Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Cuộc di dời về Hà Tĩnh của Hoàng hậu Bạch Ngọc cuối TK XIV, một sự lựa chọn sáng suốt mang tính chiến lược - Trần Quang Trung Cuộc di dời về Hà Tĩnh của Hoàng hậu Bạch Ngọc cuối TK XIV, một sự lựa chọn sáng suốt mang tính chiến lược - Trần Quang Trung , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Sau gần 200 năm trị vì đất nước, vương triều Trần đã xây dựng nước Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh với một nền văn minh rực rỡ đạt tới đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam. Thế nhưng vào cuối thế kỷ XIV, sau khi vua Trần Duệ Tông qua đời năm 1377, nhà Trần suy yếu. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, không thu phục được lòng dân đã đưa đất nước Đại việt sa vào cảnh lâm nguy.

 Lợi dụng tình hình đó, quân Minh mượn cớ thương thuyết với Hoàng hậu khôi phục nhà Trần kéo quân sang đất nước ta. Dưới chiêu bài khôi phục nhà Trần, quân Minh đã cử Trương Phụ dẫn đầu ngày càng tiến sâu vào đất nước ta. Điều đáng quan ngại là không ít người đã không sớm thấy được ý đồ đen tối của quân xâm lược. Đây cũng là điều gây phiền toái cho các quan lại nhà Trần còn lại trong đó có hoàng hậu Bạch Ngọc và đội ngũ những người thân cận. Có thể nói , bước ngoặt lịch sử mới đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết một cách chính xác và kịp thời. Nhìn lại tiến trình lịch sử càng ngày càng sáng tỏ những sự lựa chọn, quyết định sáng suốt, có ý nghĩa chiến lược của Hoàng hậu nhà Trần lúc bấy giờ. Chúng ta có thể thấy rõ một số lựa chọn, quyết định của Hoàng hậu mà giá trị trường tồn theo năm tháng như sau:

Trước hết Hoàng hậu Trần Thị Ngọc Hào đã có quyết định sáng suốt là tổ chức một cuộc di dời về phương Nam chọn vùng núi quê hương Hà Tĩnh làm chỗ đứng chân. Đoàn tùy tùng của Hoàng hậu và con gái Huy Chân gồm hơn 572 người đã tổ chức một cuộc rút lui khỏi kinh thành đầy gian nan khổ cực. Mọi thành viên của đoàn phải giả cách ăn mặc người tu hành để trốn khỏi kinh thành về quê hương. Sau 50 ngày đêm vất vả, không quản đường xá xa xôi đoàn người của bà Bạch Ngọc mới về đến quê nhà. Cuộc hành quân gian nan đã làm cho lực lượng hao mòn khá lớn lúc này chỉ còn 172 người. Tuy vậy cuộc rời bỏ chốn kinh đô này có thể là kết quả của một sự  lựa chọn vô cùng có ý nghĩa. Bởi trong một bối cảnh khốn cùng như vậy vẫn có rất nhiều phương án lựa chọn khác nhau. Trong đó ở lại hợp tác với nhà Minh để duy trì triều Trần là phương án đơn giản nhất. Tuy nhiên Hoàng Hậu Bạch Ngọc đã không làm như vậy. Bà đã lựa chọn một sự rút lui thầm lặng. Sự chọn lựa này trước hết cho thấy một thái độ kiên quyết và bất hợp tác với giặc; không thể cùng chung sống với kẻ xâm lược. Hoàng hậu Bạch Ngọc đã gác quyền lợi riêng tư dòng họ để tìm cuộc sống mới đầy cam go gian khổ nơi thâm sơn cùng cốc. Dù phải gian khổ hy sinh thì sự di dời của đội quan theo bà cũng ý thực được bản lĩnh và ý chí của Nhà Trần quyết tâm xây dựng lại cơ đồ để khi có điều kiện chung tay chống giặc ngoại xâm, giữ gìn nền độc lập dân tộc. Hai là, chính việc lui quân xây xựng hậu phương mới trong thế bất khả kháng với quân thù cho thấy bà đã có suy nghĩ rất đúng rằng muốn tiếp tục cuộc kháng chiến lâu dài phải có một hậu phương vững mạnh. Bởi chính hậu phương luôn là yếu tố quyết định sự thắng lợi trên chiến trường, nên đây là một sự chọn lựa đúng đắn có ý nghĩa lâu dài.

