Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Vẹn nguyên kỷ niệm về Người Vẹn nguyên kỷ niệm về Người , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Tự hào 3 lần được gặp Bác

Đã bước sang tuổi 82, nhiều chuyện quên quên nhớ nhớ, nhưng ký ức những lần được gặp Bác Hồ mấy chục năm trước vẫn còn nguyên vẹn với  Đại tá Nguyễn Đình Chuân. Ông coi đó là niềm vinh dự, tự hào và may mắn trong cuộc đời quân ngũ hơn 40 năm của mình… Chúng tôi đến xóm 18, xã Nghi Phú (TP. Vinh) tìm gặp ông Nguyễn Đình Chuân. Ông sinh năm 1931, tại xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Học xong lớp Đệ tam, chàng thanh niên 19 tuổi Nguyễn Đình Chuân tình nguyện đăng ký vào quân ngũ để được tham gia chiến đấu đánh đuổi giặc Pháp. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), ông có mặt trong Trung đoàn Pháo cao xạ của Đại đoàn 351 tham gia chiến dịch từ lúc mở màn đến giờ phút toàn thắng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông từng tham gia chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), và giữ chức vụ Trung đoàn trưởng trong trận chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Rồi ông tham gia các lớp đào tạo sỹ quan cao cấp, trở thành cán bộ Học viện Chính trị quân sự, trở về Quân khu 4 giữ chức Chủ nhiệm Phòng không. Năm 1988, ông nghỉ hưu với quân hàm Đại tá. 

Theo lời kể của Đại tá Nguyễn Đình Chuân, lần đầu tiên ông được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1953, tại một khu rừng nứa ở huyện Đoan Hùng - Phú Thọ. Chiến dịch Tây Bắc giành được thắng lợi, một buổi tối Bác và đồng chí Nguyễn Chí Thanh cưỡi ngựa đến thăm Đại đoàn 351. Hay tin Bác đến, mọi người trong đơn vị ai cũng vui mừng, phấn khởi, cùng giơ cao bó đuốc để nhìn rõ vị lãnh tụ kính yêu và cùng hô vang: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Bác xuống ngựa, nhắc nhở nhẹ nhàng: “Các cô, các chú hạ đuốc kẻo cháy lán, lộ bí mật doanh trại sẽ không an toàn”. Vào hội trường, Bác liền hỏi: “Chị em phụ nữ ở đâu cả rồi?”. Đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy Đại đoàn gọi các chiến sỹ nữ vào, ai cũng vui sướng khi được lại đứng gần Bác. Bác lại hỏi: “Các cháu gái có nói gì không?”. Thấy tất cả im lặng, Bác nói: “Các cháu gái phải cảm ơn các cháu trai đi chứ, giỏi chiến đấu, sản xuất, vừa phải giỏi cả ngoại giao”. Lúc ấy, cả hội trường cười vang và vỗ tay tán thưởng.

Lần thứ 2, ông Chuân được gặp Bác Hồ là đầu tháng 10/1954, sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Ông cùng đơn vị về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Đơn vị ông được chọn tham gia duyệt binh chào mừng ngày Thủ đô giải phóng (10/10/1954). Đang làm nhiệm vụ ở sân bay Bạch Mai, nghe tin Bác Hồ và đồng chí Văn Tiến Dũng sẽ ghé thăm, ai cũng mừng vui háo hức và chỉnh đốn hàng ngũ chỉnh tề. Bác đến, tươi cười, cầm mũ vẫy chào, ánh mắt thiết tha, gần gũi và chứa chan tình cảm.

Hơn 14 năm sau, ông Nguyễn Đình Chuân lại vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 3. Đó là vào ngày 16/2/1969, đúng vào ngày mồng 1 Tết Kỷ Dậu, Bác Hồ cùng các đồng chí Văn Tiến Dũng, Nguyễn Lương Bằng đến chúc Tết tại hội trường Quân chủng Phòng không - Không quân. Bộ Tư lệnh và cơ quan quân chủng, đại diện các đơn vị vô cùng vui sướng chờ đón Bác. Buổi gặp gỡ này, ông và đồng đội được nghe Bác nói chuyện, hỏi han, tuyên dương và dặn dò thật nhiều điều quý giá. Lúc ra về, Bác vẫy tay chào và nói: “Một lần nữa chúc các cô, các chú năm mới cố gắng mới, tiến bộ mới...”. Ai cũng xúc động rưng rưng nước mắt vì thương Bác, vì lúc ấy trông Bác già yếu lắm rồi. Và đó cũng là lần cuối cùng Bác đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân...

Ông Nguyễn Đình Chuân tâm sự: “Được gặp Bác là cả một niềm vinh dự lớn lao trong cuộc đời. Mỗi khi được nghe Bác dặn dò, tôi luôn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu lập công để không phụ tấm lòng vị cha già của dân tộc. Tôi đã được phong tặng 12 huân chương các loại. Ông “khoe” mình đang giữ một “bảo vật”, đó là cuốn sách Hồ Chủ tịch với bộ đội Phòng không - Không quân.

Cầm cuốn sách, ông Chuân lật nhẹ từng trang, đôi mắt chợt sáng lên khi được gặp lại hình ảnh Bác Hồ. Chúng tôi “đọc” được trong ánh mắt ấy có niềm vui sướng và xúc động, niềm kính trọng và nhớ thương.

