Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  ĐẰM THẮM NÓN LÁ ĐỒNG VĂN - Bài và ảnh An Nam ĐẰM THẮM NÓN LÁ ĐỒNG VĂN - Bài và ảnh An Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Từ quốc lộ 46, men theo con đê uốn lượn bên bờ sông Lam, chúng tôi về với Đồng Văn – một trong những làng quê còn lưu giữ nghề làm nón truyền thống ở Thanh Chương, Nghệ An. Cái nghề đã góp phần làm nên hình ảnh chiếc nón xứ Nghệ bình dị, duyên dáng, không thể nào quên, trong bài hát “gửi em chiếc nón bài thơ” của nhạc sĩ Lê Việt Hòa.

Xã Đồng Văn nằm ở phía bắc sông Lam, nơi đây có cảnh quan tươi đẹp, người dân chịu khó chuyên cần. Cả xã có 11 thôn, thôn nào cũng có người làm nón. Những năm 80 của thế kỷ 20, nghề làm nón ở đây phát triển mạnh. Trong làng không kể ngày đêm, trẻ em, thanh niên, phụ nữ, người già thi nhau chằm nón. Sáng, phụ nữ đưa nón đi các chợ trong huyện như chợ Dùng, chợ Rộ, chợ Đình… bán cho dân, nhập cho cửa hàng xí nghiệp, chiều hối hả trở về với việc chằm may. Đêm đêm bà con tụ tập vừa làm vừa nói chuyện thật vui.

Nhiều người già ở Đồng Văn tâm sự với chúng tôi về nghề nón quê hương những thập kỷ trước đây trong sự luyến tiếc ! Cụ bà Hoàng Thị Hồng 76 tuổi đã nói: “nhờ làm nón mới có gạo ăn, nhờ nghề nón nhiều nhà mới nuôi được 7 đến 8 đứa con khôn lớn nên người”.

 

Đằm thắm nón lá Đồng Văn

 

    Người dân Đồng Văn đang làm nón. 

Những năm sau đó không khí làng nón lắng xuống, khi trên thị trường xuất hiện trăm nghìn kiểu dáng nón mũ thời trang bắt mắt, làm từ những chất liệu khác nhau. Thị hiếu thanh niên đổ xô đi tìm cái mới, nón lá chỉ ở lại với các bà các chị giãi nắng dầm mưa với mùa vụ cấy cày. Người làm nón cũng vơi dần đi, những chiếc khuôn nón được nhiều nhà cất làm kỷ niệm.

Những năm gần đây cùng với sự trở về của ẩm thực quê hương, của trang phục truyền thống, nón lá Đồng Văn đã có sự hồi sinh, khẳng định giá trị đích thực của nó. Không yêu kiều như nón bài thơ xứ Huế, không nổi tiếng như nón làng Chuông, nón lá Đồng Văn mang nét bình dị chân quê đằm thắm của con người xứ Nghệ, vẫn trắng trong xinh đẹp mà chịu nắng chịu mưa, bền bỉ không thua nón các vùng miền khác. Nón lá Đồng Văn cũng như nón lá Việt nói chung, đã khẳng định được giá trị sử dụng, giá trị văn hóa của nó trong thị hiếu của người tiêu dùng so với vô vàn các loại mũ nón thời trang khác. Bên cạnh sự nhẹ nhàng, thanh thoát, bền đẹp, phù hợp với khí hậu miền trung, còn là sự thuận tiện trong lao động sản xuất, trong nghệ thuật, vui chơi, tham quan du lịch.

