Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nghệ thuật truyền thống trong lễ hội Nghệ thuật truyền thống trong lễ hội , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean) - Lễ hội truyền thống là hoạt động không thể thiếu trong dịp đầu Xuân, năm mới. Hiện trên địa bàn tỉnh ta có 24 lễ hội cấp tỉnh, cấp vùng kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Mười Một. Mỗi vùng quê có một bản sắc riêng, nét văn hóa riêng, góp phần tạo nên một không gian lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du khách, phục vụ nhân dân trong lễ hội đang là trăn trở của nhiều địa phương.
 
Hát ca trù tai Lễ hội Đền Cuông. Ảnh: Cảnh Yên
Hát ca trù tai Lễ hội Đền Cuông. Ảnh: Cảnh Yên
 
Xứ Nghệ là nơi ghi dấu ấn đậm nét của một vùng văn hoá đậm đà bản sắc với 6 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận bên nhau. Ở đó với đa dạng các loại hình nghệ thuật truyền thống như những làn điệu dân ca ví, dặm của người Kinh, đu đu điềng điềng, tập tính tập tang của người Thái, múa hát cồng chiêng của dân tộc Thổ… thiết tha, đằm thắm làm say lòng người. Bức tranh thể hiện rõ nét nhất những bản sắc văn hóa ấy được tái hiện qua những lễ hội mùa Xuân, tiêu biểu như Lễ hội Vua Mai, hội Hang Bua, hội đền Cuông, hội đền Cờn, đền Quả, đền Bạch Mã... Mỗi lễ hội mang một sắc thái văn hóa riêng nhưng đều hướng tới sự thiêng liêng cao quý nhằm ôn lại truyền thống  tốt đẹp của cha ông ta với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết. Lễ hội còn là nơi giao lưu gặp gỡ, chia sẻ của mỗi người sau một năm lao động vất vả. Những lễ hội cổ truyền đã  phần nào đáp ứng nhu cầu về tinh thần cho con người và phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.
 
Cũng như nhiều làng quê khác dọc bờ sông Lam, hát ví phường vải đã ăn sâu vào tâm hồn của mỗi người dân Nam Đàn. Để rồi mỗi dịp Tết đến, Xuân về hay có hội làng, hội xóm, người dân nơi đây lại cùng nhau ngồi ôn lại những lời ca thiết tha, nhẹ nhàng sống mãi cùng năm tháng. Tuy nhiên, niềm trăn trở nhất của những người dân quê Bác là làm sao để hát ví phường vải trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Và việc đưa hát ví phường vải trở thành nét sinh hoạt đặc sắc trong Lễ hội Vua Mai hằng năm đang là hướng đi mà Nam Đàn hướng tới. Chủ nhiệm CLB Dân ca ví phường vải Xuân Hòa – Nam Đàn, ông Đinh Xuân Tình cho rằng: Không gian của Lễ hội Vua Mai rất phù hợp cho những làn điệu ví, dặm (có núi, có sông). Trước đây, các mẹ, các chị vừa chèo thuyền, vừa hát đò đưa, hò ví trên sông Lam. Giống như Hội Lim – Bắc Ninh, người ta tổ chức giao lưu, thi hát quan họ trong các trại, trên thuyền và thu hút rất đông du khách thưởng thức. Rất nhiều du khách đến Hội Lim là để nghe hát quan họ. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh của một lễ hội truyền thống đến với nhân dân, bạn bè trong nước. Vừa là dịp để các CLB giao lưu. Và với quy mô như Lễ hội Vua Mai, không phải là không thực hiện được.
 
Ông Trần Xuân Giáp – Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Nam Đàn cho biết: “Ý tưởng đưa hát ví phường vải vào phần hội của Lễ hội Vua Mai đã từng thực hiện một lần cách đây mấy năm nhưng không mấy thành công do: hát ví là những làn điệu cổ, tiết tấu đơn giản, tính hấp dẫn không cao, được hát theo kiểu đối đáp, không có nhạc đệm nên không hấp dẫn du khách. Hiện trên địa bàn huyện có 5 CLB dân ca, hát ví phường vải (trong đó có 3 CLB hoạt động hiệu quả là CLB hát ví phường vải Kim Liên, CLB dân ca, ví phường vải Thị trấn và CLB Dân ca Xuân Hòa). Theo tôi, ở lễ hội Vua Mai, nếu được thì không chỉ đưa riêng hát ví phường vải mà nên đưa cả dân ca, hò vào phục vụ du khách. Bởi hát dân ca, hò có nhịp điệu, âm nhạc cũng hấp dẫn hơn, đặc biệt những làn điệu lời mới của dân ca, của các điệu hò sông nước nghe  thấm đẫm tình người. Thời gian tới, với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, chúng tôi sẽ có đề xuất với UBND huyện xung quanh vấn đề này. Vì đây là một trong những hình thức quảng bá dân ca, hò, ví dặm đến với quần chúng, nhân dân, nhất là với du khách thập phương một cách tốt nhất”. 
 
