Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Nơi giáo dục truyền thống hiếu học của xứ Nghệ Nơi giáo dục truyền thống hiếu học của xứ Nghệ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) - Hồ Tông Thốc là Trạng nguyên, danh thần thời Trần, là người văn chương tài hoa nổi tiếng, một nhà sử học lớn, một nhà chính trị và nhà ngoại giao nổi tiếng. Để tưởng nhớ công ơn của ông với quê hương, đất nước, con cháu và nhân dân đã lập nên Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành...

Theo Gia phả họ Hồ Tam Công, Hồ Tông Thốc sinh năm Giáp Tý (1324), tại Gò Tràm - thời Trần gọi là Kẻ Cuồi hay Trang Cuồi, thuộc xã Quỳ Trạch, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, nay là xã Thọ Thành, huyện Yên Thành. 

Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc.
Thuở nhỏ, Hồ Tông Thốc là con nhà nghèo nhưng rất thông minh, hiếu học và học rất giỏi. Lớn lên, ông được gia đình cho đi tầm sư học đạo ở làng Võ Ngại, huyện Đường Hào, phủ Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nay là huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.  Năm 17 tuổi, Hồ Tông Thốc dự thi Đình và đỗ Trạng nguyên, đó là năm Khai Hựu thứ 13, đời vua Trần Hiến Tông. Tuy tuổi còn trẻ nhưng Hồ Tông Thốc vẫn được vua Trần Dụ Tông bổ nhiệm giữ chức Trung Thư Lệnh. Năm 1372, vua Trần Nghệ Tông thăng chức cho Hồ Tông Thốc làm Hàn lâm viện đại học sĩ. 
 
Năm Xương Phù thứ 10 (1386), ông được vua Trần Phế Đế giao chức Hàn lâm học sĩ phụng chỉ, kiêm Thẩm Hình Viện Sứ. Về sau Hồ Tông Thốc còn được phong văn võ hữu quốc thượng vị hầu, quan nội hầu, quan phục hầu, diên thiên thập nhị và tước Đường quận công. Là người có học vấn uyên bác, giỏi thơ văn, có tài ứng đối linh hoạt, ông thường được vua Trần cử giao thiệp với các sứ thần nước ngoài và nhiều lần đi sứ ở Trung Quốc và lần nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa lòng nhà vua và được sứ thần nước ngoài kính nể.
 
Ông là niềm tự hào của dòng họ, của quê hương Hồng Lam, của đất nước Việt Nam, nhất là về truyền thống hiếu học. Hồ Tông Thốc là một nhà văn hóa lớn, nhà sử học lớn, nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc của dân tộc ta.
 
Trạng nguyên Hồ Tông Thốc đã cùng với Trạng nguyên Bạch Liêu mở đầu cho nền khoa bảng của đất Hồng Lam nói chung. Đối với dòng họ, Hồ Tông Thốc là người mở đầu cho nền khoa bảng của một dòng họ có truyền thống hiếu học, học giỏi, nhiều người đỗ đạt. Gia đình Hồ Tông Thốc có 3 thế hệ liên tiếp đều đỗ Trạng nguyên ở thời nhà Trần, ghi danh bảng vàng là: Trạng nguyên Hồ Tông Thốc - cha, Hồ Tông Đốn - con, Hồ Tông Thành - cháu. Trong nhân dân xứ Nghệ có lưu truyền hai câu:
 
"Một nhà ba trạng nguyên ngồi,
Treo gương từ mẫu cho đời soi chung".
 
Hiện tượng của gia đình Hồ Tông Thốc - một nhà có 3 Trạng nguyên - là một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử khoa bảng cả nước và hiện tượng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. 
 
Năm 1404 Hồ Tông Thốc mất ở làng Tam Công. Nhân dân đã cho xây dựng đền thờ tại nền nhà ông ở, để tưởng nhớ công ơn của Hồ Tông Thốc và những người đã có đóng góp cho quê hương, đất nước trong dòng họ Hồ. Đó là một vị trí đẹp, ở phía Đông - Nam làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Đông Thành (nay làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành). 
 
Theo các cụ cao niên họ Hồ ở đây cho biết, di tích này từng bị trận binh hoả lớn thời chiến tranh Trịnh - Mạc thiêu thành tro bụi. Đến thời Nguyễn (1919) mới được phục dựng, trùng tu khang trang như hiện nay. Bởi vậy, kiến trúc đền thờ hiện nay mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn và mang đậm phong cách kiến trúc của miền Trung. Đó là qui mô vừa phải, kết cấu gọn nhẹ, hợp lý.
 
Di tích Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc gồm có nhà bái đường (Hạ điện) và điện thờ (Thượng điện) bố cục theo chữ Nhị (=) ở cuối phía đông nam Kẻ Cuồi (nay là xóm 3, xã Thọ Thành, huyện Yên Thành). 
 
Với đặc điểm, tính chất và tầm quan trọng của di tích, ngày 25 tháng 1 năm 1991, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ban hành Quyết định số 154/QĐ-VH công nhận Di tích Nhà thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là Di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia. Năm 2012 di tích đền thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Thọ Thành, Yên Thành (còn gọi là đền thờ Tam Công) đã được phê duyệt dự án quy hoạch chi tiết tu bổ, tôn tạo. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 26,6 tỷ đồng do UBND huyện Yên Thành làm chủ đầu tư, Công ty CP Kiến trúc Thăng Long lập quy hoạch xây dựng.
 
Di tích đền thờ Trạng nguyên Hồ Tông Thốc là một địa chỉ tiêu biểu góp phần quan trọng trong giáo dục ý thức, truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước, yêu quê hương đối với lớp thế hệ trẻ. Hàng năm, UBND xã Thọ Thành phối hợp với họ Hồ Tam Công mở lễ hội đền thờ Hồ Tông Thốc vào ngày 9, ngày 10 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội là dịp nhớ về nơi sinh ra những nhân tài cho đất nước, thu hút đông đảo nhân dân trong xã, các xã lân cận và con cháu dòng họ Hồ trên khắp cả nước. 
 
Hiện nay, trên quê hương Thọ Thành, Yên Thành có một ngôi trường mang tên ông, Trường THCS Hồ Tông Thốc. Trên địa phận xã Nghi Phú, Thành phố Vinh hiện nay cũng có một con đường dài 2.010m mang tên Hồ Tông Thốc.
 
Vân Đình
Theo Baonghean.vn

  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60614744

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July