Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tình yêu sâu nặng với Nghệ An Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tình yêu sâu nặng với Nghệ An , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Hồ Đức Phớc- Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
 
(Baonghean) - Mối tình đầu thủa 20 trong sáng, Thầy giáo trẻ tài hoa dành tặng người con gái thành Vinh Nguyễn Thị Quang Thái. Sau khi người yêu cùng chung lý tưởng cách mạng Quang Thái hy sinh, vị danh tướng huyền thoại đã trao tình yêu sâu sắc, bình dị đến cuối đời cho phó giáo sư Đặng Bích Hà - con gái giáo sư Đặng Thai Mai. Một sự trùng hợp kỳ diệu, hai người vợ, hai người đồng chí song hành với cuộc đời vì dân, vì nước của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều là những người con ưu tú của quê hương Nghệ An… Và quê hương Nghệ An cũng rất tự hào có người con rể vĩ đại , vị tướng huyền thoại với tài thao lược quân sự, văn võ song toàn được nhân dân yêu quí và kính trọng.
 
Năm 2004, Trung tướng Nguyễn Hồng Cư (anh em đồng hao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) - với sự cộng tác đặc biệt của bà Đặng Bích Hà - đã cho ra mắt tập sách "Đại tướng Võ Nguyễn Giáp thời trẻ". Một phần thú vị của cuốn sách này là những ký ức đặc biệt về "Tuổi 20 của Đại tướng", trong đó có chuyện kể về cuộc gặp gỡ định mệnh với bà Nguyễn Thị Quang Thái, em của nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai. Đó là người phụ nữ Võ Nguyên Giáp gặp trên chuyến tàu Vinh-Huế: "Mẹ Thái mặc áo dài, tóc để xoã, da trắng hồng, gương mặt rất sáng, đặc biệt là đôi mắt, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ba. Ba khi ấy ông đóng vai một nhà báo khá ăn diện. Về sau mẹ nói lại cho ba ấn tượng đầu tiên của mình: Một chàng thư sinh với vẻ “công tử bột”, chỉ khi nghe tự giới thiệu là nhà báo thì mẹ mới dịu lòng và bắt chuyện" (Giáo sư Võ Hồng Anh, con gái duy nhất của đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Nguyễn Thị Quang Thái, hình dung về buổi gặp gỡ đầu tiên của ba mẹ mình qua lời kể của ba, trong một buổi phỏng vấn của báo chí năm 2003).
 
Lần gặp tiếp theo của tướng Giáp và người vợ đầu là tại một ngôi nhà khuất nẻo trong thành nội Huế. Khi đó, Quang Thái đến xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng. Sau đó, Quang Thái vào Huế học và tìm bắt liên lạc với tổ chức để nhận công tác với đoàn thể. Thời gian qua đi, trong quá trình hoạt động, đấu tranh, tình yêu của họ nảy nở từ những lý tưởng chung về cách mạng... Hai người kết hôn khi bà Quang Thái 20 tuổi, nhưng mãi đến gần chục năm sau họ mới sinh con vì muốn “giữ” để được thoát ly hoạt động cùng nhau. Vào cuối năm 1939, thực dân Pháp khủng bố mạnh. Lúc này, Võ Nguyên Giáp phải rút vào hoạt động bí mật. Sau đó ông được cử sang Trung Quốc hoạt động.
 
Năm 1942, bà Quang Thái bị bắt và bị kết án 16 năm tù. Trong thời gian bị giam giữ, bà thường xuyên bị tra tấn nhưng vẫn kiên trung với Đảng. Năm 1944, bà Quang Thái mất do kiệt sức khi chăm sóc bệnh nhân trong nhà lao Hỏa Lò và bị nhiễm phong hàn.
 
Do điều kiện phải hoạt động bí mật nên mọi thông tin về việc bà Quang Thái bị bắt và hy sinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề biết. Chỉ đến khi trở về nước và tham dự Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ họp tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) vào tháng 4/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới nhận được  tin người vợ trẻ yêu dấu đã hy sinh, người Đội trưởng Đội Tuyên truyền Giải phóng quân Võ Nguyên Giáp bàng hoàng lặng lẽ dựa vào một gốc cây cổ thụ,..
 
Người gắn bó với đại tướng Võ Nguyên Giáp tới cuối đời, là bà Đặng Bích Hà - con gái giáo sư Đặng Thai Mai (quê xã Thanh Xuân, Thanh Chương) - người phụ nữ đã đồng hành cùng với cuộc đời cách mạng của đại tướng từ những ngày sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là đồng chí, đồng nghiệp với cụ Đặng Thai Mai từ những ngày Đảng Tân Việt mới đi vào hoạt động. Ông rất quý gia đình cụ Đốc Mai và được các cô con gái cụ quý mến như một người anh cả. Trong suốt thời gian hoạt động và làm việc từ 1931 đến 1941 tại Vinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống tại nhà của Giáo sư Đặng Thai Mai. Lúc nào ông cũng xem cô bé Bích Hà như một người em nhỏ nên rất cưng chiều và chăm bẵm.
 
