Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Bức ký họa chiến trường và niềm tự hào của một cựu chiến binh Bức ký họa chiến trường và niềm tự hào của một cựu chiến binh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

(Baonghean) Về nhiều xã ở huyện Yên Thành, nếu gặp các đồng chí cán bộ để hỏi thăm về ông Nguyễn Nhuận Kừu ở xã Phúc Thành thì hầu như ai cũng biết, bởi ông là một cán bộ hưu trí say sưa công việc địa phương. Còn nếu hỏi người dân vùng này thì không mấy ai không biết tiếng ông - một người ham mê cây cảnh, thích xem chọi gà có hạng. Bất kể ngày nắng hay ngày mưa gió lụt lội, nếu biết nhà ai tậu được cây cảnh đẹp, có con chim cảnh hay, có cặp gà sắp vào sới chọi nhau... là ông lên xe ngay.

Ông cho biết, điều làm nên nguồn năng lượng tinh thần luôn dồi dào trong con người ông để ông luôn nhiệt tình, tận tụy, trách nhiệm trong công việc cũng như giữ được những say mê trong cuộc sống chính bởi ông đã được rèn luyện bản lĩnh tinh thần trong những năm tháng tham gia quân ngũ ở chiến trường ác liệt. Trong những năm tháng đó, ông đã có một kỷ niệm vô cùng sâu sắc - cũng là một niềm vinh dự, trong đời quân ngũ của ông, được gặp họa sỹ Thành Chương, được họa sỹ ký họa bức chân dung về ông ngay trên một cao điểm của chiến trường Trị - Thiên.

  

                                      Ông Nguyễn Nhuận Kừu hôm nay.


Trong nhật ký chiến trường của Đại tá Mai Thế Chính, nguyên Cục phó Cục Tuyên huấn của Tổng cục Chính trị, những ngày trung tuần tháng 6 năm 1970, ông và họa sỹ Thành Chương (lúc đó Mai Thế Chính là Trung úy, cán bộ tuyên huấn Bộ Tư lệnh Công binh; còn họa sỹ Thành Chương là chiến sỹ Trung đoàn Công binh 239 của Bộ Tư lệnh Công binh, họa danh là Trường Thanh) đã có chuyến đi đến Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 7 (thuộc Lữ đoàn 7 Công binh, Bộ Tư lệnh Công binh). Đại đội 4 anh hùng của Trung đoàn 7 anh hùng chiến đấu tại đường B70, cao điểm Đá Bàn, một trong những nơi quân và dân ta phải chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, để tìm hiểu thực tế và phản ánh về cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. 

Họa sỹ Thành Chương đã cùng sống chung cảnh cơm ăn ba bữa trong ngày cộng lại chỉ bằng một bữa đủ no, chiến sỹ phải cải thiện thêm đọt khủa, chuối xanh, canh môn thục để cầm cự, thế mà suốt ngày chặt cây, cuốc đất làm hầm, suốt từ sáng đến tối mịt làm đường, người thì gầy, da tái, sốt rét hoành hành liên miên. Trên đầu thì không mấy khi ngớt tiếng OV10 gọi loa chiêu hồi, tiếng trực thăng, phản lực, cán gáo, đại liên, cối và bom B52 rầm rầm lúc xa lúc gần. Thế mà trong hoàn cảnh đó, cán bộ và chiến sỹ ta vẫn bám trụ giữ vững trận địa, vẫn giữ được nét trẻ trung của những chàng trai tuổi mới ngoài đôi mươi, trong lòng luôn sáng ngời lý tưởng. 


Về với Đại đội 4 chỉ vẻn vẹn có mấy ngày ít ỏi để cùng sống với cán bộ chiến sỹ, cảm nhận về cuộc chiến tranh ở ngay tâm điểm ác liệt, họa sỹ Thành Chương đã thường xuyên được cao điểm Đá Bàn "tiếp khách" bằng tiếng bom cày, đạn xới, đất rung. Tự thân hiện thực khốc liệt ập đến liên hồi đã "kể", đã "nói" với họa sỹ rất nhiều những chuyện sâu xa về cuộc chiến mà cả dân tộc đang phải nhọc nhằn trải qua.  


Lạ thành quen, ông Nguyễn Nhuận Kừu còn nhớ rất rõ hình ảnh đêm trước của ngày Thành Chương chia tay với Đại đội 4, là một đêm rằm sương xuống nhiều, Thành Chương vẫn mắc võng trên nắp hầm ngồi hát bình thản trong khi tiếng pháo kích của địch vẫn cầm canh. Ngay trước giờ chia tay, đó là lúc chạng vạng tối của ngày 20/6/1970, dường như có một thôi thúc mãnh liệt nào đó từ trong sâu thẳm, Thành Chương đã bất ngờ đề nghị Nguyễn Nhuận Kừu ngồi trên nắp hầm để ông vẽ chân dung. Thành Chương đã thực hiện bức ký họa chân dung cho người chiến sỹ trẻ này trong một hoàn cảnh có lẽ ít có một họa sỹ nào hình dung nổi trước khi bước vào nghề, ngay cả Thành Chương sau này khi đã trở thành nổi tiếng mỗi khi nhớ lại cũng không khỏi xúc động xen lẫn ngạc nhiên. 