Nếu như vùng đất Nam Đàn là nơi có những làn điệu phường vải chân chất, thì vùng đất cổ Hoan Châu xưa, Diễn Châu nay lại là quê hương được ví là cái nôi của ca trù xứ Nghệ. Ông Trần Sỹ Hồng - Phó phòng VH - TT - DL huyện,  cho biết, ca trù Diễn Châu có từ những thế kỷ trước nhưng thịnh hành nhất là vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ban đầu từ gánh hát gia đình cụ Trần Mập ở Đình Cháy (Diễn Yên) - đây là gánh hát nổi tiếng một thời, nhiều lần được mời vào phục vụ ca xướng trong cung vua, phủ chúa và đã được vua Khải Định tặng sắc phong (hiện vẫn còn lưu giữ tại nhà thờ cụ Trần Mập). Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ca trù Diễn Yên nói riêng, Diễn Châu nói chung dần bị mai một theo thời gian.
 
Người có công nhất, có thể gọi là người "thắp lửa" đầu tiên cho ca trù Diễn Châu là thầy giáo Nguyễn Nghĩa Nguyên ở làng Trung Phường, xã Diễn Minh. Tháng 8/2002, CLB Ca trù Diễn Châu chính thức thành lập dưới sự chỉ đạo của thầy giáo Nguyễn Nghĩa Nguyên, thầy Trần Công Hợi ở Diễn Yên và một nhóm hát đến từ hai xã Diễn Liên và Diễn Yên. Dần dần CLB Ca trù Diễn Châu đã trưởng thành, phát triển và thu hút ngày càng đông các hội viên tham gia. Điều đáng mừng là những năm gần đây, về với Lễ hội Đền Cuông vào dịp rằm tháng Hai âm lịch, du khách thập phương đã được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật ca trù của các hội viên CLB Ca trù Diễn Châu. Giữa không gian linh thiêng của hội đền Cuông, phảng phất hương trầm thơm ngát, chỉ còn tiếng trống, tiếng đàn đáy, nhịp phách và những lời ca nương "Mừng Tổ quốc giang sơn gấm vóc. Cả ba miền thấm thoát đón Xuân sang...". 
 
Về Lễ hội Đền Cuông được thưởng thức ca trù, thì một số lễ hội khác như Lễ hội Đền Đức Hoàng (Yên Thành) tổ chức giao lưu hát tuồng giữa các CLB, Lễ hội Hang Bua (Quỳ Châu) tổ chức hát nhuôn – một trong những làn điệu đặc sắc của đồng bào Thái Nghệ An… Bà Nguyễn Thị Hương – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch, cho biết: Việc đưa nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du khách để làm phong phú thêm các sản phẩm tour là điều trăn trở của rất nhiều địa phương có ngành du lịch phát triển như Đà Nẵng, Quảng Ninh...
 
Và Nghệ An chúng ta, tiềm năng nghệ thuật truyền thống rất dồi dào như tuồng, chèo, hát chầu văn… và nhất là dân ca ví dặm xứ Nghệ đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tiến tới sẽ là di sản văn hóa phi vật thể thế giới - Điều này đặt ra cho các nhà làm du lịch, các nhà làm văn hóa cần phải chung tay, hợp tác để tuyên truyền quảng bá. Trước mắt các địa phương có tiềm năng du lịch và là cái nôi của dân ca ví dặm như Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương… cần xây dựng chiến lược dài hơi trong công tác gìn giữ, phát huy. Riêng Nam Đàn – điểm du lịch trọng tâm của tỉnh, cần khẩn trương hình thành câu lạc bộ hát ví, phường vải chuyên phục vụ tại Khu di tích Kim Liên. Câu lạc bộ này phải được quản lý của Trung tâm VHTT huyện, có cơ chế, kinh phí hoạt động rõ ràng và các thành viên trong CLB phải được tuyển chọn là những hạt nhân từ các CLB trong tỉnh.
 
Thanh Thủy

                                                                                                Theo Baonghean.vn



  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60453411

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July