Tuy nhiên trong sự rút lui của lực lượng hoàng gia họ Trần thì điểm dừng chân cũng là điều cần cân nhắc cẩn trọng. Dời lên phía Bắc, chắc chắn sẽ không thuận tiện vì dễ đối mặt với lực lượng quân Minh lớn mạnh. Vì thế, đội quân Hoàng hậu nhà Trần  đã quyết định hướng về vùng núi phía Tây Hà Tĩnh. Ngoại trừ yếu tố vùng đất quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của chính bà Trần Thị Ngọc Hào, thì đây còn phải nghĩ tới một vùng rừng núi có vị trí chiến lược quan trọng. Nơi đây khí hậu khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều không phải thuận lợi, dễ dàng để kẻ thù đàn áp thống trị. Nhưng đây lại là nơi có yếu tố thiên thời cho việc tổ chức kháng chiến. Vùng rừng núi Hà Tĩnh là một vùng hiểm trở, có sông sâu núi cao để thuận bề xây dựng hậu cứ. Hà Tĩnh lại hẹp chiều ngang nên vừa gần núi vừa gần biển, vừa thuận tiện cho các đầu mối giao thông có thể thông thương Nam Bắc hoặc khi cần thiết có thể di chuyển sang nước Ai lao không mấy khó khăn. Không chỉ có núi rừng hiểm trở vùng đất này còn độ phì nhiêu có thể làm ăn phát triển xây dựng hậu cần cho cuộc kháng chiến lâu dài. Chọn vùng đại ngàn Hà Tĩnh, dừng chân ở núi Cóc và núi Trà Lập, với chủ trương khai hoang lập ấp, chiêu tập lực lượng, chiêu dụ dân chúng là điều khả dĩ. Bởi vậy chỉ mấy năm sau bà đã cùng mọi người lập trại tăng gia sản xuất, xây nên một trang trại rộng lớn trong một vùng đất rộng lớn.  Vùng đất của Bà Hoàng hậu xây dựng đã có tới 45 thôn xã trang ấp được thiết lập trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện là Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Hương Khê.  Cả một vùng rộng lớn không ngừng được được mở mang từ Lâm Thao - Hòa Duyệt - Thượng Hạ Bồng (nay là huyện Vũ Quang), Đông Công và dọc núi Trà Sơn (huyện Đức Thọ), Ân Phú - Sơn Trà - Sơn Long (huyện Hương Sơn) đến Thượng Nga Lại Thạch (huyện Can Lộc). Sau một thời gian trang trại của Hoàng hậu Bạch Ngọc đã có trên 3000 dân và khai phá được 3965 mẫu ruộng. Điều này cho thấy điểm dừng chân không chỉ có nghĩa là cuộc rút lui bảo toàn lực lượng, mà chính kết quả này cho thấy đội quân đang có sự chuẩn bị mới cho một cuộc kháng chiến lâu dài. Nhìn vào thực tế lịch sử, ngay cả khi đại quân cuộc khởi nghĩa lớn vẫn có lúc quân lương cạn kiệt, lại bị kẻ địch càn quét, thì mới thấu hiểu ý nghĩa chiến lược của việc tổ chức khai hoamg lập ấp của Hoàng hậu Bạch Ngọc.

Một điểm nữa cũng cần nói tới khi hoàng hậu Bạch Ngọc chọn xây dựng vùng hậu cứ Hà Tĩnh. Ở đây Hoàng hậu Bạch Ngọc đã chọn lựa một vùng có nguồn nhân lực dồi dào tiềm năng chống giặc ngoại xâm. Rõ ràng đại bản doanh của Hoàng hậu không chỉ có thiên thời, địa lợi mà còn nhân hòa. Người dân ở đây nổi tiếng chịu khổ, trung kiên, anh dũng trong việc chống ngoại xâm; là chiếc nôi cách mạng của nhiều triều đại. Hà Tĩnh từng là điểm khởi phát của đội quân Mai Thúc Loan chống nhà Đường, chấm dứt gắng nặng về sự cống nạp của người dân.  Để rồi:                

“Đường đi cống vải từ nay đứt

Dân nước đời đời hưởng phúc chung”

Trong những năm đầu của thời kỳ Lý –Trần nhân dân Hà Tĩnh đã thường xuyên đóng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ lãnh thổ phương Nam của tổ quốc, đánh bại các cuộc xâm lấn của của các thế lực Chân Lạp, Chămpa.  Hà Tĩnh cùng với Nghệ An luôn là nơi cung cấp sức người, sức của cho mọi cuộc kháng chiến, trở thành chổ dựa vững chắc cho những cuộc huy động nhân tài, vật lực có phiên hiệu phục vụ các cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương. Suốt những năm kháng chiến của Nhà Trần chống quân Nguyên Mông, Hà Tĩnh luôn luôn là nơi dự trữ quân lương của cuộc kháng chiến.  Vua Trần Nhân Tông đã từng tự hào khi nhắc lại rằng:           

“Cối kê chuyện cũ ông nên nhớ

  Hoan Diễn còn kia chục vạn quân”

Trong những năm tháng người dân theo Hoàng hậu Bạch Ngọc khai hoang, lập ấp; tại Hà Tĩnh vẫn đang dấy lên nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược mà những người cầm đầu đã từng làm quân thù lo sợ. Phải kể tới là Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Biểu, Phan Liêu, Lê Bôi, Nguyễn Tuấn Thiện... Đây cũng là môi trường thuận lợi cho việc xây dựng vùng hậu cứ của đội quân nhà Trần. Điều này thể hiện sự sáng suốt lựa chọn vùng hậu cứ của nhà Trần khi lịch sử càng cho thấy vùng đất này mãi về sau đã xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử, nhiều lãnh tụ tiêu biểu của dân tộc ta.

