Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Lê Thị Bạch Cát: Nữ nhà giáo - chiến sỹ anh hùng Lê Thị Bạch Cát: Nữ nhà giáo - chiến sỹ anh hùng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trong chuyến công tác tại Nghệ An tình cờ bắt gặp ngôi trường mang tên Lê Thị Bạch Cát nằm tại phường Thu Thủy thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An. Chúng tôi đã tìm hiểu về nữ nhà giáo anh hùng với tấm lòng biết ơn, trân trọng.


Nữ anh hùng Lê Thị Bạch Cát
Nữ anh hùng Lê Thị Bạch Cát

Được người dân cho biết: Tên trường chính là tên của nhà giáo Lê Thị Bạch Cát, người con của quê hương nơi đây.

Cô là một nữ chiến sỹ biệt động sài gòn, người đã chiến đấu âm thầm và đầy quả cảm và để lại tấm gương sáng ngời về tinh thần cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tên cô đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đặt thành tên cho một con đường ở phường 13, quận 11 và một trường THCS.

Năm 2000, Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò, nơi quê hương cô cũng quyết định đổi tên Trường THCS Thu Thủy thành Trường THSC Lê Thị Bạch Cát và đặt tên cô cho một con đường tại Thị xã Cửa Lò.

Hơn 40 năm kể từ ngày cô anh dũng hy sinh, nhưng hình ảnh về một nữ nhà giáo anh hùng vẫn thổi vào lòng người tinh thần cách mạng từ chính những câu chuyện giống như huyền thoại .

Cô sinh năm 1940, là con út trong một gia đình nhà nho có 7 người con tại xã Nghi Thủy, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (nay là phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò). Nơi mảnh đất gió Lào cát trắng, có lẽ vì thế nên cha mẹ cô đã đặt tên cho cô là Bạch Cát.

Lớn lên giống như biết bao người con xứ Nghệ, sớm thấy cảnh trẻ em khát chữ, đã thôi thúc cô đến với nghề sư phạm.

Được Bộ Giáo dục cử tham gia lớp đào tạo cấp tốc để tạo nguồn cho đội ngũ giáo viên TDTT, ngay sau cô tốt nghiệp ra cũng là lúc Trường Trung cấp Thể dục (nay là trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội) được thành lập và cô đã trở thành một trong số giáo viên đặt viên gạch đầu tiên cho ngành giáo dục thể chất.

Khi cánh cửa tương lai đầy hứa hẹn về sự nghiệp mà bấy lâu cô ấp ủ mới hé ra được 2 năm thì cũng là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn quyết liệt.

Dòng máu nhiệt huyết tuổi trẻ đã thôi thúc cô đi theo tiếng gọi để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Cô đã làm đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ.

Ngay sau khi vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam, cô cùng đoàn công tác tập kết tại căn cứ của Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định ở Bến Cát, Bình Dương. Tại đây cô đã tìm cách vận động quần chúng, nhân dân theo cách mạng.

Tiếp đó Bạch Cát được điều về công tác ở Thành đoàn Sài Gòn, tham gia lực lượng biệt động trong nội thành với bí danh “Sáu Xuân”. Tháng 5/1966, cô được điều về lực lượng vũ trang Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định tham gia thành lập Tiểu đoàn nữ biệt động Lê Thị Giêng.

Cùng thời gian này Bạch Cát đã tìm cách liên hệ với một số cơ sở có cảm tình với cách mạng tại quận 2 với thẻ căn cước giả mang tên Đinh Thị Lan.

Để tạo cho mình một vỏ bọc hợp pháp, cô phải trải qua đủ nghề từ làm thợ may, làm nón, bán rau cải, chanh ớt... vừa tự kiếm sống, vừa thu thập tin tức xây dựng cơ sở cách mạng. Hẻm 83 Đề Thám trở thành cơ sở hoạt động của Bạch Cát.

Tại đây, cô đã xây dựng được cơ sở cách mạng như gia đình ông Trần Quớ Huê, Trần Văn Quỳ... làm nơi cất giữ vũ khí, tập kết lực lượng để xuất kích trong tết Mậu Thân 1968.