Năm 1945, khi hai người gặp lại nhau, Từ sự kính phục và ngưỡng mộ,tình yêu giữa Đặng Bích Hà và Võ Nguyên Giáp được hình thành trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc.
 
Vào cuối năm 1946, gia đình cụ Đặng Thai Mai  tổ chức lễ cưới cho Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà. Đám cưới của hai người được tổ chức rất giản dị. Suốt mấy chục năm làm bạn đời, Bích Hà vẫn luôn bên cạnh động viên chồng với tâm tình sâu kín, thầm lặng và sẻ chia, rất mộc mạc, giản dị và lạc quan.
 
Hai người vợ của tướng Giáp đều là người Nghệ An, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời hoạt động cách mạng của vị tướng tài ba Vì thế, quê hương Nghệ An  gắn bó đặc biệt với tướng Giáp. Nghệ An vừa là  Quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại,  là quê vợ, quê chung của nhiều người bạn, của nhiều chiến sỹ cách mạng cùng thời như Lê hồng Phong,nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên, Hồ Tùng Mậu. . . , là nơi gắn với những kỷ niệm sâu sắc trong những bước chân đầu tiên trên con đường cách mạng của tướng Giáp.  Đó là những lần tranh thủ đạp xe từ Vinh về Thanh Chương thăm con gái đầu Võ Hồng Anh , hay những lần về thắp hương ở nhà thờ họ Đặng, tưởng nhớ tổ tiên, thăm lại nơi vợ mình sinh ra, lớn lên…
 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Quê nội Bác Hồ (năm 1994) (ảnh tư liệu do đồng chí Nguyễn Minh Châu cung cấp).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm Quê nội Bác Hồ (năm 1994) (ảnh tư liệu do đồng chí Nguyễn Minh Châu cung cấp).
 
Trong cuộc đời mình, tướng Giáp đã nhiều lần về thăm Nghệ An, không chỉ với tư cách là một Đại tướng, nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước mà là tình cảm của người con rể với quê hương,người đồng chí với quê hương cách mạng, của người con đi xa về thăm quê. Mỗi lần về thăm quê, ông đều ân cần thăm hỏi bà con lối xóm, dặn dò mỗi người phải biết vươn lên làm ăn, phát huy lợi thế của địa phương. Nhiều bậc cao niên ở xóm Xuân Ngọc (Thanh Xuân, Thanh Chương) vẫn còn nhớ như in hình ảnh vị đại tướng, người con rể của làng trò chuyện thân mật, sẻ chia với bà con chòm xóm về cái khó, nỗi khổ của người nông dân khi gặp phải mùa màng thất bát thì phải làm sao để vượt qua, lúc thiếu cơm, lâm bệnh thì làm cách nào! Cùng bà con trăn trở tìm cách làm ăn trên vùng triền đồi Thanh Xuân, vị tướng uy nghi với tài thao lược “điều quân, khiển tướng” như thần đã bằng lời khuyên tìm ra được lối thoát nghèo cho “nhà ngoại” bằng cách tận dụng địa hình đồi dốc, chỉ có cỏ với cây để nuôi dê. Thế rồi, đến nay, trồng mít và nuôi dê vẫn là hướng thoát nghèo hiệu quả ở nhiều vùng đồi của huyện Thanh Chương. Đặc biệt nhút Thanh Chương đã trở thành món ăn đặc sản truyền thống chỉ riêng có ở Thanh Chương.
 
Người dân Nghệ, ngoài sự tôn trọng, kính phục,kính yêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp thiên tài quân sự vĩ đại, thì đó còn là sự yêu quý, mến thương người con rể tài ba, hiếu nghĩa, ân tình. Hàng năm, từ quê hương Nghê An thương xuyên có nhiều đoàn “khách quê” ra thăm tư dinh của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), mỗi dịp như vậy, Tướng Giáp đều dành nhiều thời gian và tình cảm đặc biệt, tiếp đón người nhà “ngoại” chu đáo, thân tình.
 
Những ngày này, khi tin tướng Giáp qua đời lan truyền và chính thức được thông báo, cũng như đồng bào cả nước, người dân Nghệ An vô cùng đau xót, tiếc thương, dù biết rằng “sinh – lão – mệnh – tử” là điều không thể tránh. Những đoàn người đổ về khu di tích Kim Liên thắp nén tâm nhang lên Anh linh Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ vị đại tướng huyền thoại, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con yêu quý của quê hương Nghệ An. Tại quê nhà Thanh Xuân, những ngày này, trong làn khói hương tưởng viếng, hàng chục ngàn người “bà con” quê vợ của Đại tướng cùng nhau ôn lại kỷ niệm những lần ông về thăm nhà ngoại. Ông ra đi vào cõi vĩnh hằng, để lại hụt hẫng cho quê hương Nghệ An là mất đi một người con, người anh vô cùng yêu quý và tôn kính.
 
Trong niềm tiếc thương vô hạn đó, “biến đau thương thành hành động”, người dân quê hương Nghệ An sẽ đồng sức, đồng lòng xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh, trở thành tỉnh kiểu mẫu , xứng đáng là quê hương của 
                                   Theo Baonghean.vn

  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66567589

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July