những anh lính trẻ trước khi ra chiến trường đã chép bài thơ ấy gửi về cho người yêu của mình. "Một ba một, tâm hồn chiến sĩ", cuộc đời của người chiến sĩ đã sống đẹp những tháng năm như thế.

Tôi yêu thơ Pham Ngọc Cảnh, bởi thơ ông có một phong cách riêng, thể hiện sự lao động nghiêm túc, không bao giờ dễ dãi về câu chữ. Thơ Phạm Ngọc Cảnh chan chứa tình người, nhưng cũng đầy chất trí tuệ (tuy có đôi bài mang chút cầu kỳ lạm dụng phương ngôn về vật lý hay toán học). Dẫu viết về quê hương, đất nước hoặc ca ngợi lãnh tụ, đối Phạm Ngọc Cảnh bao giờ cũng khám phá cho mình một tứ thơ độc đáo.

Phạm Ngọc Cảnh - Một nhà thơ, một trái tim người lính

Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh. Ảnh: nguyentrongtao.info

Bài "Trăng lên" không chỉ hay khi nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc mà chính trong bài thơ đã lung linh vẻ đẹp của "ý tại ngôn ngoại" rồi. Hay bài "Lý ngựa ô ở hai vùng đất" mỗi lần đêm khuya nghe nghệ sĩ Kim Cúc ngâm, thính giả ôm đài mà trái tim như muốn nhảy ra khỏi lòng ngực, nhập cùng dòng cảm xúc tột đỉnh của thi sĩ :

Anh đa tình nên cứ muốn nhìn theo

Xấu hổ gì đâu mà anh dấu diếm

Đêm đánh giặc tràn lên cao điểm

Vạch lá rừng nhìn xuống quê em

Mặt đất ra sao mà thúc vào điệu lý

Khuôn mặt ra sao mà suốt đời chống Mỹ

Lý ngựa ô hát đến mê người...

Nhiều người yêu thơ còn biết đến Phạm Ngọc Cảnh với một bút danh khác là Vũ Ngàn Chi. Ông là người con của Hà Tĩnh và cũng là một cộng tác viên tích cực của Báo Hà Tĩnh. Với nhà thơ Duy Thảo, Minh Nho, Nguyễn Quốc Anh... đã trở thành bạn bè thân thiết. Có lần trên đường vào miền Nam công tác, ông đã mang ba lô bách bộ trên thị xã Hà Tĩnh, tìm đến tòa soạn Báo Hà Tĩnh nghỉ và đàm đạo với anh em văn nghệ sĩ tỉnh nhà. Tại tòa soạn, ông đã sáng tác ngay bài thơ "Sáng mai này" gửi nhà thơ Duy Thảo để báo in số đặc biệt mừng miền Nam giải phóng.

Tháng 10 năm 1991, khi Nghệ Tĩnh chia tách, anh em văn nghệ sĩ Hà Tĩnh xúc động khi nhà thơ lại lặn lội từ Hà Nội về thăm bạn bè và quê hương. Hôm đó tôi nhớ tại hội trường của Công ty lương thực Hà Tĩnh, Phạm Ngọc Cảnh nói: "Mới chia tỉnh tôi nhìn quê mình còn nghèo và anh em còn vất vả lắm, nhưng có một điều ta hơn thiên hạ là người Hà Tĩnh giàu tình nhân nghĩa. Vì lẽ đó mà người Hà Tĩnh làm thơ hay, tôi tin quê mình rồi sẽ khác đi bằng trí, bằng tâm của người Hà Tĩnh".

Mới đó mà đã hợn hai thập kỷ rồi, ông không có dịp để tận mắt nhìn quê mình đổi thay như niềm tin của ông ngày mới trở về nữa. Căn bệnh tai biến mạch máu não đã hành hạ ông trong năm tháng cuối đời. Nhà thơ Phạm Ngọc cảnh ra đi lặng lẽ ở tuổi tám mươi, nhưng chắc hẳn vẫn còn đau đáu với quê hương với những gì ông đang khát vọng.

Ngần ấy trong cuộc đời với những tập thơ: Đêm Quảng Trị, Ngọn lửa dòng sông, Một tiếng Xa Ma Khi, Lối vào phía Bắc, Trăng sau rằm, Đất hai vùng, Miền hương lặng, Nhặt lá, Bến tìm sông, Khúc rong chơi... thế cũng đủ cho bạn đọc và giới văn nghệ sĩ phục tài năng và sức lao động của ông rồi. Người đọc còn khâm phục ở ông là nhà viết ký, với nhiều tác phẩm như: Gió núi xôn xao, Bài hát về cây ngải cứu.

Đại tá, nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh là người đa tài. Ông sinh ngày 30-7-1934 tại thị xã Hà Tĩnh, năm 1947 thì vào lính, trước lúc xuất hiện tên tuổi trên văn đàn ông là diễn viên sân khấu. Ông đã từng tham gia viết nhiều kịch bản phim, viết lời bình cho các bộ phim tài liệu thời sự và có lúc còn tham gia cả làm diễn viên điện ảnh cho một số phim truyện nữa.

Nhà thơ Pham Ngọc Cảnh là một nhà thơ trưởng thành từ chiến tranh. Thời đại đã nuôi dưỡng tâm hồn ông và cây bút ông đã trở thành vũ khí sắc bén thổi bừng thêm sức sống mãnh liệt của dân tộc.

Phan Thế Cải

Theo Baohatinh.vn


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60163618

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July