Theo lời ông Nguyễn Chí Nhân (Hai Nhân), Phó Bí thư Quận ủy, phụ trách Quân sự: “Sở dĩ cô Bạch Cát chọn địa điểm này làm nơi xuất kích là nhằm để tấn công vào Ty cảnh sát quốc gia ở 72 Yersin (nay là trụ sở Công an Quận 1)”.

Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy vào mùa xuân Mậu Thân 1968, Cô Bạch Cát chỉ huy tổ vũ trang tuyên truyền Quận 4, phát động quần chúng nổi dậy đánh vào hẻm Hiệp Thành tại bến Văn Đồn.

Các đội viên cảm tử Tô Liên, Phan Giáo Dục, Lê Hòa... đã treo cờ cách mạng từ 23 giờ đêm mồng 1 đến 3 giờ sáng mồng 2 Tết Mậu Thân.

Tháng 3/1968, Cô chuyển về Quận 2 giữ chức vụ Quận ủy viên, Bí thư Quận đoàn, chuẩn bị vũ trang liên quận 2 và 4 (nay là Quận 1) chỉ huy khoảng 40 người với các cụm, các điểm ém quân của ta tiến vào theo kế hoạch, tấn công đồng loạt vào các cơ quan đầu não của ngụy quyền Sài Gòn.

Trong trận đánh quyết tử 5 giờ sáng ngày 5/5/1968, tại mặt trận Đề Thám - Cổ Bắc - Cô Giang, cô Lê Thị Bạch Cát cùng đội vũ trang tuyên truyền gồm Lê Thị Hồng Quân, Trần Thị Viện, Phan Văn Phê, Nguyễn Hữu Phước, Võ Thị Thu (Chín Thu), Hà Văn Tiết (công nhân cảng Ba Son), Quang - liên lạc (15 tuổi, Việt Kiều ở Lào về)... từ hẻm 83 Đề Thám kêu gọi nhân dân nổi dậy, phân phát truyền đơn, tuyên truyền đường lối của Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Lệnh khởi nghĩa vừa phát ra, cảnh sát dã chiến và cảnh sát quận 2 cũ đã bao vây toàn bộ khu vực Đề Thám - Cổ Bắc - Cô Giang.

Một tiểu đoàn cảnh sát dã chiến trên chung cư Cô Giang nã đạn xuống xối xả, một tốp khác từ ngoài bắn vào. Bạch Cát vẫn bình tĩnh chỉ huy đồng đội chiến đấu cầm cự với địch nhiều giờ đồng hồ.

Do địa hình chiến đấu khó cơ động, con hẻm chỉ rộng khoảng 2 mét nên các chiến sỹ chiến đấu trong tình thế rất khó khăn. Một quả M79 từ lầu cao lao thẳng xuống đội hình chiến đấu. Bạch Cát bị thương nặng, các đồng đội, người hi sinh, người bị thương nặng.

Nhận thấy tình thế nguy cấp, Bạch Cát lệnh cho các đồng đội rút lui để bảo toàn lực lượng. Còn mình ở lại thu hút hỏa lực địch, yểm trợ cho đồng đội rút lui.

Thấy tiếng súng thưa dần, địch tràn lên, kêu gọi Bạch Cát đầu hàng, nhưng cô vừa cương quyết chống trả vừa hô to nhiều lần “Đả đảo đế quốc Mỹ. Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Bọn giặc hoảng hốt bắn liên tiếp 6 phát đạn vào cô khiến cô gục ngã.

Lê Thị Bạch Cát đã hiến dâng tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc, máu của cô đã hòa cùng bao chiến sĩ góp phần làm lên ngày toàn thắng.

Giờ đây cái tên Lê Thị Bạch Cát không chỉ trở thành tên của những mái trường, những con phố mà đã thực sự khắc sâu trong lòng dân - nữ nhà giáo - chiến sỹ anh hùng.


Tin tức nguồn:
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=863319#ixzz30AqcOUnX
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66334583

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July