Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Đường lên Truông Bát Đường lên Truông Bát , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Con đường nhựa phẳng lì thay cho những ổ trâu lởm chởm vắt qua trảng cát miền Lưu - Vịnh, trườn lên dốc Anh Quỳnh rồi đổ xuống một thung lũng bát ngát màu xanh. Đường vành khăn ngoằn ngoèo cho chiếc xe gồng mình vượt dốc. Qua dốc Động Bụt, chiếc xe màu trắng “thở nhẹ” trôi bồng bềnh trong sương, bác tài bảo tôi cả vùng này là Truông Bát đấy…

Truông Bát - Khe Giao là một nhánh của đường 15 chiến lược xưa kia. Truông Bát nằm trong tầm bom cày, đạn xới. Vậy mà đường vẫn hiên ngang vượt qua truông, qua suối để mạch máu hậu phương chảy mãi vào chiến trường miền Nam. Truông rậm, đèo cao một thời từng là ngăn cách giữa vùng đất Thạch Hà với đất Hương Khê. Truông Bát như đá dựng thành dưới chân là miền Lưu Vịnh, còn bên kia là đất Hà Linh.

Đường lên Truông Bát
Công nhân Nông trường Truông Bát nhập mủ cao su về nhà máy chế biến tại Công ty Cao su Hà Tĩnh. Ảnh: Xuân hòa

Một thời Truông Bát như cánh cửa tự nhiên để miệt đồng bằng vượt truông mà đến với khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng. Người ta mượn tiếng sơn tràng rèn giáo mác bó lại trong chiếu cói băng rừng, vượt núi hàng tháng trời để đến với cụ Phan Đình Phùng ứng nghĩa. Rồi một thời bom đạn chiến tranh, Truông Bát như lòng chảo hứng bom biến thành bạch địa không một bóng người. Đến cả tiếng gà rừng cũng chìm vào dĩ vãng. Tôi nghe nói Truông Bát là miền đất heo hút, hoang vu. Người Truông Bát xuống thị thành thì lạ lẫm và ngơ ngác như con nai rừng.

Giờ đây, con đường lớn như dải lụa mềm trườn giữa màu xanh cả một vùng núi đồi chuyển động. Bàn tay người đã đưa cây cao su phủ kín cả một vùng đất đỏ. Hơn 10 năm về trước, những thí điểm đầu tiên cho thấy cây cao su hợp với thổ nhưỡng vùng Truông Bát, Hà Linh và người ta ươm những rừng cao su đầu tiên trên vùng đất tưởng chừng heo hút ấy. Những nông trường cao su mọc lên trên vùng đất mới của bàn tay khai sơn, phá thạch.

Từ dốc Đồng Bụt trải dài về phía Hà Linh chừng vài chục cây số, cây cao su cứ lấn dần vào tận nơi thâm sơn cùng cốc. Thật kỳ lạ, vượt qua những điều kiện khắc nghiệt của gió lào nắng cháy, dòng nhựa cao su vẫn hút đất dâng lên và hàng trăm ha cao su đã phủ xanh đồi trọc. Màu xanh áo thợ thấp thoáng dưới tán cây sau những trận mưa mắt lá non xanh đến ngỡ ngàng. Những người công nhân thuộc Công ty Cao su Hà Tĩnh đã bám đất, bám rừng hơn 10 năm trời. Theo đó, những làng công nhân mọc lên với sự lớn mạnh của nông trường cao su.

Sức trẻ như mùa xuân trỗi dậy vỡ đất theo ngày tháng để gieo mầm sự sống. Bởi rằng, thời kỳ hội nhập và phát triển thì cao su là mặt hàng chiến lược. Giờ đây đất chẳng phụ công người, dòng sữa trắng từ cây cao su đã làm nên giàu có cho tỉnh nhà. Thêm vào đó, việc giao đất, giao rừng, lô cao su cho dân Hà Linh đã khai thác đúng tiềm năng của đất đai khi vốn rừng cạn kiệt. Ở vùng Truông Bát, màu xanh của rừng cao su, thông đứng chen nhau. Người vùng Thạch Hà, Can Lộc thì chuyên trồng và khai thác thông. Bên kia dốc, người Hà Linh - Hương Khê thì cao su và keo tai tượng.

Đứng từ trên cao dốc Động Bụt, hình thế cả một vùng rừng núi hiểm trở cheo leo, suối khe cách trở đến cánh chim còn mỏi đường bay huống hồ là bước chân người. Vậy mà trên các triền dốc cheo leo, bên vách núi dựng đứng những rừng thông, rừng cao su mọc lên với những dòng sữa trắng đang mùa khai thác. Mới biết công lao và mồ hôi của con người đã đổ ra biết nhường nào. Cuộc chuyển động hàng chục năm trời đã đem đến những đổi thay to lớn trên đỉnh Truông Bát mà tâm điểm là sự ra đời của Công ty Cao su.

Công ty đã giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho một lực lượng lớn lao động. Từ vùng Truông Bát, Hà Linh đã hình thành trọng điểm kinh tế khi Công ty Cao su Hà Tĩnh mở mang diện tích cả vùng đất Hương Khê, một phần Kỳ Anh rồi từ Hương Sơn sang nước bạn Lào. Nhìn cơ ngơi với lợi thế từng ngày sinh lợi lại nhớ thuở xưa 400 năm về trước, khi Quận công Ngô Đăng Minh đến vùng đất Đỗ Gia khai ấp lập làng, hình thành nên những cư dân sống với những mảnh ruộng nước nhỏ dưới chân Truông Bát.

Truông Bát như một thung lũng xanh. Bàn chân người mở những lối mòn lên triền dốc để ươm những mầm non tơ. Truông Bát giờ đây khoác lên mình một màu xanh kỳ diệu. Những đổi thay ấy là ánh sáng của công cuộc lao động sáng tạo khi con người biết thủy chung với rừng, biết làm bạn với đất đai. Sự sống ở Truông Bát vững chãi theo thời gian ví như thông reo, gió hát từ bạt ngàn màu xanh vô tận.

VĂN CHƯƠNG - NGỌC ÁNH

Theo báo hà tĩnh


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60641979

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July