Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Về thăm làng Chùa - quê ngoại của Bác Hồ Về thăm làng Chùa - quê ngoại của Bác Hồ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(VOV) – Làng Kim Liên (Làng Sen) là quê nội của Bác Hồ nhưng làng Hoàng Trù, tức làng Chùa, quê ngoại mới là nơi Người chào đời.

 

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành.

 

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép – ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt.

 

 

 

Làng Chùa quê ngoại Bác Hồ - một không gian ngập tràn màu xanh cây cối, giản dị, bình yên

Cụ Hoàng Đường (1835-1893), ông ngoại Bác Hồ sinh trưởng trong một gia đình Nho học truyền thống. Cụ làm nghề dạy học và đề cao sự nghiệp giáo dục, trồng người. Cụ bà Nguyễn Thị Kép làm ruộng và dệt vải. Hai cụ có hai người con gái; bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu Bác Hồ - là con gái đầu lòng.

 

Vào dịp Tết Mậu Dần, năm 1878, cụ Hoàng Đường trên đường đi chúc Tết, đã gặp một cảnh tượng cảm động: Một chú bé ngồi trên lưng trâu mải mê đọc sách. Chú bé đó là Nguyễn Sinh Sắc; mồ côi cả cha và mẹ từ năm 4 tuổi; ở cùng người anh cùng cha khác mẹ. Cảm thương hoàn cảnh và quý trọng đức hiếu học, cụ Hoàng Đường đã xin phép họ Nguyễn Sinh, đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó, Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Nguyễn Sinh Sắc được sự dìu dắt, dạy bảo của cụ Hoàng Đường, càng học càng sáng dạ, thông minh, nổi tiếng khắp vùng; cùng nhiều đức tính tốt nên được cụ ông, bà Hoàng Đường yêu quý như con đẻ. Và tới năm 1881, khi Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ đã thể hiện tình thương yêu và thiện ý chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể đầu lòng. Lễ hứa hôn của chàng học trò Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan đã được tổ chức trong ngôi nhà 5 gian của cụ Hoàng Đường. Và hai năm sau, năm 1883, hai người chính thức thành hôn.

 

Ngôi nhà này đã chứng kiến sự miệt mài đèn sách của người học trò Nguyễn Sinh Sắc, sự tần tảo thuỷ chung của người vợ; sự ra đời và tuổi ấu thơ của những đứa con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ cử nhân trường Nghệ. Năm 1895, ông vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi, song không đậu; tiếp tục học ở Trường Quốc Tử Giám ở Huế để ôn luyện. Thời gian này ông đã đưa cả vợ và hai con trai vào Huế cùng chung sống. Đây là những năm tháng vất vả và khó nhọc của cả gia đình. Sau khi sinh người con thứ tư (1900), bà Hoàng Thị Loan đã qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2/1901). Khi đó người con trai thứ ba là Nguyễn Sinh Cung mới 11 tuổi và người con út mới vài tháng tuổi. Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống.

 

Ba tháng sau, tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc gửi con lại cho bà ngoại, rồi lại vào Huế dự thi. Và ông đã báo đáp được ân nghĩa nuôi dạy của nhạc phụ, nhạc mẫu; tấm tình thuỷ chung tần tảo của người vợ quá cố; kỳ thi này ông đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt).

 

Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con đã tạm biệt làng Hoàng Trù, trở về quê nội – Làng Kim Liên (Làng Sen) để vinh quy bái tổ.

 

Khu di tích Hoàng Trù, ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính nơi đây Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương; được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao; để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá của đất nước Việt Nam./.
 

Lối vào với cổng ngõ đơn sơ như bao vùng quê trên đất nước Việt Nam.

 

Ngôi nhà tranh 5 gian của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép, ông bà ngoại Bác Hồ. Trong ngôi nhà tranh này, năm 1868, bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ -  đã chào đời.

Xuất thân trong một gia đình Nho học truyền thống và làm nghề dạy học nên ngôi nhà 5 gian thì 3 gian nhà phía ngoài được cụ Hoàng Đường dành làm nơi dạy học và tiếp khách

 

Gốc mít sau ngôi nhà 5 gian – nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm thời thơ ấu của Bác Hồ

 

Ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân. Họ Hoàng Xuân vốn phát tích từ thôn Vân Hội,xã Hoàng Vân, tổng Yên Lạc, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Nội, xã Châu Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên). Đây là một dòng họ có truyền thống hiếu học. Thế hệ thứ 6 của dòng họ này có người con là Hoàng Nghĩa Kiều (1540-1587) được vua Lê giao chức tổng binh sử tư xứ Nghệ An. Đây là nguồn gốc chi nhánh họ Hoàng Xuân ở xứ Nghệ.

 

Ngôi nhà thờ có 3 gian, 1 gian chính và 2 gian phụ. Theo dấu tích còn khắc ghi trên kiến trúc, thì công trình được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 34, tức năm Tân Tỵ - 1881. Sau khi đưa Nguyễn Sinh Sắc (thân phụ Bác Hồ) về nuôi và cho ăn học được 3 năm, cụ Hoàng Đường đã cho dựng ngôi nhà thờ này. Ban đầu ngôi nhà thờ lợp mái tranh, đến năm 1930 thì được tu sửa và lợp ngói

 

Phía trái ngôi nhà 5 gian của ông bà ngoại Bác Hồ (theo hướng nhìn từ ngoài vào) là ngôi nhà của thân phụ và thân mẫu Bác Hồ

 

Đây là ngôi nhà tranh 3 gian, phía sau có một gian nhà bếp. Ngôi nhà được cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép dựng năm 1883, vào dịp lễ thành hôn của con gái Hoàng Thị Loan và con rể Nguyễn Sinh Sắc

 

Gian nhà ngoài này là nơi nghỉ của ông Nguyễn Sinh Sắc. Ở đó có một bộ phản...

 

...và chiếc án thư cùng hai chiếc ghế. Nơi đây là khởi đầu của sự nghiệp đèn sách và cuộc đời khoa cử của ông Nguyễn Sinh Sắc, dưới sự giảng dạy, chỉ bảo của cụ Hoàng Đường

 

Hai gian nhà này là nơi ở, sinh hoạt của bà Hoàng Thị Loan và các con

 

Ở gian thứ ba có bộ khung cửi dệt vải mà bà Hoàng Thị Loan đã dùng để sống, nuôi chồng ăn học, nuôi con. 

Chiếc rương gỗ để ở gian giữa. Đây là món quà ông bà ngoại Bác Hồ đã cho ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi ra ở riêng trong ngôi nhà này vào năm 1883

 

Phía trong chiếc rương sát vách sau nhà là chiếc giường nhỏ đơn sơ bằng gỗ xoan, thang tre, liếp nứa, chiếu mộc. 

  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60661145

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July