Bác thăm Nhà máy dệt 8/3

Ngày 8/3/1965, Bác Hồ bất ngờ đến thăm cán bộ, công nhân Nhà máy dệt 8/3 đóng ở quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Từ Phủ Chủ tịch, Bác Hồ xuống thẳng khu nhà tập thể của công nhân ở Quỳnh Mai. Bác vào thăm chỗ ăn, chỗ ở của công nhân trước, vào nhà ăn tập thể, xem chỗ đun nấu có rộng, thoáng không, có phòng cháy, chữa cháy tốt không; than củi có đủ không, có đảm bảo sức khỏe công nhân không?



Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1965. (Ảnh tư liệu)

Vào thăm nhà trẻ, thấy có 2 cháu đang ngồi trên ghế bô, Bác bế 2 cháu lên, ẵm mỗi cháu một bên. Bác nói với cô giữ trẻ và mọi người: “Để các cháu ngồi thế này, dễ bị ngã. Phải lấy cái tã, vòng vào người cháu và quấn tã vào cái cột, hay chân giường, chân bàn, thì cháu ngồi mới vững, không bị ngã, không vẹo người, gù lưng”.

Căn dặn các cô giữ trẻ xong, Bác vào mấy căn hộ, xem nhà cửa, chỗ ăn ở, thăm, hỏi và dặn dò mọi người cần ở, ăn sạch sẽ. Sau đó, Bác ra quan sát nhà vệ sinh, nhà tắm của khu tập thể. Quan sát đường đi lối lại, môi trường sống của công nhân cả khu tập thể này. Rồi Bác xem cầu thang đi lại có dễ dàng không. Đến chỗ cầu thang nhà A1, thấy nhiều người từ các khu tập thể ùa đến đứng chật kín bên Bác, có các đồng chí lãnh đạo Nhà máy, Bác hỏi chị Thái Bảo (Bí thư Đảng ủy), đứng bên chị Nguyễn Thị Nhã (Giám đốc Nhà máy):

- Cô làm gì ở đây?

Chị Thái Bảo thưa với Bác:

- Thưa Bác, cháu là Bí thư Đảng ủy Nhà máy ạ!

Bác nói:

- Là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc, là lãnh đạo Nhà máy, mà các đồng chí để nơi ở, nơi ăn, sân, nhà xí, nhà tiểu, nhà tắm của công nhân thế này? Không được rộng thoáng, không sạch sẽ, các đồng chí nghĩ thế nào, phải làm gì? Cảnh quan, môi trường cũng cần làm cho xanh tươi, đẹp đẽ, sạch sẽ chứ?

Mọi người lắng nghe, như nuốt từng lời Bác dặn. Chị Thái Bảo hứa với Bác, cố gắng làm đúng lời Bác nhắc nhở, căn dặn.

Nói xong, Bác đi ra sân. Mọi người quây quần bên Bác và hô to:

- Hồ Chủ tịch muôn năm! Bác Hồ muôn năm!

Bác vui cười, vẫy tay, và hai tay nắm vào nhau giơ cao; mọi người im lặng, rồi Bác bảo mọi người đứng bên Bác, trên sân để nghe Bác nói chuyện. Bác nói:

- Hôm nay, ngày Nhà máy làm lễ khánh thành và Ngày Quốc tế Phụ nữ, Bác đến thăm và chúc sức khỏe các cô, các chú; thăm nơi ở, bếp ăn, nơi vệ sinh và nhà trẻ. Bác thấy lãnh đạo và công nhân ở đây đã cố gắng, nhưng còn kém, chưa như Bác mong muốn. Vậy cần làm gì để đời sống các cô, các chú tốt hơn?

Mọi người đồng thanh:

- Chúng cháu phải thực hiện lời Bác ạ! Phải giữ gìn vệ sinh gia đình và nơi công cộng; phải luôn tổng vệ sinh khu tập thể ạ!

Bác vỗ tay và nói:

- Các cô, các chú hứa làm như thế là tốt, cố gắng nhé, làm đúng lời hứa đấy!

Nói xong, Bác vẫy tay chào mọi người; vừa vẫy tay, Bác vừa đi ra đường phố 8/3 rồi lên xe, sang khu Trụ sở thăm lãnh đạo Nhà máy và công nhân các phân xưởng.

Sang Nhà máy, khi đã chiều tà, Bác xuống xe, đi thẳng vào chỗ ở, làm việc của cán bộ, công nhân, rồi xuống xem bếp ăn, xem xét nơi vệ sinh. Xem xét chỗ nào, Bác cũng góp ý, phê phán các mặt chưa tốt và nhắc nhở lãnh đạo, công nhân viên phải khắc phục nhanh các mục còn kém, để làm cho đời sống cán bộ, công nhân tốt hơn, có sức khỏe tốt và vui vẻ, yên tâm, phấn khởi công tác, sản xuất…

Hình ảnh Bác về thăm Nhà máy và những lời Bác khen ngợi, lời phê bình nhắc nhở, lời căn dặn cán bộ, công nhân Nhà máy dệt 8/3 còn nguyên trong trái tim mỗi người; luôn làm mọi người xúc động, ghi ơn, nhớ thương!

 

Công Kiên - Nguyễn Tiến Bình (Hà Nội) 

Theo Baonghean.vn


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60212234

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July