Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Hồ Đức Việt, niềm tự hào của quê hương Hồ Đức Việt, niềm tự hào của quê hương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, ngay từ thuở nhỏ, đồng chí Hồ Đức Việt - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Đảng... đã thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương và dòng họ. Không chỉ nổi tiếng bởi học hành giỏi giang, một thời được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An phát động phong trào “thi đua học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt”, ông còn góp phần làm rạng danh quê hương Nghệ An, một vùng đất khoa bảng từ bao đời nay...

Đồng chí Hồ Đức Việt sinh ngày 13/8/1947, trong một gia đình có 3 anh em trai vốn nổi tiếng hiếu học và giàu lòng yêu nước ở quê hương làng Quỳnh Đôi (huyện Quỳnh Lưu). Gia đình đồng chí có 4 đời liên tiếp đều có người hy sinh anh dũng vì Tổ quốc, quê hương.

Đầu tiên là cụ Hồ Bá Ôn – nguyên là Án sát Thành Nam Định. Lúc Tây đánh thành chiếm miền Bắc lần thứ 2, cụ đã chỉ huy quân lính anh dũng bảo vệ thành và bị thương nặng. Về quê dưỡng thương được ít lâu, cụ mất vào năm 1883. Sau này, cụ Hồ Bá Kiện – con trai trưởng cụ Hồ Bá Ôn trong lúc hoạt động cách mạng, thành lập Hội Duy Tân, Quang phục hội cũng bị thực dân Pháp bắt và bị lưu đày qua nhiều nhà tù, nhưng vẫn kiên cường bất khuất lãnh đạo anh em tù binh đứng dậy khởi nghĩa chống lại bọn cai tù. Kết quả là năm 1915, cụ cũng hy sinh trong lúc chống trả lại bọn thực dân Pháp. 

Đời thứ 3 liên tiếp trong gia đình có người hy sinh vì Tổ quốc là cụ Hồ Tùng Mậu – con trai cụ Hồ Bá Kiện. Đây là nhà chí sỹ yêu nước, cụ hoạt động cách mạng cùng thời với Nguyễn Ái Quốc, được xem là người bạn, người đồng chí thân thiết của Bác Hồ. Sau những năm tháng cống hiến lớn lao cho Tổ quốc, năm 1951 trên đường đi công tác từ Chiến khu Việt Bắc vào Thành phố Vinh, cụ đã bị máy bay Mỹ bắn và hy sinh.

Nối tiếp truyền thống của cha ông, sau này ông Hồ Mỹ Xuyên – người con trai duy nhất của cụ Hồ Tùng Mậu, là cha đẻ của đồng chí Hồ Đức Việt đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng từ lúc 16 tuổi. Năm 1948, trong một chuyến công tác ở Yên Bái, ông đã anh dũng hy sinh khi cậu con trai út Hồ Đức Việt mới tròn 1 tuổi. Nói về đồng chí Hồ Đức Việt, ông Phan Hữu Thịnh - chuyên viên cao cấp Ban Tuyên huấn Trung ương nhận xét: “Hồ Đức Việt sinh trưởng trong một gia đình rất hiếm ở nước ta có 4 đời liên tục hy sinh vì Tổ quốc. Anh là hậu duệ đời thứ 5 của gia đình này. Sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình như thế, nên anh Hồ Đức Việt nối tiếp truyền thống của gia đình, quê hương làng Quỳnh – một làng văn hiến của tỉnh Nghệ An và nổi tiếng khắp cả nước. Sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình như thế, nên Hồ Đức Việt với bản tính thông minh, anh đã hội tụ đầy đủ các tố chất, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, trở nên một người học rất giỏi, biết rất nhiều kiến thức về các lĩnh vực!”.

Truyền thống khoa bảng và hy sinh vì Tổ quốc của các thế hệ trước chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách và nghị lực phấn đấu để có được một Hồ Đức Việt là niềm tự hào của quê Nghệ. Thuở ấu thơ, đồng chí Hồ Đức Việt đã được bà nội và mẹ kể cho những câu chuyện của thế hệ cha ông đi trước, qua đó góp phần hình thành nên nhân cách sống, sự phấn đấu và đức hy sinh của đồng chí. 

Trải qua những năm tháng học cấp 1, cấp 2 tại trường làng, Hồ Đức Việt học khóa học sinh đầu tiên của Trường cấp 3 Quỳnh Lưu trước đây và nay là Trường THPT Quỳnh Lưu 1. Dưới mái trường phổ thông, đồng chí đã nỗ lực học tập, rèn luyện và đạt được những thành tích cao. 

Đặc biệt, thời kỳ đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã phát động phong trào thi đua “Học tập, đuổi kịp và vượt Hồ Đức Việt” trong toàn thể học sinh các cấp học cả tỉnh. Từ phong trào này, đã tạo nên phong trào thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi và dấy lên niềm tự hào hãnh diện của người làng Quỳnh, nhất là những thế hệ học sinh khóa sau đồng chí Hồ Đức Việt.



Đồng chí Hồ Đức Việt tặng sổ tiết kiệm cho thương binh Hồ Xuân Hòa, xã Quỳnh Hoa, huyện Quỳnh Lưu.                                         Ảnh: Sỹ Minh

Cô giáo Hồ Thị Thủy - nguyên là Hiệu trưởng Trường THCS Hồ Tùng Mậu, học sau đồng chí Hồ Đức Việt 2 khóa. Theo lời cô kể thì ngay từ lúc mới nhập trường đã thấy khắp các lớp học có treo câu khẩu hiệu có nội dung cổ vũ học tập như Hồ Đức Việt. Cô Thủy nói: “Câu khẩu hiệu đó làm cho học sinh chúng tôi lúc ấy cũng là người làng Quỳnh, thấy rất tự hào. Chúng tôi luôn cố gắng học tập để theo tấm gương của anh. Vì anh Hồ Đức Việt học giỏi, ham học, kiên trì trong học tập, luôn sáng tạo và giúp đỡ bạn bè, nên được thầy cô và bạn bè yêu mến!”.

Sau này, khi đã tham gia hoạt động xã hội, được Đảng và Nhà nước giao phó nhiều trọng trách quan trọng, đồng chí Hồ Đức Việt cũng đã luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nhân dân và đồng chí, đồng đội tin yêu, mến phục. Dù ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn nêu cao phẩm chất của người con lớn lên từ quê hương, phát huy truyền thống cách mạng bao đời của gia đình, dòng họ và luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho quê hương, nhất là phát triển và gây dựng phong trào khuyến học tại địa phương. Hàng năm, vào các dịp lễ, tết hay có dịp về thăm quê, đồng chí đều dành thời gian để trò chuyện, gặp gỡ thầy và trò Trường PTCS Hồ Tùng Mậu để cùng các em học sinh ôn lại truyền thống quê hương, qua đó phát động phong trào thi đua học tập trong các em...

Một đời vì nước, vì dân, phấn đấu không mệt mỏi và làm rạng danh dòng họ cũng như quê hương - đó là những lời nói tốt đẹp nhất mà mỗi người dân đất Nghệ trân trọng dành cho đồng chí Hồ Đức Việt!

 

Lê Nhung (Đài Quỳnh Lưu)


  Các Tin khác
  + Sắc xuân trên Thành Vinh (21/01/2025)
  + Làng gì mà ngày nào cũng phát ra tiếng kêu tại Hà Tĩnh? (14/01/2025)
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66564651

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July