Nói về sự di dời của Hoàng hậu Bạch Ngọc không thể không nói tới sự thành công trong cách thức tổ chức, xây dựng nơi đứng chân. Cuộc di dời cho thấy đây không phải là cuộc lánh nạn theo đúng nghĩa của nó. Ngay từ khi dừng chân Hoàng hậu đã cùng các thân tín triển khai ngay việc chiêu tập lực lượng, tổ chức ngay việc khai hoang, lập ấp và tiến hành khai khẩn đất hoang tạo nguồn lương thực thực phẩm. Có thể nhìn thấy sự tổ chức chặt chẽ và cẩn mật ở vùng hậu cứ  của Hoàng hậu. Một vùng rộng lớn và sôi động như thế nhưng cũng trong thời gian này, Ngô Cảnh Cẩn kéo quân tới cướp phá vùng trại đầu của họ Đỗ và tìm trang trại của bà nhưng không thể tìm thấy. Năm 1425, vua Lê Lợi kéo quân vào xứ Nghệ lấy vùng Hương Sơn lập căn cứ kháng chiến và xây dựng phòng tuyến chống giặc Minh. Chỉ sau khi có quan đại tướng Bùi Bị cùng Đinh Lễ - Đinh Bố đánh đuổi và giết chết Ngô Cảnh Cẩn, thì trang trại của bà và công chúa Huy Chân mới bắt đầu xuất hiện. Hoàng hậu Bạch Ngọc và công chúa Huy Chân mới nhận lời cùng Bùi Bị về gặp vua Lê Lợi. Tướng Bùi Bị đã đưa Hoàng Hậu Bạch Ngọc và Công chúa Huy Chân về yết kiến nhà vua. Trong bối cảnh này Hoàng hậu Bạch Ngọc lại có một quyết định sáng suốt mới là dâng tất cả lương thực chiến đấu, khí giới, tiền của mà quá trình bà đã tổ chức và tích lũy được trong nhiều năm cho triều đình. Chắc chắn mỗi lần nghĩ đến những ngày thánh cam go dựng cờ khởi nghĩa, những lúc quân lương khánh kiệt, bị quân thù bao vây và hình ảnh Lê Lai phải liều mình cứu chúa thì Lê lợi không thể không đánh giá cao về sự hợp tác và đóng góp quan trọng này vào sự thành công của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Cảm phục trước tinh thần chí khí của bà Bạch Ngọc, Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân đã lấy trang trại của bà làm hậu cứ và lập công chúa Huy Chân làm cung phi. Trang trại của Hoàng hậu Bạch Ngọc đã thành nơi tích lũy cung cấp quân lương và trở thành hậu cứ vững chắc cho cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của vua Lê Lợi đến ngày toàn thắng. Sau khi bình ngô đại cáo được tuyên cáo, vua Thái Tổ đã chấp thuận cho bà lập chùa Diên Quang (chùa Am) và chùa Tiên Lữ ỏ xã Đức Lập để Bà làm nơi tu hành. Bà về tu hành tại chùa Am ngày ngày tụng kinh niệm Phật cầu cho Quốc thái dân an, cầu cho vong linh các quân sỹ đã hy sinh cho đất nước được siêu thoát.

Hơn sáu trăm năm đã trôi qua, kể từ ngày Hoàng hậu Bạch Ngọc tổ chức cuộc di dời lịch sử từ Kinh đô Thăng Long về quê hương Hà Tĩnh, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới những giác độ khác nhau, để lại  nhiều bài học quý giá, những tấm gương sáng về tài năng, trí tuệ và phẩm giá con người cho hậu thế muôn đời. Trong khuôn khổ một cuộc tọa đàm hôm nay chỉ xin nêu một khí cạnh nhỏ về một vài sự lựa chọn, hay cao hơn là những quyết định sáng suốt mang tầm chiến lược của một Hoàng hậu anh minh trong một triều đại anh minh nhằm góp phần tỏ lòng mến mộ và ghi nhớ công lao đóng góp của Hoàng hậu Bạch Ngọc vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta./.

                   Theo Tạp chí Văn hoá Nghệ An


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60419691

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July