                  Nguyễn Nhuận Kừu - B Phó B2-C4 (1970) - Thành Chương.


Đó là lúc bữa cơm chiều với cây chuối nấu nước ma-gi và canh lá bứa đã dọn ra, anh em đang chờ người về cho đủ thì hàng loạt tiếng nổ chát chúa và sau đó là tiếng B52 ù ù như xay thóc ầm ập nhào đến. Sau đó là tiếng một chiếc F101 rẹt tới kiểm tra, tiếng trực thăng nã cối đại liên rạt rạt đốn cây đổ rừng. Mặc cho phản lực, mặc trực thăng, anh em vẫn ngồi trên nắp hầm vẽ và tán chuyện gẫu. Trong khi những sức mạnh hủy diệt hiện đại nhất và hung bạo nhất của kẻ địch đang dội xuống, thì ở phía dưới, chàng trai trẻ Thành Chương khi ấy mới 22 tuổi, đang dồn hết tâm lực để bắt cho được thần thái, dung nhan của chiến sỹ Nguyễn Nhuận Kừu - B phó B2 của C4 Anh hùng hiện dần lên sau mỗi đường nét chấm phá. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo về thời gian và hoàn cảnh, Thành Chương đã hoàn thành và bổ sung thêm một bức ký họa chân dung vào bộ ký họa chiến trường của ông. Để rồi sau này, họa sỹ Thành Chương cho biết, ông đã bán rất nhiều tranh nhưng những bức kí họa chiến trường thì ông không bao giờ bán cả. Và ông vẫn trân trọng lưu giữ những bức ký họa ấy như những kỷ vật của một thời, được ông coi như những báu vật, bởi nó nhắc nhở ông rất nhiều về cái giá phải trả cho cuộc sống thanh bình hôm nay.


Còn với Nguyễn Nhuận Kừu, sau quãng thời gian ngắn ngủi được cùng ăn cùng ở, cùng chung tiếng bom đạn chiến trường với đoàn khách ấy, ông lại tiếp tục cùng đồng đội rong ruổi dặm dài chinh chiến trên khắp nẻo đường Tổ quốc. Vượt qua tuyến lửa Trị - Thiên, vào sâu Sa Thầy, Đắc Tô, Tân Cảnh... của chiến trường B3, tham gia giải phóng Tây Nguyên, ông lại cùng đoàn quân chiến thắng tiến về giải phóng Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 đại thắng của toàn dân tộc! 



                                      Đào hầm (1970) - Thành Chương.

Vui niềm vui lớn của một chiến sỹ trong ngày vui chiến thắng, ông càng ý thức về trách nhiệm của một người lính Cụ Hồ đối với hoàn cảnh nước nhà mới được độc lập. Chưa kịp trở về sum họp gia đình, ông nhận tiếp các nhiệm vụ công tác mới của người lính thời hậu chiến, ông đã đi và hoàn thành các nhiệm vụ do tổ chức phân công mà không hề suy tính thiệt hơn, từ Cam Phúc, Cam Ranh, sang Campuchia, về Quân đoàn 3, sau đó chuyển sang Bộ Giao thông - Vận tải. Chiến tranh biên giới xảy ra, ông lại được điều đi làm cán bộ khung ở phòng tuyến hai, và chặng cuối cùng ông dừng chân trước lúc về hưu là Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước.

Trong những ngày đầu Thu se sắt gió heo may, được gặp và trò chuyện với ông Nguyễn Nhuận Kừu ngay tại ngôi nhà luôn lảnh lót tiếng chim và tươi tắn những sắc hoa tự tay ông chăm sóc, tôi thầm cảm phục ông, bởi dù đã ở độ tuổi "cổ lai hy" nhưng vẫn giữ được phong thái nhanh nhẹn, vui vẻ, cốt cách trẻ trung, sôi nổi. Ông cho biết, vẫn giữ liên lạc với họa sỹ Thành Chương, và dự định sẽ ra thăm họa sỹ và Việt Phủ Thành Chương (tư gia nổi tiếng của họa sỹ) trong một ngày không xa. Đồng thời, cũng là để thăm lại hiện vật gốc bức ký họa mà Thành Chương đã vẽ chân dung của ông trong những ngày tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời...

 

Ngô Kiên


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60375595

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July