Hiện nay ở Đồng Văn người làm nón không còn nhiều như xưa, mỗi thôn cũng có khoảng hơn 10 hộ gia đình tham gia sản xuất. Mỗi người, 1 ngày có thể hoàn thành 2 chiếc nón, không kể thời gian chuẩn bị. Nón được làm từ lá nón, lấy trong núi rừng Hà Tĩnh, qua sơ chế, lái buôn đưa về bán ở chợ quê. Trước khi chằm nón, lá nón được là bằng trên lưỡi cày nung nóng cho phẳng phiu. Lá phẳng chừng nào thì dễ chằm chừng đó. Tre nứa chẻ làm vành, vót đều, uốn tròn. Mỗi chiếc nón cỡ trung bình, cần đến 15 vành từ to đến nhỏ. Để làm xong một chiếc nón phải qua nhiều công đoạn, như gắn khuôn, xâu lá, chằm may, nức chân, xâu nôi, quang dầu, phơi nắng. Để làm được một chiếc nón đẹp, ngoài yêu cầu lá trắng vành đều, đòi hỏi người thợ phải khéo tay, mềm mại trong đường kim mũi chỉ. Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỷ chuyên cần của chị em phụ nữ.

Bác Trần Thị Sương, 56 tuổi, thôn Thượng Quánh – người có 46 năm trong nghề làm nón cho biết, mỗi chiếc nón làm ra,bán trên thị trường giá 35 000 đ đến 40 000đ, trừ chi phí cũng được khoảng 20 000đ đến 25 000 đ. Chị Nguyễn Thị Hiền 35 tuổi – người cùng làng cho biết thêm: “Nghề làm nón đem lại thu nhập không cao, nếu làm đều tay cũng đủ trang trải các khoản sinh hoạt thiết yếu của gia đình, chứ không làm giàu được”.

Nghề nón đã gắn bó với người dân nơi đây từ những năm bao cấp khó khăn. Ngày nay những gia đình biết kết hợp giữa nghề nông với nghề làm nón một cách khéo léo thì kinh tế cũng ổn định và khấm khá.

Làm nón ở Đồng Văn có nhiều thuận lợi. Tận dụng được tre nứa vườn nhà, hoặc mua cũng chẳng đáng bao nhiêu. Thời gian làm nón quanh năm, khi tiết nông nhàn là người thợ có thể bắt tay làm việc, từ trẻ em đến người già ai cũng làm được. Sản phẩm làm ra tiêu thụ được ngay, bán lẻ ở các chợ, hoặc nhập sỉ cho dân buôn. Nón lá Đồng Văn có lúc cũng là hàng hóa, là quà cáp theo chân du khách, con cháu, lên tàu vào nam ra bắc.

Hiện tại ở Đồng Văn ít có gia đình làm nón chuyên nghiệp, chỉ là sự kết hợp với nông nghiệp mà thôi. Thanh niên nam nữ học xong, rời làng, về thành phố tìm việc, không có ai ở quê cam chịu làm nón cả. Tuy nhiên nghề nón vẫn đang được gìn giữ, phục hồi, và ngày càng có nhiều người làm nón hơn.

Theo các cụ cao tuổi ở làng Thượng Quánh cho biết: ông tổ của nghề làm nón Đồng Văn là cụ Trần ĐìnhTuy. Những năm 50 của thế kỷ trước, bằng sự từng trải và tình cảm đối với quê hương, cụ Tuy đã đưa nghề nón từ xứ Quảng về đây, tận tình chỉ bảo cho bà con những cách thức đầu tiên về nghề làm nón. Người già truyền cho người trẻ , và rồi làng nón ra đời.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, lúc thịnh, lúc suy, dù cuộc sống “có khi đầy khi cạn”, người làm nón Đồng Văn vẫn yêu quý và gìn giữ lấy nghề, bởi nó đã đem lại nguồn thu nhập đều đặn để chi tiêu, giải quyết công ăn việc làm cho mọi người, và hơn nữa, đó còn là tình yêu đối với nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.

 

Chúng tôi xin được mượn lời bài thơ của nhà văn Sơn Tùng, nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc để chia tay làng nón Đồng Văn: “Anh gửi cho em chiếc nón bài thơ xứ Nghệ/ Mang hình bóng quê hương/ Lợp vào đây trăm mến nghìn thương…”.

                                                 An Nam

 


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60222464

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July